Trung Quốc : Thà chịu mất mặt trước thiên hạ
Nếu được yêu cầu lựa chọn giữa lợi ích quốc gia và việc giữ gìn hình ảnh quốc tế của mình, Trung Quốc sẽ chọn “lợi ích quốc gia”, bao gồm cả vấn đề chủ quyền – hay nói nôm na là Trung Quốc thà chịu mất mặt, chứ không chịu để mất…tiền!
Biếm họa về việc Trung Quốc “bắt nạt” Philippines trên tờ Global Balita
Đó là nhận định của nhà bình luận Dingding Chen trên tạp chí The Diplomat (Nhật) mới đây.
Tác giả trích dẫn kết quả một khảo sát được hãng BBC World Service tiến hành gần đâycho thấy hình ảnh quốc tế của Trung Quốc trên không lớn lắm. Mặc dù trong năm nay, tỷ lệ bình quân số người được hỏi cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khá cân bằng, đều là 42%. Nhưng ở các quốc gia láng giềng Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, số người được hỏi xem Trung Quốc như một ảnh hưởng tiêu cực ở châu Á chiếm tỷ lệ áp đảo, lần lượt là 56% và 73%.
Qua khảo sát, phát hiện một điều thú vị hơn nữa là, càng ở các nước phát triển như Anh, Úc, đặc biệt là Đức, hình ảnh của Trung Quốc càng xấu xí hơn. Chỉ 10% người Đức có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, trong khi 76% số người được hỏi đánh giá ảnh hưởng của Bắc Kinh là tiêu cực.
Video đang HOT
Một câu hỏi tự nhiên mà người ta có thể nghĩ ngay ra là “Phải chăng Trung Quốc không quan tâm đến hình ảnh quốc tế của mình?”.
Khi hành động hung hăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, có vẻ như Bắc Kinh không mảy may quan tâm hình ảnh của mình trong mắt láng giềng châu Á. Nhưng điều này lại mâu thuẫn với những nỗ lực của Trung Quốc trong những năm gần đây để tăng cường quyền lực mềm và xây dựng một hình ảnh quốc gia tích cực trên thế giới.
Do đó, câu hỏi đặt ra là: nếu Trung Quốc không quan tâm đến hình ảnh quốc tế của mình, tại sao Bắc Kinh lại hành xử theo một cách mà nói nôm na là “tự bôi tro trát trấu”, tự gây tổn hại cho hình ảnh quốc gia của mình? Đây là một câu hỏi chính đáng, khi nhiều bằng chứng cho thấy, nhiều nước ở châu Á đang xem Trung Quốc như là một “kẻ bắt nạt” to lớn.
Có 3 nguyên nhân, hay giải thích cho sự mâu thuẫn giữa chiến lược xây dựng hình ảnh quốc gia của Trung Quốc và hành động cứng rắn của nước này gần đây.
Đầu tiên, có thể Trung Quốc không thực sự muốn theo đuổi ý tưởng về hình ảnh quốc gia hay quyền lực mềm. Theo logic hiện thực đang chiếm ưu thế ở Trung Quốc, vấn đề cốt lõi trong chính trị quốc tế là sức mạnh vật chất. Quyền lực mềm thường chỉ là một thứ phụ gia của sức mạnh vật chất. Vì vậy, các lãnh đạo Bắc Kinh có thể đã tán thành quan điểm “thà khiến người ta sợ còn hơn là được yêu mến” trong chính trị quốc tế. Nếu thật sự đây là lý do đứng đằng sau chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm gần đây thì không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc ít quan tâm quảng bá hình ảnh quốc gia của mình.
Lý do thứ hai là Trung Quốc cũng quan tâm đến hình ảnh quốc gia của mình, nhưng vấn đề là Bắc Kinh thiếu kinh nghiệm, thậm chí vụng về trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia của mình. Thật vậy, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào chính sách “ngoại giao công chúng”. Chỉ cần nghĩ về số tiền khổng lồ mà Trung Quốc đã chi cho Olympic Bắc Kinh 2008 để quảng bá hình ảnh tích cực của mình sẽ thấy rất rõ ràng rằng, Bắc Kinh muốn cho cộng đồng quốc tế thấy hình ảnh một đất nước đẹp đẽ, hữu nghị, đang “trỗi dậy hòa bình”. Tuy nhiên, các quan chức ở Trung Quốc, những người chịu trách nhiệm quảng bá hình ảnh quốc gia lại đi ngược với chính sách đó, do không đủ năng lực, hoặc giữa các Bộ, ban, ngành không có sự nhất quán.
Cuối cùng, việc bỏ bê hình ảnh quốc gia của Trung Quốc có thể được giải thích là do Bắc Kinh đã đặt lợi ích quốc gia lên trước hình ảnh trên trường quốc tế. Trung Quốc cũng coi trọng hình ảnh quốc gia, nhưng họ càng ham muốn về cái gọi là “chủ quyền” và “toàn vẹn lãnh thổ” hơn. Khi buộc phải lựa chọn giữa chủ quyền và hình ảnh quốc gia, Trung Quốc sẽ chọn cái đầu tiên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng phát biểu như vậy đầu năm nay: Trung Quốc sẽ bất chấp tất cả, không bao giờ hi sinh cái gọi là “lợi ích quốc gia cốt lõi”, bất kể trong hoàn cảnh nào!
Trong tương lai, Trung Quốc nên nhận thức được rằng, không thể phát triển cũng như cải thiện mối quan hệ với các nước khác với cách xây dựng hình ảnh đất nước như hiện tại.
Theo Năng Lượng Mới
Tiếp tục điều tra vụ nã đạn ở UBND TP Thái Bình
Dù đình chỉ quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã đối với Đặng Ngọc Viết, người xả súng trong trụ sở UBND TP Thái Bình, làm 4 cán bộ thương vong do hung thủ đã tự sát nhưng Công an Thái Bình vẫn tập trung làm rõ nguyên nhân vụ nổ súng.
Chiều ngày 19/9, Đại tá Trần Xuân Tuyết - Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình - cho biết trong quá trình điều tra, đến ngày 17/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh mới có đủ cơ sở để khẳng định khẩu súng colt do Trung Quốc sản xuất thu tại chùa Đông Sơn, thôn Dục Dương, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, Thái Bình chính là hung khí mà Đặng Ngọc Viết (SN 1971, trú tại số 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) đã dùng để bắn, làm 4 cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình thương vong vào chiều 11/9.
Theo Đại tá Tuyết, mặc dù cơ quan CSĐT đã đình chỉ quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã đối với Đặng Ngọc Viết nhưng Công an tỉnh Thái Bình vẫn tập trung chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ nổ súng.
Căn phòng làm việc của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình, nơi xảy ra vụ nổ súng
Theo tài liệu điều tra công bố ngày 17/9, khoảng 13 giờ 55 phút ngày 11/9, Đặng Ngọc Viết đi xe máy biển kiểm soát 17M8-5542, bất ngờ vào Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình dùng súng bắn vào đầu ông Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, là Phó giám đốc Trung tâm), và 3 cán bộ Trung tâm là Nguyễn Thanh Dương (SN 1975), Bùi Đức Xuân (SN 1975) và Vũ Công Cương (SN 1990). Đến 19 giờ chiều cùng ngày, nạn nhân Vũ Ngọc Dũng đã tử vong.
Quá trình điều tra, ngay trong chiều 11/9, cơ quan điều tra đã xác định được người gây án là Đặng Ngọc Viết và ra quyết định khởi tố bị can, truy nã Viết về tội Giết người.
Trong khi đang tập trung vây bắt hung thủ thì tối 11/9, lực lượng điều tra nhận được tin báo tại khu vực chùa Dục Dương, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Đặng Ngọc Viết đã tự sát bằng súng.
Ngay sau đó, Công an tỉnh cùng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có mặt tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Tại hiện trường nơi Viết tự sát, lực lượng công an thu 1 khẩu súng colt do Trung Quốc sản xuất với 3 viên đạn chì trong ổ đạn và 3 tút đạn.
Theo Tr.Đức (Người Lao Động)
Chung thân cho kẻ đốt vợ vì ghen tuông Ngày 18/9, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Duy Thịnh (35 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) tù chung thân về tội giết người. Bị cáo Thịnh Theo cáo trạng, trong thời gian đi cai nghiện ma túy tại Trung tâm cai nghiện Sông Thao (huyện Trảng Bom, Đồng Nai), Thịnh và chị Phạm Hương Thảo, nhân viên trung tâm cai...