Trung Quốc tăng viện trợ cho Philippines sau khi bị quốc tế “ném đá”
Trung Quốc sẽ tăng viện trợ cho Philippines để khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan, giới chức nước này cho biết sau những chỉ trích đối với khoản viện trợ ít ỏi ban đầu. Nhưng một số cư dân mạng Trung Quốc ngày 14/11 lại kêu gọi không viện trợ gì hết cho Philippines.
Dòng người xếp hàng dài chờ lên máy bay quân sự Mỹ để được sơ tán khỏi thành phố Tacloban ngày 13/11.
Trung Quốc và Philippines đang vướng vào cuộc tranh cãi kéo dài vì các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.
Manila đã cáo buộc Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền và tố các tàu Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough – mà Philippines cũng tuyên bố là của mình – kể từ năm ngoái.
Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – hôm 11/11 đã công bố khoản viện trợ nhân đạo 100.000 USD cho Philipines để giúp khắc hậu quả siêu bão Haiyan. Số tiền này ít hơn nhiều so với các nước khác và gây ra những chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Tạp chí Time ngày 13/11 đã đăng tải một bài viết với tiêu đề: “Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới viện trợ ít tiền lẻ mang tính xúc phạm cho Philippines, quốc gia bị bão tàn phá”.
“Chính phủ Trung Quốc đã tự biến mình trở nên xấu xí trước cộng đồng quốc tế”, bài báo viết.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho hay Trung Quốc sẽ cấp thêm 10 triệu nhân dân tệ (1,6 triệu USD) cho các nỗ lực cứu trợ dưới dạng chăn màn, lều bạt và các đồ dùng khác.
Video đang HOT
“Tất cả đồ dùng hiện đang được chuẩn bị và sẽ được chuyển tới chính Philippines sớm nhất có thể”, đại sứ quán cho biết trong một tuyên bố được đăng tải trên trang web.
Báo chí Trung Quốc và các cư dân mạng – nhiều người trong số họ mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc – đã có những quan điểm khác nhau về việc Trung Quốc nên phản ứng như thế nào với thảm họa tại Philippines.
“Nếu chính phủ Trung Quốc hào phóng với Philippines, điều đó sẽ làm tổn thương người dân Trung Quốc”, một cư dân mạng viết trên mạng xã hộiSina Weibo.
Một người khác viết: “Tôi nghĩ những gì Trung Quốc làm là hợp lý – sự thật đã chứng tỏ sự nguy hiểm của chính quyền Philippines. Sẽ là không hợp lý nếu chúng ta cho họ nhiều tiền. Thay vào đó, họ có thể sử dụng tiền để mua vũ khí từ Mỹ rồi tấn công chúng ta”.
Nhưng một số nhà bình luận đã cảnh báo rằng hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc khi giảm bớt viện trợ nhân đạo.
“Vị thế của một đất nước trên trường quốc tế không chủ dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế. Nó cũng được quyết định qua việc quốc gia đó nắm giữ bao nhiêu quyền lực mềm, trong đó có việc việc trợ nhân đạo”, tờ Thời báo Hoàn cầu viết trong một bài bình luận ngày 14/11.
Theo Dantri
Người sống sót sau bão: 'Tôi nghĩ đến sóng thần'
Một ngày sau bão Haiyan, mức độ khốc liệt của bão và các hậu quả của nó ở Philippines dần hiện ra với số thương vong nhiều khả năng tăng cao, nạn thiếu đói và tình trạng cướp bóc xuất hiện.
Một khu vực ven biển ở Iloilo, thành phố Visayas, miền trung Philippines bị ngập lụt. Ảnh:AFP.
Theo ước tính của Hội Chữ thập đỏ Philippines, hiện có khoảng 1.000 người thiệt mạng chỉ riêng tại thành phố Tacloban, và 200 người ở Samar, miền trung Philippines, những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão Haiyan. Sân bay gần biển của Tacloban bị những con sóng lớn vùi dập, không thể hoạt động. Một thành viên đoàn khảo sát của Bộ Quốc phòng Philippines cho hay đường băng bị hư hong nặng, và chỉ máy bay quân sự mới có thể dùng tạm sân bay cho việc cứu trợ mà thôi.
Một người đi nhờ chuyến bay từ Tacloban về Manila cho biết ông phải cuốc bộ 8 giờ đồng hồ trước khi đến được sân bay này, và trên đường đi ông nhìn thấy hàng chục xác chết, theo AP.
Floremil Mazo, một người dân ở tỉnh Davao Oriental, kể: "Những con sóng vô cùng lớn, khi tôi thấy chúng, tôi chạy vội và bảo hàng xóm chạy thật nhanh. Tôi nghĩ đấy là sóng thần". Bão Haiyan khi đổ bộ vào các đảo miền đông nam Philippines mang theo những con sóng ước tính 5-6 mét.
Tờ Inquirer cho biết, hầu hết các căn nhà ở ven biển và trong làng ở Iloilo, thành phố Visayas, miền trung Philippines đã bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng bởi gió to cùng những con sóng lớn. Cây cối, cột điện đổ ngang đường; mảnh vỡ, đổ nát của các công trình rơi vào ruộng lúa. Các công trình bằng bê tông như nhà thờ, trường học không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, chúng phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt do nước đang dâng cao.
Chủ tịch tỉnh Negros Occidental, ông Alfredo Maranon Jr., đã bật khóc khi thấy nhiều người nghèo trong tỉnh không còn nhà ở. Theo báo cáo từ Văn phòng Phát triển và Phúc lợi xã hội tỉnh Negros Occidental, tính đến 6 giờ sáng ngày 9/11, gần 60.000 người tại 24 thị trấn, thành phố trong tỉnh phải chịu ảnh hưởng của siêu bão, trong đó có 13.000 người được đưa đến các điểm tránh bão.
Các địa phương chịu ảnh hưởng của bão đang kêu gọi sự hỗ trợ để giúp người dân sống sót trước mức độ tàn phá quá lớn của cơn bão.
"Mức độ tàn phá quá lớn. Chúng tôi kêu gọi sự giúp đỡ từ chính quyền trung ương, các cơ quan và tổ chức quốc tế", chủ tịch tỉnh Iloilo, Raul Banias, phát biểu sau khi kiểm tra các nơi bị tàn phá nặng nề.
"Nếu bạn nhìn thấy sự tàn phá này, bạn sẽ khóc", chủ tịch tỉnh Capiz, Patrick Escalante nói. Tại tỉnh của ông, hàng nghìn nhà dân ven biển đã bị san bằng, hơn 250 tàu cá bị hỏng, sẽ gây khó khăn cho sinh kế của người dân sau này.
"Haiyan để lại nhiều hậu quả nặng nề hơn so với cơn bão Frank", chủ tịch tỉnh Aklan, ông Florencio Miraflores so sánh thiệt hại hiện tại so với năm 2008, sau khi cơn bão Frank đổ bộ. Ông ước tính phải mất một tháng đề khôi phục lại hệ thống điện ở đây.
Tại các thành phố gần Cebu, miền trung Philippines, nhiều chính quyền địa phương không hoạt động trở lại được bởi các tòa công sở bị hư hại nặng; nhiều trường học, trung tâm thể thao, thương mại bị thổi bay mái. Ở một thành phố, giới chức ước tính 90% nhà dân bị tốc mái; chỉ xe máy và xe đạp là các phương tiện có thể đi lại được bởi cây và cột điện đổ ngổn ngang đường phố.
Một nhà quay phim người Hong Kong đang ở Cebu, ông James Reynolds, choWSJ hay tình trạng cướp bóc và hôi của đang diễn ra tại thành phố này.
"Có nhiều người đang lôi các thi thể ra khỏi đống đổ nát", Reynolds kể. Ông cho biết đã nhìn thấy một số người cướp phá các hiệu thuốc và đồ điện tử.
"Có một tình trạng vô luật pháp ở đây. Tình hình có thể tệ đi bởi người ta ngày càng đói và khát, hiện hàng cứu trợ chưa đến đủ".
Ở thành phố Roxas, nhiều trung tâm mua sắm, nhà thờ và công sở bị ảnh hưởng. "Cả thành phố đều chịu thiệt hại. Tôi không nhìn thấy ngôi nhà nào không bị tổn hại cả", thị trưởng Ala Celino nói.
"Chúng ta hãy cùng mạnh mẽ lên. Chúng ta từng vượt qua nhiều thảm họa tương tự trong quá khứ. Hãy tiếp tục cầu nguyện. Hãy giữ an toàn", thị trưởng thành phố Cebu Hilario Davide III kêu gọi.
Theo VNE
Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo, TQ la lối "Biển Đông nguy cấp" Hoàn Cầu còn xuyên tac răng Viêt Nam se "căt đưt cac tuyến vân tai đương biên" băng tàu ngầm Kilo. Ngay 7/11/2013, Nga se chinh thưc bàn giao tau ngâm Kilo mang tên Ha Nôi cho Viêt Nam. Tơ Nciku cua Nga đanh gia phiên ban nay hiên đai hơn phiên ban Kilo ma Trung Quôc hiên đang sơ hưu. Tàu ngầm...