Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu dầu từ Iran bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Dự kiến, lượng dầu nhập khẩu từ Iran của Trung Quốc trong tháng 3/2021 sẽ đạt mức 856.000 thùng/ngày, tăng 129% so với tháng 2.
Trung Quốc dường như đang trở thành nhà nhập khẩu dầu hàng đầu của Iran, trong bối cảnh chính quyền Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Trong năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu trung bình khoảng 306.000 thùng dầu/ngày từ Iran, đạt tổng cộng 17,8 triệu tấn. Trong đó, khoảng 75% dầu được Trung Quốc nhập khẩu gián tiếp qua Malaysia, Oman hoặc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu dầu từ Iran bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ.
Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước tăng cao, lượng dầu nhập khẩu từ Iran vào Trung Quốc trong tháng này dự kiến sẽ nhảy vọt lên 856.000 thùng/ngày, tăng 129% so với tháng trước đó. Lượng dầu nhập khẩu của Iran tăng đột biến được cho là đã gây ra tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của Trung Quốc trong những ngày gần đây.
Lý do khiến Trung Quốc tăng mạnh lượng dầu nhập khẩu từ Iran do chi phí thấp, khi giá dầu của Tehran thường có giá thấp hơn giá dầu Brent từ 3-5 USD.
Video đang HOT
Trước đó, lượng “vàng đen” của Iran xuất khẩu sang châu Á, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã giảm mạnh kể từ cuối năm 2018 do các biện pháp trừng phạt của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế nhận định, việc Trung Quốc tăng mạnh lượng dầu nhập khẩu từ Iran trong vài tháng qua cho thấy xu hướng này có thể sẽ thay đổi dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Nhập khẩu từ Iran sang Trung Quốc không bao giờ ngừng hoàn toàn, song chắc chắn đã giảm. Tuy nhiên, Emma Li – nhà phân tích lưu lượng dầu thô của Refinitiv, cho biết: “Khối lượng dầu nhập khẩu từ Iran bắt đầu tăng từ quý IV/2020, trong đó tỉnh Sơn Đông là khu vực tiếp nhận hàng đầu cho thấy các nhà máy độc lập là nơi tiêu thụ chính”.
Mối quan tâm của Trung Quốc đối với dầu thô của Iran song hành với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Bắc Kinh và Tehran. Hai nước kỳ vọng sẽ đạt kim ngạch thương mại song phương lên 600 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Ngoài ra, sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc cố gắng làm tăng cường các mối quan hệ chính trị, kinh tế và chiến lược trong khu vực, với trọng tâm là ngành năng lượng.
Trong các giao dịch nhiên liệu gần đây với Trung Quốc, Iran đã được hoàn thành các giao dịch tài chính bằng ngoại tệ, chẳng hạn như đồng Euro, để tránh bị ràng buộc với đồng bạc xanh và lệnh cấm vận của Mỹ.
Hiện Iran chỉ cung cấp 3% trong tổng nguồn cung dầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau có thể thúc đẩy một thỏa thuận năng lượng mạnh mẽ hơn nếu Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Trung Quốc hiện đang là nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, với nhu cầu dầu khoảng 12 triệu thùng/ngày. Điều này khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trở thành một đối tác quan trọng để các quốc gia sản xuất dầu mỏ chủ chốt thiết lập quan hệ thương mại lâu dài. Mặc dù nhu cầu suy yếu do đại dịch Covid-19, nhưng nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng 32% trong tháng 1/2021.
Số liệu này cũng phản ánh xu hướng gia tăng nhu cầu nhiên liệu tại châu Á – khu vực được báo cáo tăng 7,5% lượng nhập khẩu dầu từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021.
Dường như sau nhiều năm quan hệ khó khăn với Iran, Trung Quốc và khu vực châu Á được dự báo sẽ sớm nối lại quan hệ đối tác năng lượng với quốc gia giàu dầu mỏ khi Tehran đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu đang phục hồi mạnh.
Nổ bom xe tại miền Tây Afghanistan, 7 người thiệt mạng
Giới chức Afghanistan cho biết tối 12/3, một vụ nổ bom xe đã xảy ra gần đồn cảnh sát ở tỉnh Herat, miền Tây nước này, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và 53 người bị thương.
Hiện trường một vụ đánh bom ở Kabul (Afghanistan), ngày 20/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tỉnh trưởng tỉnh Herat Sayed Abdul Wahid Qatali cho biết trong số những người thiệt mạng có cả phụ nữ và trẻ em. Các nạn nhân bị thương bao gồm dân thường và các nhân viên an ninh. Vụ nổ cũng làm hư hại nhiều ngôi nhà và cửa hàng. Lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để giải cứu những người mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Hiện chưa có nhóm nào nhận là thủ phạm, song giới chức địa phương cáo buộc Taliban đứng sau vụ tấn công. Phía Taliban chưa có bình luận gì về vụ việc.
Các cuộc hòa đàm giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban tại Doha, Qatar vẫn chưa đạt được tiến triển trong bối cảnh quốc tế kêu gọi giảm bạo lực tại quốc gia Nam Á này.
Sau khi nhậm chức vào tháng 1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu xem xét lại chính sách đối với Afghanistan, trong đó có thỏa thuận hòa bình đạt được vào đầu năm 2020giữa chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Donald Trump với Taliban.
Theo thỏa thuận này, tất cả lực lượng Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan trước tháng 5. Tuy nhiên, Washington đang trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi mà hạn chót đang đến gần nhưng Taliban không có dấu hiệu chấm dứt bạo lực tại Afghanistan.
Mỹ vừa chia sẻ với giới chức Afghanistan và thủ lĩnh Taliban về dự thảo kế hoạch hòa bình kêu gọi thay thế chính phủ hiện nay bằng một chính quyền lâm thời chia sẻ quyền lực cho đến khi có cuộc bầu cử theo Hiến pháp mới. Đề xuất của Mỹ nhằm khởi động các cuộc đàm phán bị đình trệ tại Doha (Qatar) giữa Taliban và một nhóm giới chức Afghanistan về giải pháp chính trị cho hàng thập kỷ xung đột đẫm máu.
Hiện Nga cũng tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Afghanistan thành lập một chính phủ lâm thời, trong đó có các thành viên của Taliban.
Mỹ ngừng thử nghiệm truyền huyết tương để chữa COVID-19 do không hiệu quả Mỹ tuyên bố ngừng thử nghiệm truyền huyết tương của người mắc COVID-19 đã khỏi cho bệnh nhân COVID-19 vì kết quả sơ bộ cho thấy phương pháp này không có hiệu quả. Huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục tại Trung tâm hiến máu Central Seattle, Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters Kênh CNBC (Mỹ) dẫn nguồn Viện Y tế Quốc gia...