Trung Quốc tăng mạnh ngân sách quốc phòng và những tín hiệu đáng ngại
Trước phản ứng của Nhật sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng 12,2%, lên khoảng 132 tỷ USD, Bắc Kinh hôm nay đã có phản ứng giận dữ. Dù vậy nhiều nhà phân tích cho rằng động thái của Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu đáng ngại.
Trong thông báo được người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc phát đi, nước này khẳng định việc tăng ngân sách quốc phòng 12,2% là vừa phải, và phù hợp với điều kiện kinh tế của nước này.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Qin Gang
“Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không phải những cậu bé hướng đạo sinh mang theo giáo mác. Một số người nước ngoài luôn mong Trung Quốc trở thành một cậu bé hướng đạo sinh. Nếu như vậy, làm sao chúng ta có thể bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới? Làm sao chúng ta có thể đảm bảo sự ổn định cho đất nước, khu vực và thế giới”, người phát ngôn Qin Gang giận dữ nói.
“Ngay cả có là một cậu bé hướng đạo sinh thì khi lớn lên, quần áo và giày cũ của cậu ta cũng không vừa nữa, và do đó cậu ta sẽ phải đổi sang những thứ lớn hơn”.
Trước đó hôm thứ Tư, chính phủ Trung Quốc tuyên bố kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng thêm 12,2%, lên 808,2 tỷ nhân dân tệ (132 tỷ USD) trong năm 2014. Không lâu sau đó, Nhật đã cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch về chi tiêu quốc phòng.
“Sự minh bạch của Trung Quốc về chính sách quốc phòng và năng lực quân sự, hay nói cách khác là sự thiếu minh bạch trong vấn đề này, đã trở thành một vấn đề lo ngại với cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản”, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định với báo giới.
Thực chi cao hơn công bố
Không chỉ Nhật, mà Philippines, một nước khác trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cũng muốn Bắc Kinh minh bạch hơn.
Video đang HOT
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng
“Mỗi quốc gia đều có quyền quyết định việc chi tiêu quân sự của mình. Tuy nhiên với quan điểm quyết đoán của Trung Quốc như cộng đồng quốc tế đã thấy, việc làm rõ sự gia tăng đáng kể chi tiêu quân sự sẽ giúp ích nhiều”.
Theo hãng tin AFP, quyết định tăng ngân sách quân sự của Bắc Kinh khiến cả các nước trong khu vực lẫn Washington không khỏi ngạc nhiên.
Phát biểu trước quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố: “Chúng ta sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của Trung Quốc”, và Bắc Kinh sẽ “thường xuyên chuẩn bị khả năng sẵn sàng cho chiến tranh”, “xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc biển”.
“Chúng ta sẽ bảo vệ chiến thắng của Thế chiến II và trật tự quốc tế hậu chiến tranh, và sẽ không cho phép bất kỳ ai đảo ngược tiến trình lịch sử”, ông Lý tuyên bố, sử dụng một cụm từ mà nước này thường dùng liên quan tới Nhật Bản.
Năm 2013, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 10,7% so với năm trước đó, trong khi tỷ lệ này ở các năm 2012 và 2011 cũng lần lượt là 11,2% và 12,7%.
Các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc trên thực tế còn chi cho quân đội nhiều hơn con số công bố. Lầu năm góc ước tính ngay từ năm 2012, Bắc Kinh đã chi khoảng 135 – 215 tỷ USD.
Chi tiêu quân sự của Mỹ vượt xa mức trên, và dẫn đầu thế giới, trong đó ngân sách năm 2014 được phê chuẩn ở mức 633 tỷ USD. Tuy vậy, Bộ quốc phòng nước này vừa công bố kế hoạch cắt giảm quân số thường trực xuống còn 440.000 – 450.000, thấp nhất kể từ Thế chiến II.
So với các nước trong khu vực, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc gấp 3 lần Ấn Độ, và nhiều hơn cả các nước láng giềng là Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam cộng lại.
Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không thay đổi quan điểm quyết liệt hơn trong các tranh chấp trong khu vực, Mathieu Duchatel giám đốc Dự án Trung Quốc và an ninh toàn cầu, tại Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm tại Bắc Kinh nhận định.
“Nếu bất kỳ ai trong khu vực có động thái liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, câu trả lời đáp lại sẽ mạnh mẽ hơn”, Duchatel nói. “Việc tăng chi tiêu quân sự càng củng cố quan điểm này và khiến nó trở nên đáng tin hơn”.
Thượng nghị sỹ Mỹ Richard Blumenthal, thành viên Ủy ban vũ trang của Thượng viện Mỹ thì cho rằng, chi tiêu của Trung Quốc là “một phần của bức tranh mà chúng ta phải luôn ghi nhớ khi rà soát một cách chiến lược những vấn đề then chốt như năng lực tàu ngầm, và năng lực mạng”, những mảng mà Trung Quốc đã “tăng chi tiêu rất mạnh”.
Dù liên tục tăng mạnh chi tiêu, quân đội Trung Quốc được đánh giá là vẫn chưa thể hoạt động hiệu quả trong các sứ mệnh vượt xa ngoài biên giới.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Tìm chủ nhân cho bức thư tình từ Thế chiến thứ 2
Một người phụ nữ ở Mỹ đã tìm thấy một phong thư tình chưa mở từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai và thề nguyền sẽ chuyển đến tận tay cho chủ nhân của bức thư đó.
Bức thư từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2
Cô Sheila Polk sống ở thành phố Dallas, miền đông bắc bang Texas đã phát hiện thấy bức thư kẹp trong một cuốn sách mà cô mua từ cửa hàng từ thiện thành phố Plant, bang Florida.
Bức thư được gửi đi vào năm 1945 bởi trung sĩ Albert Alm sống ở thành phố Palm Springs, miền nam bang California. Địa chỉ đến của bức thư ghi là cô Helen Rothurmel - một thành viên của đơn vị WACS Phi - Mỹ đóng tại Love Field, thành phố Dallas.
Cô Sheila Polk - người tìm thấy bức thư cổ
Cô Sheila Polk cho rằng, đây có thể là một phong thư tình, nhưng đó chỉ là phỏng đoán bởi lẽ Sheila thề là cô sẽ không mở phong thư và sẽ tìm bằng được chủ nhân của phong thư này để trả lại.
Chia sẻ trên tờ Foxnews, cô Sheila Polk nói: "Cuộc sống của tôi có thể bị thay đổi từ bức thư này, nhưng bạn biết đấy, vì nó là một kỷ vật thiêng liêng chứa chan nhiều tình cảm".
Mặc dù việc tìm trả lại bức thư là một việc cực kỳ khó khăn bởi cô Helen Rothurmel có thể không còn sống ở đó nữa, tuy nhiên cô Sheila Polk vẫn quyết tâm tìm bằng được chủ nhân của nó.
Đình Huế
Theo MT
2 người bị bắn chết tại nhà thờ ở Nga 2 người đi lễ nhà thờ đã bị bắn chết và 6 người khác bị thương khi một người đàn ông nổ súng vào một thánh đường trên đảo Sakhalin ở vùng Viễn Đông của Nga hôm nay 9/2, cảnh sát cho biết. Nhà thờ trên đảo Sakhalin, nơi xảy ra vụ tấn công. Tay súng, vốn làm nhân viên an ninh tại...