Trung Quốc tăng chi quân sự giữa tranh chấp?
Theo các chuyên gia an ninh, hàng loạt vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng sẽ khiến Trung Quốc gia tăng chi tiêu quốc phòng khi công bố ngân sách quân sự năm nay trước khi kỳ họp quốc hội khoá mới diễn ra.
Sau gần ba thập niên mạnh tay đầu tư vào quân sự, Trung Quốc giờ đây đã ngày càng quả quyết hơn trong việc phô trương sức mạnh thách thức các nước cùng có tuyên bố chủ quyền với vùng biển chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên năng lượng ở Hoa Đông và Biển Đông.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào khí tài quân sự nhằm phô trương sức mạnh ở những vùng tranh chấp lãnh thổ. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Hải quân Trung Quốc giờ đây đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về số lượng thô tàu thuyền, và trở thành một lực lượng hướng tới hoạt động ở vùng biển xa hơn là chỉ phòng thủ bờ biển, thường xuyên tiến hành tuần tra và diễn tập liên tục tại các khu vực tranh chấp hàng hải.
Trong 6 tháng qua, Trung Quốc đã tăng cường đối đầu với Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Bắc Kinh cũng không ngừng đẩy mạnh tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông.
Để chi trả cho những lần triển khai quân sự, các khí tài mới đưa ra vùng biển, hầu hết các chuyên gia phân tích cho rằng, ngân sách năm nay của Bắc Kinh sẽ tiếp tục đạt mức tăng hai con số. “Các ước tính chủ yếu vẫn là gia tăng mạnh”, Lôi Hùng, một chuyên gia quân sự tại ĐH Luật và Khoa học chính trị Thượng Hải nói.
Cùng với sứ mệnh khẳng định chủ quyền tại các vùng tranh chấp, hải quân Trung Quốc còn đang triển khai các hạm đội tới vịnh Aden và vùng biển ngoài khơi Somalia như là một phần trong nỗ lực chống cướp biển tại Ấn Độ Dương. Bắc Kinh tháng trước tuyên bố hải quân của họ đã thực hiện chuyến công tác lần thứ 14 kiểu như này kể từ tháng 12/2008.
Các hoạt động này bên cạnh việc góp phần phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc thì cũng đặt ra gánh nặng mới về ngân sách cho việc hiện đại hoá nhanh chóng khí tài quân sự bao gồm các đơn đặt hàng lớn về tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa.
Bắc Kinh năm ngoái đã tuyên bố tăng 11,2% chi tiêu quân sự đạt mức 106 tỉ USD. Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự nước ngoài khẳng định, con số thực tế cao hơn nhiều công bố. Lầu Năm Góc ước tính chi tiêu thực sự của Bắc Kinh trong năm 2012 đạt mức 120-180 tỉ USD.
Mức chi tiêu hiện nay của Trung Quốc đứng thứ hai chỉ sau Mỹ. Trong khi đó, giữa bối cảnh kinh tế trì trệ, Lầu Năm Góc lại phải đối mặt với áp lực giảm ngân sách bắt đầu từ 1/3. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc hiện có ý định chi tiêu theo hướng tập trung vào khả năng sẵn sàng chiến đấu, các vũ khí công nghệ cao và huấn luyện đào tạo.
Theo Dantri
L-15 Trung Quốc chưa phải là đối thủ của Yak-130 Nga
Mẫu máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga đang gặp phải cạnh tranh từ mẫu máy bay L-15 giá rẻ của Trung Quốc.
Theo nguồn tin từ một nhà xuất khẩu vũ khí của Nga, Bangladesh và Việt Nam đã cùng đạt được thỏa thuận về việc mua máy bay tập huấn chiến đấu Yak-130 (cũng có những nguồn tin khác phủ nhận khả năng Việt Nam mua Yak-130). Trong khi đó, tại các thị trường khác ở châu Á, Nga đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ mẫu máy bay Hongdu L-15 của Trung Quốc.
"Không có viễn cảnh nào cho chúng ta ở thị trường Trung Quốc vì các kỹ sư của nước này đã phát triển thành công thế hệ máy bay riêng của họ. Bề ngoài, L-15 có khá nhiều điểm tương đồng rõ rệt với Yak-130", ông Sergei Kornev, người chuyên trách lĩnh vực hàng không của Rosoboroexport cho biết.
Theo ông Kornev, Rosoboroexport vẫn hi vọng sẽ bán được thêm nhiều máy bay Yak-130 nữa cho các khách hàng châu Á do mẫu máy bay này vẫn chiếm ưu thế nhất định so với mẫu máy bay tương tự của Trung Quốc.
Mẫu L-15 được thiết kế để có thể bay ở tốc độ siêu âm, điều này gây khó khăn cho công tác triển khai và bảo trì bảo dưỡng vì nó đòi hỏi phải trang bị một cơ sở thiết bị hàng không có tính chuyên môn cao.
Trong khi đó, Yak-130 có tốc độ cận âm và được cài đặt nhiều chế độ tự động điều khiển trong một vài điều kiện nhất định, dễ dàng và thuận lợi hơn cho tác chiến và duy trì hoạt động, ông Kornev nhấn mạnh thêm.
Tại triển lãm hàng không Trung Quốc diễn ra ở Vũ Hải vào tháng 11/2012, hãng xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Trung Quốc (Catic) đã ký một hợp đồng bán 12 chiếc máy bay L-15 cho một khác hàng nước ngoài chưa rõ tên. Động thái này diễn ra đồng thời với việc trình diễn hai loại động cơ máy bay phản lực mới là Minshan và Jiuzhai.
Minshan được dùng cho loại máy bay cần công xuất lực đẩy cho khoảng từ 4 đến 5 tấn trong khi Jiuzhai được thiết kế cho loại máy bay có sử dụng công nghệ đốt không cần hóa chất phụ. Loại động cơ này được kỳ vọng sẽ dùng cho máy bay phản lực tập huấn K-8 hoặc các máy bay phản lực thương mại nhỏ.
Hiện tại, L-15 sử dụng động cơ AI222F của Ukraine với công suất lực đẩy khoảng 4,2 tấn. Đồng thời, theo ông Igor Kravchenko - nhà thiết kế tại Ivachenko-Progress - các động cơ AI222F tiếp tục được chuyển về Trung Quốc. Phía Ukraine đã nhận được đơn đặt hàng cho 250 động cơ AI222F và đơn hàng này sẽ được giao từ nay cho đến năm 2015.
Trong một thông cáo mới nhất gần đây, ông Kravchenko nhận định, nền tảng thiết kế hàng không của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu và có vẻ vẫn chưa thể gia nhập vào thị trường cung cấp trong thời gian trước mắt, nhất là khi Trung Quốc còn quá lệ thuộc vào động cơ AI222.
Cũng vì vậy, ông Kravchenko cho rằng, sẽ không hề có bất cứ một "nguy cơ khẩn thiết" nào đối với doanh thu của AI222 hiện nay.
Cũng tại triển lãm hàng không năm 2012 ở Vũ Hải, Trung Quốc cũng đã từng phô trương về động cơ Tai Han đồng hạng với thế hệ AI32F và một động cơ 8 tấn khác được thiết kế tương đương với mẫu RD33/93 nhưng kể đó đến nay chưa một mẫu nào trong số đó có khả năng làm tổn hại gì đến doanh số bán các động cơ máy bay của Nga tại thị trường Trung Quốc.
Theo ANTD
Các quốc gia EU sẽ "thanh lý" vũ khí qua mạng Nhằm đối phó với bài toán nợ công và ngân sách quốc phòng ngày càng eo hẹp, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch bán vũ khí, xe tăng, máy bay quân sựtrên trang web eQuip. Trang web eQuip có thiết kế giống như trang mạng bán hàng hóa e-bay, trưng bày các khí tài quân sự,...