Trung Quốc tan ‘ảo mộng’ về chính quyền Biden
Những quyết sách ban đầu của Biden, cùng thái độ cứng rắn của nội các mới, dường như khiến Trung Quốc tiêu tan hy vọng “phá băng” quan hệ.
Gần cuối tháng 11/2020, vài tuần sau khi truyền thông xướng tên Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới gửi điện chúc mừng và bày tỏ hy vọng thúc đẩy quan hệ song phương. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc trước đó đã đánh giá tân Tổng thống và nội các mới của Mỹ sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng hai nước, ít nhất là tốt hơn thời cựu tổng thống Donald Trump.
Tờ Global Times thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, nằm trong số những kênh truyền thông phản ứng tích cực với việc Biden đề cử Antony Blinken làm Ngoại trưởng và Jake Sullivan giữ chức cố vấn an ninh quốc gia.
Global Times mô tả hai người này là “những gương mặt cũ” từ thời cựu tổng thống Barack Obama, trong đó Blinken sẽ cư xử “hợp lý và dựa vào thực tế hơn” với Trung Quốc. Giữa lúc ngoại trưởng Mike Pompeo không ngừng tung ra các “đòn giáng” cuối cùng lên nước này vào những ngày cuối nhiệm kỳ, Bắc Kinh có lẽ coi đây là sự thay đổi đáng hoan nghênh.
Tháng trước, Global Times cũng đánh giá cao việc Biden đề cử Lloyd Austin làm Bộ trưởng Quốc phòng, dự đoán ông sẽ tập trung vào vấn đề Trung Đông, đồng thời “xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc”.
Bản thân Tổng thống Biden được truyền thông Trung Quốc đánh giá là một lãnh đạo giàu kinh nghiệm, thấu hiểu những lằn ranh đỏ của Bắc Kinh, ít có khả năng thách thức các lợi ích cốt lõi của nước này, đặc biệt là vấn đề Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Joe Biden, khi đó đang là phó tổng thống Mỹ, tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, Bắc Kinh nhanh chóng bị thất vọng bởi trong phiên điều trần xác nhận trước Thượng viện hôm 19/1, Blinken thừa nhận Trump đã đúng khi thực hiện “cách tiếp cận cứng rắn hơn” với Trung Quốc.
Theo tân Ngoại trưởng Mỹ, Bắc Kinh đang đặt ra “thách thức lớn nhất” đối với những lợi ích của Washington. Ông cũng nhất trí với quan điểm của chính quyền tiền nhiệm về vấn đề Tân Cương, đồng thời cảnh báo bất cứ động thái sử dụng vũ lực nào chống lại Đài Loan cũng sẽ trở thành “sai lầm trầm trọng”.
Bộ trưởng Quốc phòng Austin và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nêu quan điểm tương tự về Trung Quốc trong các phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ của họ. Bà Yellen, người phụ nữ đầu tiên đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ, coi Bắc Kinh là “đối thủ chiến lược quan trọng nhất” của Washington.
Ngay từ ngày nhậm chức hôm 20/1, chính quyền Biden đã gây chú ý với việc mời Hsiao Bi-khim, người đứng đầu Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc tại Mỹ, được coi là đại diện trên thực tế của Đài Loan ở Washington, tới dự sự kiện. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979 một phái viên Đài Loan được ban tổ chức lễ nhậm chức tổng thống Mỹ “chính thức mời”.
Chỉ ba ngày sau, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt và nhóm chiến hạm hộ tống tiến vào Biển Đông để “thực hiện các chiến dịch thường kỳ”. Trung Quốc đáp trả bằng việc điều tổng cộng 28 máy bay quân sự áp sát Đài Loan trong hai ngày liên tiếp, động thái nhanh chóng bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích.
Loạt động thái này đã dẫn đến bài xã luận hôm 26/1 trên Global Times với tiêu đề “Thái độ của chính phủ Mỹ với Trung Quốc khó thay đổi”. Bài báo trích dẫn một phát ngôn gần đây từ thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, rằng Washington “đang cạnh tranh nghiêm túc” với Bắc Kinh.
“Tổng thống Joe Biden cam kết ngăn chặn những hành vi lạm dụng kinh tế trên nhiều mặt của Trung Quốc. Cách hiệu quả nhất để làm điều đó là thông qua hợp tác cùng các đồng minh và đối tác”, Psaki cho biết, nói thêm rằng Trung Quốc “đang thách thức an ninh, thịnh vượng và những giá trị” của Mỹ.
Theo Global Times, những bình luận của thư ký báo chí Nhà Trắng cho thấy “quan điểm và thái độ của chính quyền Biden đối với Trung Quốc gần như tương tự chính quyền Trump”, đồng thời cảnh báo mọi người nên chuẩn bị “đối mặt thách thức trong mùa đông dài” của quan hệ Mỹ – Trung.
Bài xã luận còn đánh giá kỳ vọng của Trung Quốc vào việc cải thiện quan hệ song phương là “cử chỉ thiện chí”, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không cần tới động thái từ chính quyền Biden.
“Nếu Washington không gấp rút thực hiện thay đổi, thì cớ gì Bắc Kinh phải làm như thế?”, bài xã luận có đoạn, thêm rằng việc Biden không điều chỉnh “tư duy chiến lược” của Mỹ với Trung Quốc khiến chính quyền Mỹ giống như “bình mới rượu cũ”.
Hôm 26/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết “hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho đôi bên”, bày tỏ hy vọng “chính quyền Mỹ mới có thể rút ra bài học từ chính sách sai lầm của chính quyền Trump với Trung Quốc”.
Ông Triệu cho rằng với tư cách là hai siêu cường, Trung Quốc và Mỹ nên cùng nhau duy trì hòa bình thế giới, cũng như thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng trên toàn cầu, đồng thời mong muốn Tổng thống Biden sẽ giúp đưa quan hệ hai nước trở lại đúng hướng.
Tuy nhiên, giới phân tích ở Bắc Kinh dự đoán những hành động trong tương lai của tân Tổng thống Mỹ sẽ không được như mong đợi của họ.
Mỹ không tin tưởng báo cáo điều tra của WHO về nguồn gốc Covid-19
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ muốn có một cuộc điều tra quốc tế "rõ ràng" về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và sẽ không xem báo cáo điều tra của WHO sắp tới là chuyện hiển nhiên đúng.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki phát biểu trong buổi họp báo . Ảnh REUTERS
Trong buổi họp báo ngày 27.1, bà Psaki nói: "Chúng ta phải tìm làm rõ cách virus xuất hiện và lây lan trên toàn thế giới", theo AFP. Bà Psaki lưu ý có "mối quan ngại lớn về thông tin sai lệch xuất phát từ Trung Quốc".
Virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 đến nay làm chết hơn 2 triệu người khắp thế giới và lây nhiễm ít nhất 100 triệu người, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cuối năm 2019.
Một nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2 sau nhiều lần bị phía Trung Quốc trì hoãn.
Các nhà khoa học đồng ý rằng Covid-19 có nguồn gốc từ động vật và tập trung giả thuyết SARS-CoV-2 xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán. Tuy nhiên, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ giả thuyết cho rằng virus có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm gần chợ Hoa Nam ở Vũ Hán. Chính quyền Trung Quốc bác bỏ giả thuyết này.
Anh vượt mốc 100.000 người chết vì Covid-19: điều gì đã xảy ra?
Vài ngày trước khi ông Trump rời nhiệm sở, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Bắc Kinh che đậy thông tin và cho rằng các nhân viên tại phòng thí nghiệm Vũ Hán đã mắc bệnh với các triệu chứng giống như Covid-19 vào năm 2019 trước khi ca nhiễm Covid-19 được công bố.
Chính quyền lẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc đang cố phản bác bằng các lập luận cho rằng dù Vũ Hán có đợt bùng phát dịch đầu tiên nhưng chưa chắc là nơi bắt nguồn của SARS-CoV-2.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc thậm chí còn cố gắng đưa ra các thuyết âm mưu cho rằng một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Mỹ ở bang Maryland đã tạo ra SARS-CoV-2.
Bà Psaki cho biết chính phủ Tổng thống Joe Biden đang dành nguồn lực đáng kể để tìm hiểu những gì đã xảy ra và "sẽ không xem báo cáo điều tra của WHO là điều hiển nhiên".
Washington sẽ "dựa trên thông tin do cộng đồng tình báo Mỹ thu thập và phân tích" và phối hợp với các đồng minh để đánh giá "độ tin cậy" của báo cáo điều tra WHO, theo bà Psaki.
Tuyên bố được đưa ra sau khi WHO cho biết còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về câu hỏi liệu đại dịch Covid-19 có bắt nguồn từ Trung Quốc hay không.
Mỹ cam kết ngăn Trung Quốc 'lạm dụng kinh tế' Chính quyền Biden cam kết hợp tác với đồng minh để ngăn Trung Quốc "lạm dụng kinh tế", đồng thời xem xét lại cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh. "Tổng thống sẽ tiến hành cách tiếp cận đa chiều trong những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, bao gồm đánh giá các mức thuế hiện nay. Ông ấy muốn đảm bảo...