Trung Quốc: startup thuê sạc dự phòng gọi được tới 160 triệu USD tiền vốn, giá thuê chỉ 0,14 USD/lần sạc
Một nghiên cứu bất ngờ cho thấy, người dân Trung Quốc đang đi thuê bộ sạc dự phòng nhiều hơn bao giờ hết, bất kể họ hoàn toàn có thể đem theo nó bên người.
Khi các start-up chia sẻ pin sạc dự phòng nổi lên vài năm trước, đã có không ít những hoài nghi về sự thành công của mô hình này. Những cục sạc dự phòng này được lấy ra và trả lại các trạm sạc nhỏ giống như một tủ lạnh mini. Để thuê các cục sạc dự phòng này, khách hàng sẽ cần tới một ứng dụng di động.
Hầu hết các start-up đều nhắm đến cư dân thành thị, những người cần tới pin dự phòng khi có việc ra ngoài. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, tại sao mọi người lại phải cần một dịch vụ như vậy khi họ hoàn toàn có thể đem theo một cục sạc dự phòng. Nhưng trái với quan điểm đó, nhiều người dùng có vẻ khá thích thú với ý tưởng này.
Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Trustdata, hiện có khoảng 150 triệu người Trung Quốc dự kiến sẽ sử dụng dịch vụ chia sẻ sạc dự phòng trong năm nay, tăng từ mức trung bình 116 triệu người trong năm 2018.
Hiện có hơn một nửa các trung tâm thương mại, nhà hàng, sân bay và nhà ga quốc gia tại Trung Quốc đang cung cấp các cửa hàng cho thuê pin dự phòng. Trong đó 2/3 người dùng dưới 30 tuổi.
Trong thời kỳ bùng nổ hình thức kinh doanh này, đã có 35 công ty đầu tư mạo hiểm rót hơn 160 triệu USD vào các start-up kinh doanh dịch vụ chia sẻ pin sạc dự phòng chỉ trong vòng 40 ngày. Cuộc chiến tranh giành thị phần cũng nhanh chóng biến thành cuộc chiến về giá khi một số start-up quyết định giảm chi phí cho thuê sạc chỉ còn 0,14 USD/lần để tăng sức cạnh tranh. Trong khi đó một số start-up lại khuyến mãi bằng cách cho thuê miễn phí trong giờ đầu tiên.
Không chỉ có các start-up mới nổi mới quan tâm đến dịch vụ chia sẻ thú vị này mà cả các thương hiệu lớn như Meituan Dianping cũng chú ý đến. Nhưng mọi thứ đôi khi không hề dễ dàng.
Meituan Dianping đang cung cấp nhiều dịch vụ từ giao đồ ăn đến đặt chỗ du lịch và mới đây, hãng đã tiếp tục tham gia vào thị trường chia sẻ sạc dự phòng. Tuy nhiên chỉ sau chưa đầy 3 tháng vận hành, công ty đã phải bỏ cuộc chơi vì thiếu sự liên kết với các công ty khác.
Video đang HOT
Trong khi đó, những người còn hoài nghi về tính thực tiễn của dịch vụ này tiếp tục đặt câu hỏi về nhu cầu thuê sạc dự phòng của người dùng khi họ có thể mua một cục sạc dự phòng mới với giá chưa đầy 15 USD tại Trung Quốc.
Trái ngược lại theo cơ quan tư vấn iiMeida, lượng người dùng dịch vụ chia sẻ sạc dự phòng đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn giữa năm 2017 và 2018. Và trong hai năm qua, hơn 2 triệu người dùng đã thuê một cục sạc dự phòng ít nhất 1 lần/tuần.
AnkerBox, một start-up với tên gọi khác là Jiedian với sự chống lưng của hãng sản xuất phụ kiện nổi tiếng Anker đang dần trở thành một thế lực dẫn đầu trong thị trường này.
Trustdata cho biết, một trong những thứ cản trở sự phát triển của dịch vụ này là việc người dùng tham gia sẽ phải đặt cọc một khoản khoảng 15 USD. Mặc dù vậy cho đến nay khoảng 95% start-up đã quyết định bỏ việc đặt cọc này. Bất ngờ thay chỉ có chưa đầy 1% người dùng không trả lại sạc dự phòng đã thuê. Nói cách khác, số người dùng tự giác và tôn trọng dịch vụ này rất cao.
Truyền thông Trung Quốc ước tính, chi phí cho mỗi cục sạc dự phòng là từ 7-10 USD và lên tới 1 ngàn USD cho mỗi một trạm sạc. Rõ ràng chi phí vận hành của một start-up cho thuê sạc dự phòng thấp hơn rất nhiều với chia sẻ xe đạp, ít phải bảo trì và hơn hết không lo thiếu khách hàng.
Tương lai của ngành kinh doanh dịch vụ chia sẻ sạc dự phòng đang ngày càng nóng tại Trung Quốc. Sức hút của nó lớn tới nỗi một start-up trước đây từng từ bỏ thị trường này đã phải quyết định quay trở lại vì nhận thấy những tiềm năng phát triển vô cùng to lớn.
Theo GenK
Hàng loạt Startup ấn tượng tại Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội 2019
Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội 2019 do Tổ chức đổi mới sáng tạo toàn cầu Schoolab chủ trì đã kết thúc sau 2 ngày diễn ra với hoạt động nổi bật là cuộc thi chung kết Giải thưởng 'Ơi Award' dành cho các startup (doanh nghiệp khởi nghiệp).
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động, Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Hà Nội 2019 (Hanoi Innovation Summit) đã kết thúc với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đây là diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội bởi Tổ chức Đổi mới sáng tạo toàn cầu Schoolab (Pháp) và Startup Sesame (Pháp), dưới sự bảo trợ của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trên 3500 khách tham dự đến từ gần 40 quốc gia, trong đó có hơn 200 đại biểu từ Chính phủ, bộ, ban ngành và thành phố Hà Nội, 170 nhà đầu tư, 150 startups, 300 doanh nghiệp trong ngoài nước, 1000 sinh viên thanh niên, 100 nhà báo, 150 diễn giả và hơn 1000 khách tham dự là nhà nghiên cứu, đại diện trường học, các trung tâm khoa học công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp....
Có 6 hoạt động diễn ra song song: main stage (các bài thuyết trình, phiên thảo luận chính), business stage (các bài thuyết trình, phiên thảo luận từ nhà tài trợ và đối tác), startup stage (các bài thuyết trình từ startup được tuyển chọn cho cuộc thi Oi Award), worskshop (7 hội thảo thực hành theo chủ đề của đối tác và diễn giả), dealroom (trao đổi 1-1 để kết nối đầu tư và đối tác tiềm năng, với 650 cuộc trao đổi được thiết lập), cuối cùng là hoạt động trưng bày, triễn lãm của hơn 100 startups từ gần 20 quốc gia, cùng các nhà tài trợ toàn cầu, vàng và bạc.
Tại cuộc thi startup Oi award với 60 startup lọt vào vòng chung kết, ban giám khảo đã chọn ra top 6 cuối cùng từ 6 ngành và đại diện từ 6 quốc gia khác nhau để chọn ra startup xuất sắc nhất.
Trên 3500 khách tham dự đến từ gần 40 quốc gia, trong đó có hơn 200 đại biểu từ Chính phủ, bộ, ban ngành và thành phố Hà Nội.
Các dự án lọt vào vòng chung kết gồm: CarbonCycling (Canada) với dự án tái chế CO2 thành vật liệu thể rắn như nhựa, bê tông, xi măng; Road Bounce (Ấn Độ) với ứng dụng trên điện thoại di động xác định độ lồi lõm của mặt đường; Luggagement (Hong Kong) với ứng dụng giao nhận hành lý tại sân bay; Marine Innovation (Hàn Quốc) với công nghệ sản xuất vật liệu bao bì từ tảo biển; Recruitery (Việt Nam) cung cấp dịch vụ tuyển dụng thông qua mạng lưới người giới thiệu.
Kết quả, giải Nhất trị giá 10 nghìn USD đã được trao cho dự án CarbonCycling (Canada).
Có 48 startup chia làm 6 lĩnh vực được tuyển chọn vào vòng pitching và có 5 phút thuyết trình với ban giám khảo để lựa chọn startup xuất sắc nhất trong từng lĩnh vực. Các startup Việt Nam sẽ cạnh tranh sòng phẳng với các nước trên toàn thế giới chứ không chia bảng trong nước và quốc tế như các cuộc thi khác.
Các startup được lựa chọn bao gồm:
- Chủ đề môi trường: AirGo Design, AYA cup, Carbon Upcycling Technologies, Lightencym Nordic 247, ACCool.
- Chủ đề Di động và du lịch: Tubudd, An Vui Technology, Banopolis, Chungxe, LuggAgent International, Mitta Tours. Người thắng cuộc là LuggAgent, nền tảng cất hộ vali đến từ Hongkong.
- Chủ đề Thành phố thông minh: Aquabit Spirals, Jerbit, Pablo Air, RoadBounce, Zennodys, Acif, Aheo, Smartlog Vietnam.
Người thắng cuộc là Road Bounce. Đây là startup thu thập và thu tiền từ dữ liệu về tình trạng của các con đường để giúp người dùng giảm thiểu nguy cơ tai nạn và tối ưu hóa ngân sách công, đến từ Ấn Độ.
- Chủ đề khoa học đời sống: Clean Cube Concept, Diabnext, Mosia, Neaty, Vulcan Augmetics, Marine Innovation, Eco4P.
Người thắng cuộc là Marine Innovation (Hàn Quốc), công nghệ dùng bã tảo, bã cafe, bã cọ để làm vật liệu xây dựng, cốc, hộp giấy thay thế cho sản phẩm từ gỗ. Tại Hàn Quốc, mỗi năm có khoảng 500 tấn bã rong biển bỏ đi, nguồn rong biển ở Nhật cũng rất dồi dào và có thể nuôi trồng tảo. Trong khi đó tảo biển có thể hủy trong 90 ngày, sử dụng tảo biển để sản xuất ít chi phí hơn.
- Chủ đề Tương lai của việc làm: Blockly, Blue Phish, Popiwork Vietnam, Taein, The 6AM Company, Toss Lab, UpUpApp, Get Fixer, Valkyrie Industies, Aversafe, IGMT, Recruitery.co.
Người thắng cuộc là Recruitery.co (Vietnam) cung cấp dịch vụ headhunting dựa trên những gợi ý của các headhunter/ HR, nền tảng này giống như mô hình Uber tuyển dụng nhân viên, dựa vào sự giới thiệu và mối quan hệ của các thành viên trong cộng đồng.
- Chủ đề Công nghệ tiêu dùng: Eatigo International, Flyhigh Co, Horlu, SaveMoney, Style Seller, Turleship, VDEs, Wowtune, BePOS, Buyble. Người thắng cuộc là Eatingo, startup cung cấp các chương trình giảm giá với nhà hàng, quán ăn ngoài giờ cao điểm, đến từ Thái Lan.
6 startup thắng cuộc của từng chủ đề tham dự vòng chung kết, cuối cùng ban giám khảo đã lựa chọn Carbon Upcycling Technologies trở thành quán quân cuộc thi ƠI Award. Công nghệ của Carbon Upcycling giúp tái chế CO2, xử lý các tro bay bụi bay trở thành vật liệu (bao bì, bê tông, các loại nhựa), giúp tăng độ bền của xi măng lên 20 lần, giảm thiểu khí thải tương đương với loại 28 triệu ô tô ra khỏi giao thông, sản xuất vật liệu lớp tráng chống xói mòn...
Người chiến thắng sẽ ra về với giải thưởng $10.000 tiền mặt, 1 năm làm việc miễn phí tại Dreamplex Coworking Space, và hàng loạt phần thưởng đến từ các đối tác Techsauce Global, CoXplore Vietnam, Amazon Web Services.
Theo tiền phong
Các startup sẽ 'tụ hội' tại Hà Nội Hội nghị toàn cầu về sáng tạo và đổi mới Hanoi Innovation Summit (HIS) do các công ty chuyên về hỗ trợ khởi nghiệp Schoolab và Startup Sesame phối hợp tổ chức sẽ diễn ra trong hai ngày 29 và 30.8 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Đại diện ban tổ chức chia sẻ về sự kiện toàn cầu của các startup...