Trung Quốc sở hữu tên lửa hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ?
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 1/8 thừa nhận, quân đội nước này đang sở hữu một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Theo hãng thông tấn nhà nước Global Times của Trung Quốc, một trung tâm giám sát môi trường của chính phủ Trung Quốc ở Thiểm Tây cho biết trong một bản tóm tắt công tác được đăng trên trang web của cơ quan này từ ngày 9-13/6 rằng, trung tâm này đang hoàn tất kiểm tra các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường tại một cơ sở quân sự ở tỉnh. Cơ sở quân sự này được cho là đang phát triển các tên lửa Đông Phong-41 (DF-41).
Global Times thừa nhận trước đó, tờ báo này không hề biết về sự tồn tại của DF-41 trong quân đội Trung Quốc. “Trong khi Mỹ tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa của mình thì việc phát triển vũ khí hạt nhân thế hệ thứ ba có khả năng mang nhiều đầu đạn đang là xu hướng”, báo này dẫn lời một nhà phân tích quân sự nói.
Tuy nhiên, ngay sau đó, thông tin này đã bị gỡ bỏ khỏi tất cả các trang tin của Trung Quốc, trong đó có cả Global Times và website của trung tâm giám sát môi trường trên cũng bị đóng sập.
Video đang HOT
DF-41 được thiết kế với tầm bắn 12.000 km và là một trong những tên lửa có phạm vi hoạt động xa nhất thế giới. Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 6, vũ khí này có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân để tấn công đồng thời đa mục tiêu.
Trong khi đó, hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra báo cáo nhận định: “Nó có khả năng mang theo các phương tiện chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV module MIRV có thể chứa nhiều đầu đạn hạt nhân khác và khi tấn công, các đầu đạn sẽ tách riêng đánh vào những mục tiêu khác nhau)”.
Loại tên lửa tầm xa nhất trước đây của Trung Quốc là DF-5A, nhưng chỉ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đơn lẻ, tầm bắn 12.000 km theo tạp chí quốc phòng Jane’s. DF-5A được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1971, phải nạp nhiên liệu mất 2 tiếng trước khi bắn, hạn chế hiệu quả hoạt động.
Theo Việt Báo
Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa GMD
Hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền (GMD) đã đánh chặn được một tên lửa giả lập trên Thái Bình Dương lần đầu tiên trong một cuộc thử nghiệm ngày 22.6, Lầu Năm Góc cho hay.'
Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa GMD - Ảnh: Reuters
Tên lửa đánh chặn, phóng từ GMD đặt tại căn cứ không quân Vandenberg (bang California), đã chặn được tên lửa đạn đạo tầm trung giả lập phóng từ Khu thử nghiệm Reagan của quân đội Mỹ tại Cộng hoà Quần đảo MarshalI ở Thái Bình Dương.
Cuộc thử nghiệm trị giá 200 triệu USD được tuyên bố thành công, nhưng một số chuyên quân sự Mỹ cho rằng hệ thống GMD chưa sẵn sàng triển khai vì còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật, theo AFP.
GMD, do hãng Boeing quản lý, được thiết kế nhằm bảo vệ nước Mỹ trước những tên lửa đạn đạo tầm xa từ những nước như Triều Tiên và Iran, theo AFP.
Cuộc thử nghiệm ngày 22.6 được tiến hành thành công lần đầu tiên sau khi 5 trong số 8 thử nghiệm trước đó thất bại kể từ thời Tổng thống George W. Bush hồi năm 2004.
Lầu Năm Góc đang tái cơ cấu hợp đồng trị giá 3,48 tỉ USD với Boeing để sự quản lý hệ thống phòng thủ tên lửa này chú trọng hơn vào bảo dưỡng và độ tin cậy.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố lên kế hoạch chi khoảng 1,3 tỉ USD để phát triển thêm 14 tên lửa đánh chặn, với điều kiện cuộc thử nghiệm hệ thống GMD thành công.
Theo TNO
Tên lửa đạn đạo trôi tận cửa nhà dân Chỉ có ở Nga lũ lụt mới có thể đưa tới tận cửa nhà bạn một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa khổng lồ. Hoặc ít nhất đó là thứ mà một số blogger người Nga cho biết sau khi một ống kim loại khổng lồ xuất hiện bí ẩn tại một ngôi làng ở Altay. Theo RT, phát hiện trên...