Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng
CDC Trung Quốc nêu rõ bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV), một loại bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp phổ biến, vẫn duy trì ở mức cao.
Người dân đeo khẩu trang tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh đường hô hấp lây lan nhanh do virus hMPV. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Hãng Reuters đưa tin, ngày 9/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết mặc dù tỷ lệ virus cúm trong nước đã có dấu hiệu chậm lại nhưng tổng số ca mắc các bệnh đường hô hấp cấp tính vẫn tiếp tục tăng.
Trong báo cáo mới nhất, CDC Trung Quốc nêu rõ bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV), một loại bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp phổ biến, vẫn duy trì ở mức cao.
Video đang HOT
Theo báo cáo, hoạt động của virus cúm trên toàn Trung Quốc dự kiến sẽ dần giảm vào giữa và cuối tháng 1.
Virus hMPV lây qua đường hô hấp, qua giọt bắ.n khi hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện.
Người bị nhiễm virus sẽ có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường sốt, ho, sổ mũi, có thể gây viêm phế quản, viêm phổi.
Đối tượng có khả năng mắc bệnh cao là trẻ dưới 5 tuổ.i hoặc người cao tuổ.i, người có bệnh lý nền do hệ thống miễn dịch kém.
Hiện nay các cơ quan y tế Trung Quốc đã xác nhận hệ thống y tế của Trung Quốc không bị quá tải và tỷ lệ sử dụng bệnh viện hiện tại thấp hơn thời điểm năm ngoái./.
Trung Quốc khuyến nghị biện pháp phòng ngừa dịch cúm ở tr.ẻ e.m
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, tỷ lệ nhiễ.m trùn.g đường hô hấp ở Trung Quốc đang gia tăng, đặc biệt tỷ lệ phát hiện dương tính với virus cúm có sự gia tăng đáng kể.
Bệnh nhi ngồi chờ tại bệnh viện đông người ở Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP
Tại cuộc họp báo mới đây do Ủy ban Y tế và sức khỏe quốc gia Trung Quốc tổ chức, các chuyên gia cho biết, nhiễ.m trùn.g đường hô hấp ở tr.ẻ e.m hiện chủ yếu do virus và vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae - tác nhân gây bệnh viêm phổi. Trong đó, virus cúm là nguyên nhân chính.
Bác sĩ Vương Thuyên, Chủ nhiệm khoa Nhi, Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh, cho biết kết quả giám sát cho thấy virus cúm là mầm bệnh phổ biến nhất ở trẻ từ 0-14 tuổ.i. Khi trẻ bị nhiễm cúm, các triệu chứng thường sốt kéo dài 2-3 ngày, kèm theo các biểu hiện toàn thân như đau cơ, đau đầu, ho, chảy nước mũi, đau họng, và đôi khi là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng.
Đối với tr.ẻ e.m từ 6 tháng đến 5 tuổ.i, nhiều phụ huynh lo lắng về nguy cơ co giật do sốt cao. Bác sĩ Vương Thuyên giải thích, co giật do sốt thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5C. Trẻ bị co giật thường có biểu hiện tứ chi cứng ngắc, co giật, hàm răng cắn chặt. Thông thường, tình trạng này tự kết thúc sau 3-5 phút.
Bác sĩ Vương Thuyên khuyến cáo phụ huynh cần đặt trẻ trên mặt phẳng an toàn, như giường hoặc thảm, và tránh làm ba việc sau: không nhét bất cứ vật gì vào miệng trẻ; không cho trẻ ăn uống hoặc dùng thuố.c trong lúc co giật; không cố gắng ngăn chặn cơn co giật bằng cách giữ chặt tứ chi trẻ.
Sau khi trẻ ngừng co giật, cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, phải nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.
Vì cúm là bệnh do virus gây ra, thuố.c kháng sinh không có tác dụng. Phụ huynh được khuyến cáo sử dụng thuố.c hạ sốt phù hợp để giảm bớt khó chịu cho trẻ.
Bác sĩ Cung Yến Băng, Chủ nhiệm Bệnh viện Đông Trực Môn thuộc Đại học Đông y Bắc Kinh, nhấn mạnh vai trò của các biện pháp Đông y trong việc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch để phòng ngừa cúm. Ông khuyến cáo mọi người giữ ấm cổ và đầu, đội mũ và quàng khăn khi ra ngoài để tránh nhiễm lạnh.
Với tình trạng tỷ lệ cúm gia tăng, người dân được khuyến nghị tăng cường các biện pháp phòng ngừa, chú trọng vệ sinh cá nhân và theo dõi sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễ.m trùn.g đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở tr.ẻ e.m dưới 14 tuổ.i. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung...