Trung Quốc ’siết’ các hãng công nghệ lớn với luật dữ liệu cá nhân
Trung Quốc đã tiến thêm một bước mới để hạn chế ảnh hưởng của các hãng công nghệ lớn khi thông qua đạo luật về cách xử lý dữ liệu người dùng.
Chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát dần các hãng công nghệ khổng lồ của nước này
Theo Bloomberg, đài truyền hình trung ương Trung Quốc sáng 20.8 đưa tin cơ quan lập pháp của nước này đã thông qua luật Bảo vệ thông tin cá nhân. Thông tin chi tiết của luật mới chưa được công bố, nhưng theo các bản dự thảo trước đó thì các công ty bắt buộc phải có sự đồng ý của người dùng để thu thập, sử dụng và chia sẻ thông tin, đồng thời phải cung cấp thêm cách thức để người dùng có thể lựa chọn không tham gia. Công ty bị phát hiện vi phạm có khả năng đối mặt với khoản phạt lên tới 50 triệu nhân dân tệ (khoảng 7,7 triệu USD) hoặc 5% doanh thu hằng năm.
Những ngôi sao công nghệ quyền lực nhất Trung Quốc, bao gồm Alibaba, Tencent và Didi Chuxing, dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã và đang không ngừng bị kiểm soát chặt. Chính quyền cũng tiến hành giải quyết lo lắng của người tiêu dùng về việc quyền riêng tư bị xâm phạm khi các công ty công nghệ đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc sử dụng các công cụ tiên tiến, từ nhận dạng khuôn mặt đến dữ liệu lớn.
Vào tháng 6.2021, cơ quan lập pháp của Trung Quốc đã thông qua một đạo luật liên quan cho phép ông Tập Cận Bình có quyền đóng cửa hoặc phạt tiền bất kỳ công ty công nghệ nào cản trở nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh. Động thái này diễn ra sau khi một số nhà lập pháp Mỹ kêu gọi kiểm soát các gã khổng lồ internet như Facebook, Alphabet, và khi các nhà quản lý châu Âu ưu tiên những hành động chống lại việc kiểm soát dữ liệu của người dùng.
Video đang HOT
Đạo luật mới có hiệu lực từ ngày 1.9 được kỳ vọng sẽ giúp chính phủ đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế dẫn đầu về dữ liệu lớn. Bắc Kinh đã và đang đổ tiền vào các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để biến thông tin điện tử trở thành động lực kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên, luật mới cũng là dấu hiệu cho thấy các ông lớn công nghệ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị kiểm soát, dù cho hiện tại họ đã bị ảnh hưởng bởi hàng loạt quy định quản lý, từ cách thực hiện các giao dịch, dịch vụ giá cả cho đến cách khai thác lượng dữ liệu khổng lồ được tích trữ hằng ngày. Luật dữ liệu cá nhân mới sẽ thắt chặt quy tắc về hồ sơ người dùng mà các công ty lưu giữ. Việc chuyển thông tin cá nhân qua biên giới cũng bị hạn chế và mọi thông tin quan trọng phải được lưu trữ trong phạm vi Trung Quốc.
“Yêu cầu địa phương hóa dữ liệu không phải là điều mới hoặc duy nhất ở Trung Quốc. Nhưng xét về tác động thực tế đối với các công ty ở đây, thì việc tuân thủ luật hiện nay còn rườm rà hơn trước đây. Chúng ta sẽ thấy việc bắt buộc tuân thủ luật được thực thi thường xuyên hơn đối với tất cả các công ty ở Trung Quốc”, Nathaniel Rushforth, cố vấn an ninh mạng và dữ liệu tại công ty luật DaWo Law Firm Shanghai, nói.
Trung Quốc siết chặt cạnh tranh không lành mạnh trên Internet
Giới chức Trung Quốc đang lấy ý kiến ở một dự luật nhằm ngăn cản hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên môi trường Internet.
Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) mới đây đã ban hành dự luật nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên không gian mạng. Trong đó, các công ty Internet hoạt động ở Trung Quốc giờ đây phải tuân thủ một số quy tắc như:
Không được có hành vi cung cấp dữ liệu sai lệch như làm giả số liệu nhấp chuột vào một nội dung bất kỳ.
Không được che giấu các đánh giá tiêu cực và chỉ quảng cáo đánh giá tích cực.
Nền tảng Internet không được dùng các thuật toán, dữ liệu và biện pháp kỹ thuật để tác động đến lựa chọn của người dùng, hoặc dùng các phương pháp khác để thực hiện việc điều hướng truy cập.
Không được dùng dữ liệu và thuật toán để thu thập và phân tích thông tin giao dịch của đối thủ.
Dự luật cũng cho phép cơ quan quản lý mời bên thứ ba vào để kiểm tra nếu vi phạm những quy tắc nêu trên.
Phản ứng trước thông tin này, cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trên sàn chứng khoán Hồng Kông đã ngay lập tức giảm điểm. Chỉ trong buổi sáng, cổ phiếu của Tencent giảm 3,5% trong khi Alibaba cũng giảm 2,5%.
Giới chức Trung Quốc cho biết dự luật đang được lấy ý kiến rộng rãi cho tới ngày 15/9. Hiện vẫn chưa rõ khi nào dự luật sẽ có hiệu lực.
Các Big Tech Trung Quốc cần phải tuân thủ nhiều quy tắc hơn nữa trong việc cạnh tranh trên môi trường Internet.
Dự luật này là một đòn giáng mạnh vào tham vọng thống trị của các Big Tech Trung Quốc. Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã ban hành luật chống độc quyền khiến các gã khổng lồ công nghệ chao đảo.
Sau đó, Alibaba bị phạt 2,8 tỷ USD hồi tháng 4 vì vi phạm luật này và nền tảng phân phối rau sạch Meituan đang nằm trong tầm ngắm với những cáo buộc thực hiện hành vi độc quyền.
Vừa tháng trước, giới chức Trung Quốc đã chặn vụ sáp nhập hai nền tảng livestream lớn nhất Trung Quốc là Huya và DouYu của Tencent vì lo ngại độc quyền. Sau đó, Tencent tiếp tục bị cấm sở hữu nhạc trực tuyến độc quyền, bao gồm cả trong trò chơi điện tử.
Đằng sau chiến lược thanh trừng Bigtech lớn chưa từng có của Trung Quốc: Tham vọng bá chủ thế giới bằng sản xuất chứ không phải công ty gọi xe Trung Quốc cho rằng các ông lớn công nghệ đang bị thổi phồng giá trị, không đem lại lợi ích thực tế tương xứng cho xã hội. Việc chính quyền Bắc Kinh siết chặt kiểm soát với những tập đoàn công nghệ nội địa lớn như Alibaba, Tencent hay Didi Global đã khiến nhiều nhà đầu tư Phương Tây bất ngờ chúng có...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật
00:00:00 08/04/2025
Fed sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới vì ông Trump?
Thế giới
23:58:33 07/04/2025
Đúng Rằm tháng 3 Âm lịch, 3 con giáp này đứng đầu danh sách bội thu tài lộc: Top 1 đón may mắn tột bậc
Trắc nghiệm
23:58:13 07/04/2025
Ô tô Lexus lao lên vỉa hè "hất bay" ông lão đi bộ ra giữa đường
Tin nổi bật
23:52:52 07/04/2025
Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê
Netizen
23:42:03 07/04/2025
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót
Phim châu á
23:15:47 07/04/2025
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc
Góc tâm tình
23:13:04 07/04/2025
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán
Tv show
23:08:23 07/04/2025
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể
Sức khỏe
23:07:14 07/04/2025
Nhã Phương để lộ 1 khuyết điểm nhan sắc khó giấu qua camera thường
Sao việt
23:05:07 07/04/2025