Trung Quốc sẽ xây sân bay lớn nhất thế giới
Kế hoạch xây dựng một sân bay mới tại Bắc Kinh với quy mô lớn nhất thế giới đã được chính phủ Trung Quốc chính thức phê chuẩn. Dự kiến sân bay mới sẽ có khả năng đón tối đa 100 triệu lượt khách mỗi năm và được khai trương vào năm 2018.
Địa điểm được chọn cho dự án “khủng” này là tại quận Daxing, phía Nam thành phố Bắc Kinh. Sân bay mới sẽ được khởi công trong năm 2014 và mất 4 năm để hoàn tất.
Được thiết kế với 6 đường băng, sân bay này sẽ phục vụ khoảng 45 triệu lượt hành khách mỗi năm ngay sau khi hoàn tất. Và công suất tiếp nhận hành khách sẽ được tăng dần lên mức 70 triệu/năm vào năm 2025.
Sân bay Bắc Kinh hiện tại bị cho là đang quá tải
Video đang HOT
Tờ Want China Times dẫn nguồn tin chính phủ Trung Quốc khẳng định, sân bay mới được quy hoạch để trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế. Đồng thời nó cũng giúp giảm tải cho sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh hiện nay. Ước tính chi phí xây dựng của sân bay này sẽ lên tới 70 tỷ nhân dân tệ (khoảng 11,2 tỷ USD).
Mặc dù có tới hơn 20 triệu dân và là trung tâm kinh tế quan trọng hàng đầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng hiện Bắc Kinh mới chỉ có duy nhất một sân bay quốc tế. Trong năm 2012, lượng khách qua đây đã lên tới 81,8 triệu người với tổng cộng 557.000 chuyến bay, vượt qua cả sân bay Heathrow tại London. Hiện chỉ có sân bay Atlanta của Mỹ đón nhiều khách hơn với 90 triệu lượt người.
Ngoài việc xây dựng sân bay mới tại Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc còn đang tỏ rõ quyết tâm tự thiết kế và sản xuất động cơ máy bay. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, dự án này đang được Hội đồng Nhà nước cân nhắc với quy mô đầu tư ít nhất 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 15,93 tỷ USD).
Khoản đầu tư này sẽ được dùng chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu công nghệ, thiết kế và vật liệu liên quan đến việc sản xuất động cơ máy bay. “Hiện tại việc thiết kế và sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc vẫn còn yếu trong liên kết về về vật liệu, các bộ phận chủ chốt, thiết bị sản xuất, tính chính xác và kích thước”, một nguồn tin khẳng định với Tân Hoa Xã.
Do đó mặc dù đã có khả năng sản xuất động cơ máy bay, hiệu năng của các sản phẩm do nước này tự sản xuất vẫn kém và không thể tiến hành sản xuất hàng loạt.
Theo ước tính của công ty chứng khoán Guangda, từ nay tới năm 2026, ngành hàng không Trung Quốc cần khoảng 3000 máy bay. Điều đó có nghĩa là nước này cần tới 6500 động cơ máy bay với trị giá khoảng 54 tỷ USD.
Theo Dantri
Y-20 Trung Quốc có nguy cơ biến thành "khủng long không biết bay"
Về việc gần đây rộ lên thông tin Ukraina sẽ bán và cấp giấy phép sản xuất động cơ máy bay công suất lớn D-18T cho Trung Quốc, một vị quan chức lãnh đạo ngành công nghiệp hàng không Ukraina đã lên tiếng khẳng định là không hề có chuyện đó.
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Interfax, Ukraina, vị quan chức này cho biết, từ trước đến nay các quan chức quốc phòng Ukraina và công ty sản xuất động cơ máy bay vận tải "Motor Sich" không hề có ý định bán và cấp phép sản xuất động cơ D-18T hiện đang sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 "Ruslan" cho Trung Quốc.
Trước đây, một số tờ báo và trang tin điện tử Ukraina đã đăng tải thông tin từ các phương tiện truyền thông Đức và Trung Quốc cho rằng Ukraina đang chuẩn bị bán và cấp phép sản xuất động cơ máy bay vận tải D-18T cho Trung Quốc. Dự kiến loại động cơ này sẽ được sử dụng trên máy bay vận tải hạng năng Y-20 mà họ đáng thử nghiệm tính năng.
Máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 của Ukraina
Các thông tin trên cho biết, vì động cơ WS-20 của Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu về lực đẩy nên Trung Quốc phải mua động cơ từ Ukraina. Đây hoàn toàn có thể chỉ là mong muốn của người Trung Quốc vì từ trước đến nay sản xuất động cơ công suất lớn và có độ tin cậy cao luôn là một vấn nạn của ngành chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc, thậm chí có học giả Trung Quốc đã phải thừa nhận, động cơ máy bay Trung Quốc còn kém Nga, Mỹ khoảng cách hàng chục năm về công nghệ
Vấn đề này đã được thể hiện rõ qua các thế hệ động cơ máy bay chiến đấu quốc nội của Trung Quốc có công suất thấp như: WS-10, WS-13, WS-15... Các loại động cơ này sử dụng trên các máy bay chiến đấu Trung Quốc không tạo được sự tin cậy và thường xuyên gặp trục trặc nên Trung Quốc thường xuyên phải nhập hàng nghìn động cơ RD-93 và AL-31FN của Nga để trang bị trên các máy bay chiến đấu của mình và trên các máy bay xuất khẩu ra nước ngoài như JF-17 bán cho Pakistan.
Vị quan chức này chỉ rõ, Ukraina không hề có ý định bán cho Trung Quốc loại động cơ sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng này mà chỉ công bố một kế hoạch dài hạn để nâng công suất động cơ lên 27-29 tấn. Động cơ D-18T cải tiến được đặt tên là D-18TM và có giá thành cao hơn động cơ thế hệ trước nhưng rõ ràng là nó sẽ đáp ứng rất tốt yêu cầu về lực đẩy của động cơ, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trên các loại máy bay vận tải hạng nặng nhất trên thế giới.
Y-20 của Trung Quốc có ngoại hình rất giống An-124
Các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin là công ty sản xuất động cơ máy bay Ukraina định bán động sơ siêu nặng D-18T cho Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ, gây nhiễu loạn thông tin làm ảnh hưởng đến Ukraina. Sự phủ nhận chính thức này của các quan chức quân sự Ukraina chắc hẳn sẽ làm cho người Trung Quốc rất phiền lòng. Y-20 vừa ra mắt đã gây chấn động giới quân sự Mỹ và phương Tây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tung hô ầm ĩ, so sánh Y-20 như là một con "khủng long bay". Thế nhưng, nếu không được trang bị động cơ tương thích thì có thể nó chỉ là "khủng long không biết bay".
Theo ANTD
J-16 - "đứa con nhân bản lỗi" của Su-30MK2 Vừa qua, Trung Quốc đã chính thức công khai máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 J-16 mà họ tự nhận là do người Trung Quốc tự lực chế tạo, nhưng thực chất đó lại là một sản phẩm "nhân bản" từ nguyên mẫu Su-30MK2 của Nga. Tháng 12 năm 2012 vừa qua, một số bức ảnh từ các nguồn không chính...