Trung Quốc sẽ xây nhà máy điện hạt nhân di động ở Biển Đông?
Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng các nhà máy điện hạt nhân di động ở Biển Đông để cung cấp điện cho các hoạt động và dự án xây dựng của Bắc Kinh ở khu vực này, theo Hoàn Cầu Thời báo ngày 22.4.
Máy bay dân sự của Trung Quốc đáp trái phép xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 1.2016 – Ảnh: Reuters
Hoàn Cầu Thời báo cho biết những “ nhà máy điện hạt nhân di động” có thể di chuyển đến nhiều khu vực xa và phục vụ cho mục đích “dân sự”, nhưng không nêu rõ nhà máy sẽ được đặt ở khu vực nào của Biển Đông.
Ông Liu Zhengguo, Giám đốc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc – công ty chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng những trạm di động sản xuất điện hạt nhân của Trung Quốc, cho biết tập đoàn này “đang xúc tiến dự án” trên.
“Phát triển trạm phát điện hạt nhân là một xu hướng. Số lượng nhà máy được xây dựng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường”, ông Liu nói và cho biết thêm “nhu cầu là rất lớn”.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng 20 trạm năng lượng hạt nhân và trạm đầu tiên sẽ hoàn tất vào năm 2018 để có thể đưa vào sử dụng vào năm 2019.
Lính Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp một số đảo, đá thuộc hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông Reuters
Video đang HOT
Nhà máy điện hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kiểm soát Biển Đông của Bắc Kinh, Hoàn Cầu Thời báo dẫn nhận định của các nhà phân tích.
Ông Li Jie, chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, nói rằng nhà máy điện hạt nhân sẽ giải được bài toán về nhu cầu năng lượng lớn của Trung Quốc cho khu vực Biển Đông.
“Bình thường chúng ta phải đốt rất nhiều dầu và than để tạo ra điện. Vận chuyển nhiên liệu qua quãng đường dài giữa Nam Sa và đại lục trong điều kiện thay đổi thời tiết và sóng biển là cả một vấn đề. Vì vậy tại sao chúng ta không xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại đây”, ông Li phát biểu.
Nam Sa là tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh đang chiếm đóng phi pháp 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng trái phép trên các bãi đá này…
Bắc Kinh vẫn đang tính toán xây dựng nhà máy điện hạt nhân, vốn có 2 phương án dạng nổi hoặc chìm.
Ông Wu Zong, giám đốc công ty quản lý tài sản nhà nước, cho biết chi phí cho loại nhà máy điện hạt nhân ước tính hơn 100 tỉ nhân dân tệ, tương đương 15,45 tỉ USD, nhưng là loại phục vụ cho khai thác dầu khí ở ngoài khơi.
Còn ông Zhu Hanchao, kỹ sư phó của Viện 719 nói với tờ China Securities Journal rằng một trạm năng lượng hạt nhân cần đến 3 tỉ nhân dân tệ để xây dựng và sẽ bán được tổng cộng 22,6 tỉ nhân dân tệ tiền điện mà nó tạo ra trong 40 năm.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Điều ít biết về thảm họa Chernobyl xảy ra 30 năm trước
Thảm họa Chernobyl gây chấn động thế giới xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 trở thành thảm họa nguyên tử tồi tệ trong lịch sử nhân loại.
Thảm họa Chernobyl gây chấn động thế giới xảy ra vào ngày 26/4/1986 trở thành thảm họa nguyên tử tồi tệ trong lịch sử nhân loại.
Xây dựng mái vòm chắn phóng xạ mới
Ngày 26/4/1986 lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung. Sự kiện thảm họa Chernobyl này trở thành một trong những sự cố hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử. Mái vòm chắn phóng xạ lần đầu tiên được xây dựng là vào năm 1986. Khi đó, quá trình xây dựng mái vòm diễn ra khẩn trương trong điều kiện tồi tàn. Vì thế không có gì quá ngạc nhiên khi mái vòm xuống cấp nhanh chóng, có nhiều lỗ hổng và có thể sập bất kỳ lúc nào.
Trước tình hình đó, chính phủ Ukraine quyết định xây mái vòm sắt mới ngay cạnh nhà máy và dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Sau khi quá trình xây dựng kết thúc, các kỹ sư sẽ phá mái vòm cũ rồi vận chuyển mái vòm mới tới nhà máy bằng đường ray. Theo Hiệp hội Hạt nhân thế giới, mái vòm sắt mới sẽ có chiều cao 108m và chiều dài 150m. Chi phí ước tính xây dựng mái vòm này khoảng 1,54 tỷ Euro.
Địa điểm thu hút các nhà khoa học và khách du lịch
Những địa điểm bí mật và bí ẩn luôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Trong số những địa điểm đó, khu vực cấm xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobylcũng không phải ngoại lệ. Khu vực này không chỉ là nơi để nghiên cứu khoa học mà còn là nơi để kiếm tiền.
Một số công ty cung cấp dịch vụ tham quan thành phố Pripyat hoặc nhà máy điện hạt nhân bỏ hoang. Chernobyl Tour là một trong những công ty kinh doanh hạng mục này. Công ty này khẳng định du khách không chịu bất cứ tổn hại nào về sức khỏe từ chất phóng xạ nếu họ chỉ tham gia chuyến du lịch trong 1 ngày. Thậm chí, du khách còn có thể ghé thăm trạm radar.
Nhà máy Chernobyl vẫn hoạt động sau khi xảy ra thảm họa
Nhiều người cho rằng sau khi xảy ra thảm họa nguyên tử tồi tệ năm 1986, nhà máy Chernobyl ngừng hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy. Theo Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ (NRC), 3 lò phản ứng còn lại ở nhà máy Chernobyl đã tái khởi động trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10/1986 và tháng 12/1987.
Sau đó, lò phản ứng số 2 phải ngừng hoạt động vì xảy ra hỏa hoạn trong tòa nhà chứa turbine và sau đó ngừng hoạt động. Lò phản ứng số 1 ngừng hoạt động hồi tháng 11/1996 và lò phản ứng số 3 ngừng hoạt động vào tháng 12/1999.
Nhiều người ở lại khu vực nhà máy Chernobyl
Hơn 100.000 người dân địa phương phải sơ tán ngay sau khi thảm họa Chernobyl xảy ra. Cùng với đó là hàng nghìn người khác cũng phải rời khỏi nhà. Tuy nhiên, khoảng 1.200 người, phần lớn là phụ nữ lớn tuổi, quyết định ở lại hoặc rời bỏ chỗ ở mới để về nhà. Điều gì đã thúc đẩy họ làm vậy? Trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, những người đó cho hay họ yêu quê hương của mình nên không muốn sống ở nơi khác.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, những phụ nữ lớn tuổi nói họ bí mật trở về nhà do chính quyền địa phương ở nơi mới chỉ trợ cấp khoản tiền ít ỏi. Vì thế, họ trở về quê hương để có đất đai canh khác nhằm không chết vì đói. Một số được cho phép ở lại nhưng cũng có nhiều trường hợp không được chấp nhận sống trong vùng thảm họa. Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn những người đó sống rất lâu sau khi thảm họa xảy ra. Thậm chí, một số người còn sống đến ngày nay khi hơn 80 hoặc 90 tuổi.
Tâm Anh (theo Toptenz)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc khánh thành thư viện trái phép tại đảo Phú Lâm Trung Quốc đã khánh thành trái phép một thư viện tại đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thư viện khánh thành ngày 21.4 là thư viện đầu tiên của Trung Quốc tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" - Ảnh: AFP Thư viện phi pháp trên được khánh thành vào ngày 21.4, Tân Hoa xã đưa tin...