Trung Quốc sẽ bỏ ăn đũa?
Một “cuộc chiến” đã chia rẽ hai thế giới Đông và Tây của Trái Đất trong hàng thế kỷ qua: Ăn đũa có ưu việt hơn dao – dĩa hay không? Nay thì câu trả lời có thể đã được quyết định, ít nhất là từ góc độ môi trường.
Đũa dùng một lần gây lãng phí tài nguyên rừng của Trung Quốc. Ảnh Internet.
Với 1,4 tỉ dân, mỗi năm ném đi 80 tỉ đôi đũa, giới chức Trung Quốc đã thừa nhận, rừng của họ không còn đủ sức cung cấp dụng cụ gắp thức ăn trên các mâm cơm nữa.
“Chúng ta phải thay đổi các thói quen tiêu dùng và khuyến khích người dân dùng những dụng cụ tái sử dụng”, ông Bo Guangxin, Chủ tịch Hội lâm nghiệp Cát Lâm, phát biểu tại phiên họp đang diễn ra của Quốc hội Trung Quốc.
Theo ông Bo, từ một cái cây 20 năm tuổi chỉ có thể sản xuất ra 4.000 chiếc đũa, vì thế quan chức này kêu gọi các nhà hàng và người dân nên sử dụng dao dĩa kim loại để thay thế đũa.
Mỗi năm Trung Quốc phải đốn hạ 20 triệu cây lâu năm để đáp ứng thói quen dùng đũa một lần. Nếu đề nghị của ông Bo được tiếp nhận rộng rãi, đây có thể là một bước ngoặt trong lịch sử 4.000 năm của đũa.
Các tư liệu lịch sử cho rằng, Đại Vũ, vị anh hùng sáng lập ra nhà Hạ – triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, là người đầu tiên sử dụng hai chiếc đũa để gắp thức ăn vào khoảng năm 2.100 trước Công nguyên. Trong tình hình cấp bách phải nhanh chóng chỉ đạo trị thuỷ giúp dân, Đại Vũ đã không thể chờ cho đến khi món thịt của ông nguội đi để cầm tay, thay vào đó, ông dùng hai cành cây nhỏ để gắp.
Đũa nhanh chóng trở nên quen thuộc trên khắp châu Á. Đũa của người Trung Quốc thường dài hơn tại Nhật và Hàn Quốc để có thể gắp được những đĩa thức ăn giữa bàn ăn rộng.
Video đang HOT
Một ước tính của cơ quan quản lý rừng Trung Quốc cho thấy, trong khoảng năm 2004-2009, mỗi năm nước này tiêu thụ 57 tỉ đôi đũa dùng một lần. Với lượng tiêu thụ đũa khổng lồ, Trung Quốc là nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất, thậm chí còn nhập khẩu đũa từ một công ty ở bang Georgia, Mỹ.
Trong khi đó, dĩa là phát minh của người La Mã, nhưng phải đến thế kỷ 18 mới trở nên phổ biến ở Bắc Âu.
Theo soha
Đuổi "ma", hóa giải nỗi sợ trong tòa nhà hoang
Nhờ sự dũng cảm của tôi và anh Lâm (Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt - Lào) mà cuối cùng những "con ma" trong tòa nhà hoang đã phải lộ diện...
Cửa hàng Conieur d Asie bị ngắt tín hiệu điện thoại khi đêm về
Chúng không những chẳng tấn công hay làm hại chúng tôi mà còn bỏ chạy trối chết khi ánh sáng đèn pin lia tới.
Quan trọng nhất, những việc lạ lùng mà trước đây cả người dân bản xứ và tôi đều không thể giải thích được cuối cùng cũng phơi bày rõ ràng, hóa giải nỗi sợ hãi về " tòa nhà ma" bị bỏ hoang gần 2 thập kỷ.
Sau khi phát hiện ra lũ mèo, dơi, chuột, tôi và anh Lâm quyết định leo lên tầng thượng tòa nhà theo cầu thang dự phòng là những thanh sắt chữ U gắn vào tường.
Diện kiến "ma" mèo đội "đầu lâu"
Đang đêm khai nguyệt (trăng đầu tháng - chu kỳ động đực của mèo) nên trên nóc tầng thượng có tới 5 "cặp tình nhân" đang xoắn xuýt vào nhau mà "gào khóc". Thật chẳng còn gì để nói! Có lẽ đây là hang ổ, "tổng hành dinh" của "tổ chức" mèo hoang Viêng Chăn. Trèo qua tầng nào cũng thấy những đôi mắt xanh nhấp nháy như ma trơi.
Trong lũ mèo ấy thấy cả con mèo "mặt đầu lâu" mà những người xung quanh ngôi nhà này đồn thổi. Con mèo không hiểu do đánh nhau hay bị một tai nạn nào đó mà cả khuôn mặt nó không còn một chút lông. Những vết sẹo chằng chịt biến nó thành một quái vật. Cũng có lẽ vì chấn thương mà nó không còn bàn chân trái phía trước nữa.
Từ hố mắt sâu thẳm chiếu ra những tia xanh lè man dại đúng là khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải rùng mình. Nó cứ tập tễnh đi qua những "bữa tiệc" thịt chuột để kiếm chút thức ăn thừa. Tuy cụt một chân nhưng con mèo mun phải nặng đến 5 cân này chạy rất nhanh. Khi thấy tôi vung gậy đuổi theo, nó vẫn còn cố cướp được một miếng thịt chuột trong mồm "đồng bọn" rồi mới lao đi với tốc độ của... một gã đua xe công thức 1.
Quang cảnh trên tầng thượng mới thật thê lương. Khắp nền trắng xóa các loại xương. Xương dơi do chuột ăn xong để lại. Xương chuột, xương gà, xương chim là những gì còn lại sau bữa ăn của mèo. Lại có cả mấy bộ xương mèo to tổ bố.
Xong chuyện ma mị, lúc trèo xuống qua tầng hai, anh Lâm không quên nhặt xác con mèo mướp bị tôi đập trúng ngay phút đầu "lâm trận". Thực lòng, tôi không muốn giết hại con vật mềm mại hay nằm trong lòng các bà phu nhân quý phái, nhưng vì lúc đó tôi chỉ nghĩ nó là "ma".
Trái với sự áy náy của tôi, ông giám đốc trung tâm vốn quê Thái Bình (mảnh đất xuất xứ của các món tiểu hổ) tỏ ra rất phấn khởi với "chiến tích" của tôi. Ông cứ ca tụng tôi suốt bữa nhậu tối hôm ấy. Sau bữa tối, tổng kết lại hành trình khám phá, còn một điều nữa không lý giải được là chuyện cửa hàng Conieur d Asie bị ngắt điện thoại mỗi khi đèn đường tắt. Đây là chuyện nghiêm trọng có thể dính đến âm mưu nào đó của con người nên chúng tôi thống nhất tìm đến đồng chí cảnh sát khu vực để nhờ xác minh.
Mỏn Phai (phải) đã gỡ bỏ được nỗi lo "ma quỷ"
Những "con ma" trong lòng người
Khá hài lòng với câu chuyện của chúng tôi, đồng chí cảnh sát sốt sắng bắt tay vào việc. Anh còn dặn anh em chúng tôi, hôm nào họp tổ dân phố thì có đôi lời với bà con cho mọi người đỡ hoang mang. Do đường dây điện thoại chạy qua tầng 2 của toà nhà nên giải pháp được lựa chọn là tháo cửa sổ chui vào bên trong kiểm tra. Thêm Mỏn Phai, cô gái từng bị "ma" dọa, đại diện cho cửa hàng là người làm chứng.
Tòa nhà không có hơi người hơn chục năm nay hoang lạnh ghê người, lúc nào cũng rờn rợn cảm giác có hàng nghìn đôi mắt đâu đó nhìn chòng chọc vào mình. Bước vào căn phòng có đường dây điện thoại chạy qua, vừa bật đèn pin lên, tôi bị nện một cú chí tử vào trán rồi một luồng gió ào qua mặt.
Đàn dơi khổng lồ lao từ trong phòng ra và né tránh chúng tôi một cách tài tình. Chỉ có con dơi đầu có lẽ bị hỏng mất bộ phận định vị nên đã lao nhầm vào trán tôi, hiện đang bò lổm ngổm dưới nền nhà. Dây điện thoại bình thường. Dẫu đang ban ngày nhưng tín hiệu về cửa hàng vẫn bị ngắt, chẳng tuân theo quy luật bấy lâu nay, điện thoại chỉ bị ngắt khi tắt đèn đường.
Mỏn với tay níu lên đường dây thì lại gọi được, hễ buông tay lại hỏng. Có lẽ dây bị đứt ngầm bên trong, khi níu xuống thì vết đứt được kết nối. Anh Lâm cười khanh khách : "Chú đoán ra chưa?". Tôi cũng phì cười hỏi lại: " Anh cũng nghĩ như em à?".
Thì ra, đàn dơi khổng lồ này là nguyên nhân để vết đứt ngầm được kết nối. Hàng trăm con dơi bám trên dây cũng tạo ra sức níu xuống như hành động của Mỏn vừa rồi. Khi tắt đèn đường, đàn dơi bay đi kiếm ăn, không còn sức níu, vết đứt ngầm không tiếp xúc được với nhau gây ra tình trạng mất liên lạc. Quả thật, khi thay dây mới, điện thoại của cửa hàng dưới tầng một lại "ngon lành cành đào" mà chẳng cần chú dơi nào bám vào dây.
Mất 2 đêm thức trắng mắt, chẳng túm được "con ma" nào mà chỉ toàn dính vào mấy chuyện mèo, dơi, chuột. Nghe tôi kể lại mọi việc, Mỏn vui trông thấy nhưng lại bảo: " Thế thì em càng không dám ngủ ở cửa hàng". Gặng hỏi mãi, cô nàng mới lẩm nhẩm: "N gười ta còn sợ chuột hơn sợ ma". Lại thêm một chuyện để cười.
Trong những ngày còn ở lại đất Lào, tôi được nghe kể ngọn ngành về nguồn gốc của tòa nhà bị bỏ hoang gần 2 thập kỷ này. Ông chủ tòa nhà tên là Khăm Sảng vốn định xây nó làm khách sạn. Người gốc Lào nhưng ông sinh sống bên Mỹ. Khi tòa nhà vừa xây xong, chưa kịp hoạt động thì ông bị đột tử. Mấy người con của ông này tranh chấp tài sản với nhau suốt mười mấy năm vẫn chưa ngã ngũ. Thế nên, tòa nhà bị bỏ hoang và trở thành "tổng hành dinh" của lũ mèo hoang.
Tôi chắc rằng, nếu "ma" có thật thì Viêng Chăn sắp có mấy con ma cô hồn. Đến anh em chung nhau dòng máu mà còn tranh nhau tí tiền của bố thì chết cũng thành cô hồn hết. Ngôi nhà "ma" 7 tầng vẫn nằm đó hoang lạnh giữa lòng Viêng Chăn như một tượng đài của lòng tham lam, tư lợi, nhỏ nhen, cảnh tỉnh lương tri của những người đang sống.
Theo xahoi
Khai mạc diễn đàn Du lịch ASEAN 2013 thứ 2 Lễ khai mạc diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) lần thứ 32 vừa diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào. Với chủ đề "ASEAN - Tay trong tay, chinh phục tương lai", ATF 2013 quy tụ gần 1.000 đại biểu đến từ 10 quốc gia thành viên cùng đại diện các nước đối thoại và đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn...