Trung Quốc sắp thay đổi nhân sự Quân ủy trung ương
Vấn đề thay đổi nhân sự trong Quân uỷ trung ương Trung Quốc sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị ban chấp hành trung ương lần 4 của Đảng cộng sản Trung Quốc dự kiến khai mạc vào ngày mai 20.10, theo tờ Văn Hối (Hồng Kông).
Hội nghị ban chấp hành trung ương lần 4 (Đại hội 18) của Đảng cộng sản Trung Quốc dự kiến diễn ra trong 4 ngày tại Bắc Kinh. Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy trung ương Tập Cận Bình sẽ báo cáo vấn đề thúc đẩy toàn diện pháp trị, sau đó Hội nghị sẽ thông qua nghị quyết “Quyết định quan trọng về việc thúc đẩy toàn diện pháp trị trong cả nước”, và bàn về vấn đề điều chỉnh nhân sự quân ủy trung ương.
Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình – Anh: Reuters
Quân ủy trung ương của Trung Quốc hiện nay bao gồm: Chủ tịch Tập Cận Bình, Phó chủ tịch Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng, các ủy viên là Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, Tham mưu trưởng Phòng Phong Huy, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Trương Dương, Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần Triệu Khắc Thạch, Chủ nhiệm Tổng cục quân bị Trương Hựu Hiệp, Tư lệnh Hải quân Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh không quân Mã Hiểu Thiên và Tư lệnh pháo binh Ngụy Phụng Hòa.
Sự điều chỉnh nhân sự Quân ủy trung ương thường diễn ra vào các hội nghị lần thứ 4 của các kỳ Đại hội trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc . Như năm 1999, tại Hội nghị lần thứ 4 (ĐH 15), Hồ Cẩm Đào được bầu giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy trung ương, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu giữ chức Ủy viên quân ủy; năm 2004 tại Hội nghị lần thứ 4 (ĐH 16) Hồ Cẩm Đào được bầu giữ chức Bí thư quân ủy TW thay Giang Trạch Dân, Từ Tài Hậu được bầu làm Phó chủ tịch.
Video đang HOT
Trong những diễn biến gần đây cho thấy Trung Quốc đang cố gắng xây dựng lực lượng quân đội mạnh nhằm sẵn sàng xử lý các biến cố trong nước cũng như quốc tế. Mặt khác, Hội nghị trung ương lần thứ 4 này theo các nhà quan sát quốc tế thì Quân ủy trung ương sẽ tổng kết kinh nghiệm hoàn chỉnh công tác cải cách, xây dựng quân đội của Trung Quốc trong giai đoạn mới đã được đề ra từ Hội nghị trung ương lần thứ 3.
Trước đó, vào giữa tháng 9, khi ông Tập Cận Bình vừa đến Ấn Độ trong chuyến công du nhằm hạ nhiệt căng thẳng với quốc gia láng giềng, bất ngờ khoảng 1.000 binh sĩ Trung Quốc đã băng qua giới tuyến tạm thời giữa 2 nước tại vùng Ladakh và đã đụng độ với quân đội Ấn Độ.
Ông Tập đã thực sự bối rối và thừa nhận không biết gì về lệnh điều binh đó, khiến giới phân tích nhận định động thái này cho thấy có sự mâu thuẫn trong nội bộ, và giới tướng lĩnh muốn gây ảnh hưởng không tốt lên uy tín và hình ảnh của ông Tập Cận Bình. 1.000 binh sĩ Trung Quốc sau đó đã rút lui dần khỏi biên giới Ấn Độ khi ông Tập rời New Delhi vào ngày 19.9.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc 'trảm' nhiều tướng tham nhũng
Vụ tham nhũng của tướng Cốc Tuấn Sơn đã hé lộ thêm về công tác kỷ luật và cơ quan tư pháp của quân đội Trung Quốc (PLA) vốn bị chỉ trích về việc thiếu minh bạch, báo Beijing Youth Daily của Đoàn Thanh niên Bắc Kinh thông tin.
Tướng tham ô Cốc Tuấn Sơn.
Cốc Tuấn Sơn, 57 tuổi, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần PLA tháng trước bị truy tố về tội tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền lực, lạm dụng công quỹ và sẽ bị tòa án binh xét xử. Cốc là tướng lĩnh quân đội cao nhất bị cáo buộc tham nhũng kể từ vụ tham nhũng của Phó Tư lệnh hải quân Vương Thủ Nghiệp.
Năm 2006, Vương, 63 tuổi, bị kết án tử hình, sau đó giảm xuống còn chung thân, về tội tham nhũng 160 triệu nhân dân tệ (25,5 triệu USD) và nuôi 5 nhân tình. Vị trí Chủ nhiệm Cục Hậu cần Hải quân tạo cơ hội để Vương vòi tiền lại quả trong giai đoạn 1996-2001. Trong số 4 trung tá và 7 đại tá dính líu vụ việc, 5 người bị sa thải, 6 người bị giáng cấp.
Vương là sĩ quan cấp cao nhất của PLA bị xét xử về tội tham nhũng kể từ khi quân đội Trung Quốc cải cách trong thập niên 1980. Năm 2003, Xiao Huaishu, Phó Chính ủy đại quân khu Lan Châu, bị cơ quan chống tham nhũng điều tra về "vấn đề kinh tế". Trước đó, Sun Jinmei, nguyên Phó Tư lệnh Không quân thuộc hạm đội Bắc Hải, bị hạ bệ về tội ăn hối lộ. Nguyên Chính ủy Quân đoàn 38 Shao Songgao bị kết án 12 năm tù năm 1996.
Zhuang Deshui, chuyên gia chống tham nhũng công tác tại Đại học Bắc Kinh, cho biết, các vụ tham nhũng trong quân đội thường xảy ra trong lĩnh vực xây dựng, mua sắm trang thiết bị, quản lý quỹ, tuyển chọn và bổ nhiệm sĩ quan.
Theo thống kê chưa đầy đủ, ít nhất 10 tướng lĩnh, sĩ quan PLA đã bị trừng trị về tội tham nhũng, phần lớn liên quan lĩnh vực hậu cần, phát triển hạ tầng. Lâu nay, nỗ lực chống tham nhũng trong PLA do Ủy ban Kỷ luật thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc tiến hành.
Việc chống tham nhũng trong đội ngũ sĩ quan quân đội thuộc về viện kiểm sát quân sự và tòa án quân sự. Ủy ban Kỷ luật Quân ủy Trung ương yêu cầu tất cả các đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên phải thành lập cơ quan kỷ luật riêng.
Vũ khí bí mật của PLA để chống tham nhũng được cho là công tác chính trị và giáo dục tư tưởng. Quân ủy Trung ương ban hành quy định về phòng ngừa tham nhũng trong quân đội trong các năm 2006-2007; năm 2012, lập một nhóm công tác để kiểm toán trong mọi lĩnh vực.
Các lĩnh vực mục tiêu bao gồm xây dựng, quản lý bất động sản, mua sắm trang thiết bị, hợp tác y tế, lãnh đạo các lực lượng chiến đấu, những dự án đặc biệt và văn phòng trọng yếu, cũng như các cá nhân chủ chốt đòi hỏi giám sát đặc biệt.
Sĩ quan bị điều tra tham nhũng sẽ phải trải qua trình tự 7 bước. Tòa án quân sự được chia thành 3 cấp: tòa án cơ sở, tòa án khu vực và tòa án quân sự PLA. Tòa phải tuyên án trong vòng 2 tháng và muộn nhất không quá 3 tháng, các vụ án quá phức tạp phải xin phép tòa cấp trên.
Năm 2010, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng PLA Liu Zhenwu cho biết, quân đội Trung Quốc xử lý vấn đề tham nhũng nghiêm khắc hơn kỷ luật đảng.
Ủy ban Kỷ luật Quân ủy Trung ương giữ kín thông tin bởi phần lớn các vụ tham nhũng trong quân đội được giải quyết nội bộ và không được công bố do liên quan bí mật nhà nước.
Theo Thục Ninh
Tiền phong