Trung Quốc sắp tập trận trái phép ở Hoàng Sa
Trung Quốc dự kiến tổ chức các cuộc tập trận quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngay trước khi tòa án trọng tài quốc tế công bố phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò”.
Các tàu hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: AP
Trong một thông báo ngắn trên website, cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc cho hay hoạt động trên sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 11/7. Tọa độ của các cuộc tập trận bao hàm khu vực từ phía đông đảo Hải Nam xuống đến và bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo Reuters, trong thời gian trên, các tàu thuyền bị cấm đi vào vùng biển này, cơ quan an toàn hàng hải thông báo mà không nói rõ chi tiết.
Cuộc tập trận diễn ra ngay trước khi tòa án trọng tài ở The Hague, Hà Lan, dự kiến công bố phán quyết quanh vụ việc Philippines kiện tuyên bố chủ quyền gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 12/7.
Video đang HOT
Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện và không công nhận phán quyết của tòa án.
Bắc Kinh thường xuyên tổ chức tập trận ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với nhiều quốc gia láng giềng.
Trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng một đường băng và lắp đặt các tên lửa đất đối không, theo giới chức Mỹ.
Trang Vận tải biển Trung Quốc hồi đầu tuần cũng cho biết nước này sẽ đưa một tàu hạng sang mới vào phục vụ cho các chuyến du lịch tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 15/7. Theo kế hoạch, mỗi tháng con tàu thực hiện 4 – 6 chuyến du lịch trái phép tới quần đảo.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp, nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Anh Ngọc
Theo VNE
Việt Nam mong Tòa trọng tài phán quyết công bằng vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Việt Nam mong Toà Trọng tài công bằng, tạo cơ sở giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông khi ra phán quyết về vụ kiện Philippines - Trung Quốc trong tháng này.
Trung Quốc xây trái phép đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, ở Biển Đông. Ảnh: DigitalGlobe
"Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước của Liên Hơp Quốc về Luật Biển năm 1982(UNCLOS), Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, hôm qua cho biết trong thông cáo.
Người phát ngôn tuyên bố nhằm trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Tòa Trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc sẽ ra phán quyết vào ngày 12/7 tới.
Ông Bình cho hay Việt Nam đã được thông báo về ngày ra phán quyết. Người phát ngôn một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của UNCLOS.
Trung Quốc đòi chủ quyền với gần như toàn bộ vùng biển dựa trên "đường lưỡi bò", còn gọi là "đường 9 đoạn", mà nước này tự vẽ ra, đi sát vào vùng biển của các quốc gia láng giềng.
Philippines cho rằng tuyên bố của Trung Quốc vi phạm UNCLOS, khiến Manila bị hạn chế khai thác tài nguyên và đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế. Nước này khởi kiện yêu sách của Trung Quốc tại PCA vào năm 2013. PCA năm 2015 tuyên bố họ có thẩm quyền xử vụ kiện.
Trung Quốc khăng khăng không theo kiện và đòi bác bỏ quyết định của tòa. Trước thềm phán quyết của PCA, Trung Quốc đã phát động chiến dịch lôi kéo sự ủng hộ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Bắc Kinh nói rằng có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của họ, trong đó chủ yếu là các nước ở châu Phi, Trung Đông và Trung Á. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tên trong danh sách đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố này của Trung Quốc.
Trọng Giáp
Theo VNE
5 hải quân thống trị đại dương vào năm 2030 Cán cân sức mạnh hải quân thế giới có xu thế dịch chuyển về phía đông, khi lực lượng trên biển của Ấn Độ, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Mô hình tàu sân bay thế kỷ 21 USS Gerald R. Ford của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy Trong thập niên tiếp theo, cán cân sức mạnh trên các đại dương thế...