Trung Quốc sắp đưa “Bò rừng” vào lực lượng hải giám, ngư chính?
Tàu đệm khí “ Bò rừng” (Zubr) đã được Ukraina bàn giao cho phía Trung Quốc, có thể nâng cao khả năng phòng thủ gần bờ cho hải quân Trung Quốc.
Một số chuyên gia cho rằng, “Bò rừng” không đủ sức hoạt động tại vùng biển lớn như Biển Đông
Gần đây, các trang mạng Trung Quốc có đăng tải hình ảnh tàu đệm khí “Bò rừng” đã được đưa về khu vực Quảng Đông. Giới quan sát phương Tây cho rằng, theo tình hình tranh chấp tại Biển Đông như hiện nay, rất có thể Trung Quốc sẽ bố trí tàu này hoạt động ở khu vực Biển Đông, nhất là khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Video đang HOT
Hình ảnh tàu đệm khí “Bò rừng” xuất hiện tại Quảng Châu hôm 26/5
Ông Đỗ Văn Long, đại tá, chuyên gia nghiên cứu lý thuyết tác chiến Viện khoa học quân sự Trung Quốc cho rằng, “Bò rừng” đã về đến Trung Quốc, rất có thể nó sẽ sớm xuất hiện, luyện tập, thậm chí là diễn tập tại các vùng biển.
Về ảnh hưởng của “Bò rừng” đối với khả năng tác chiến của lực lượng hải quân Trung Quốc, ông Đỗ Văn Long cho hay, “Bò rừng” không phải là trang thiết bị tác chiến xa bờ, với các vũ khí được trang bị và ngoại hình khổng lồ của tàu này, nó thích hợp cho việc tuần tra gần bờ.
“Bò rừng” được vận chuyển trên sông Chu Giang tỉnh Quảng Đông Trung Quốc
Theo chuyên gia này, sau khi được nội địa hóa, tàu đệm khí “Bò rừng” có thể được biên chế vào lực lượng hải giám, ngư chính, chứ không chỉ biên chế cho hải quân.
Trước đó, một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, loại vũ khí tác chiến gần bờ vô cùng lợi hại này chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ “giữ đảo” chứ không thể thực hiện việc “chiếm đảo”. Đặc biệt vùng Biển Đông rộng lớn không phải là nơi “Bò rừng” có thể thể hiện sức mạnh.
Theo xahoi
Nhật Bản sẽ điều tàu hải quân ra đối phó với Hải giám, Ngư chính?
Nội các Nhật Bản cần phải tính toán phương ấn sử dụng lực lượng quân đội tham gia đối phó với các tàu công vụ (Hải giám, Ngư chính) và tàu cá Trung Quốc tìm cách đổ bộ lên Senkaku.
Bản tin sáng của đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm nay 21/8 đưa tin, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản Akihisa Nagashima hôm Chủ Nhật 19/8 cho biết, Nội các Nhật Bản cần phải tính toán phương ấn sử dụng lực lượng quân đội tham gia đối phó với các tàu công vụ (Hải giám, Ngư chính) và tàu cá Trung Quốc tìm cách đổ bộ lên Senkaku.
Ông Akihisa Nagashima, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản
Trước đó, ngày 15/8 đã có 14 người Hồng Kông đi trên 1 tàu cá Trung Quốc với tên gọi Khải Phong 2 đã tìm mọi cách đổ bộ lên đảo Senkaku. 12 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản đã dùng vòi rồng ngăn cản, nhưng nhóm người này vẫn hết sức manh động và liều lĩnh lao tới Senkaku, bất chấp nguy hiểm tính mạng bản thân và đối phương.Căng thẳng Tokyo - Bắc Kinh tiếp tục leo thang khi vào ngày Chủ Nhật 19/8, 9 Nghị sĩ địa phương dẫn theo 150 người Nhật Bản kéo ra đảo Senkaku và có 10 người đổ bộ lên đảo để khẳng định chủ quyền của Nhật Bản.
Sự manh động của tàu cá Trung Quốc chở 14 người Hồng Kông ra đảo Senkaku hôm 15/8
Nhóm 14 người Hồng Kông đã tuyên bố họ sẽ "tái đổ bộ" lên đảo Senkaku mà cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều tuyên bố "chủ quyền" với tên gọi Điếu Ngư vào ngày 1/10 tới, ngày quốc khánh Trung Quốc.Do tình hình biến động hết sức mau lẹ, Nội các Nhật Bản cần tính đến phương án sử dụng lực lượng quân đội (hải quân) để đối phó với hoạt động ngày càng gia tăng và ngày một manh động, liều lĩnh của tàu cá, tàu công vụ Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Theo GDVN
Trung Quốc nói gì về tin Hạm đội Nam Hải đang áp sát Philippines? "Chúng tôi gần đây trở thành chủ điểm của một số cuộc tấn công mạng, nhưng cho đến nay chúng tôi đã bảo vệ thành công các website của chúng tôi", ông Edwin Lacierda cho hay, trong lúc báo cáo bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội về tình hình quân sự Trung Quốc có đưa ra đánh giá, Bắc Kinh đang theo...