Trung Quốc sắp có phim truyền hình 8K đầu tiên
Một bộ phim truyền hình Trung Quốc vừa hoàn thành các cảnh quay với độ phân giải 8K, đáp ứng sự thiếu thốn nội dung 8K hiện nay.
Bộ phim có tên “ Love In Shanghai” sẽ là phim truyền hình độ phân giải 8K đầu tiên tại Trung Quốc. Trang Shine cho biết phim vừa hoàn thành các cảnh quay cuối cùng, nhưng chưa đề cập đến thời gian ra mắt.
Ngoài việc sử dụng kịch bản dựa trên một tiểu thuyết nổi tiếng tại Trung Quốc, “Love In Shanghai” còn gây chú ý nhờ chất lượng hình ảnh. Theo các thông tin hậu trường, bộ phim được ghi hình bằng một máy quay RED Helium 8K. Nhà sản xuất tự tin rằng sẽ “có hình ảnh độ phân giải cực cao và màu sắc tuyệt đẹp”. Sự xuất hiện của bộ phim cũng sẽ đáp ứng nhu cầu về các nội dung 8K “gốc” – vốn đang rất ít hiện nay.
Mẫu máy quay 8K được dùng để ghi hình cho “Love in Shanghai”. Ảnh: Shine
TV 8K dùng để chỉ các dòng TV có bề ngang chứa gần 8 nghìn điểm ảnh. Thực tế, một số mẫu TV 8K hiện nay có độ phân giải màn hình khoảng 7.680 x 4.320 pixel, tức là hơn 33 triệu pixel toàn màn hình. Số điểm ảnh của loại TV này cao gấp 4 lần 4K và gấp 16 lần so với độ phân giải FullHD. Tuy nhiên, các dòng TV này hiện chưa có nội dung tận dụng lợi thế về độ phân giải.
TV 8K đã có mặt tại Trung Quốc một thời gian, tuy nhiên, thị trường này chưa có nội dung 8K “gốc”. TV 8K hiện tại phải dùng thuật toán “upscale” để biến nội dung độ phân giải thấp hơn thành 8K, tuy nhiên, chất lượng thường không đạt như 8K thực sự.
Không chỉ tại Trung Quốc, nội dung 8K trên thế giới cũng chưa nhiều. Hồi đầu năm nay, Cnet thống kê chỉ có một số ít bộ phim của Hollywood được quay với độ phân giải 8K, như Guardians of the Galaxy 2, Mortal Engines và The New Mutants.
Video đang HOT
Ngoài việc TV 8K chưa phổ biến và giá cao, việc sản xuất nội dung 8K cũng còn nhiều thách thức, như cần các loại máy quay đắt tiền, khả năng lưu trữ và xử lý hàng Peta byte dữ liệu (1 PB = 1.000.000 GB), đồng thời đường truyền mạng phải đủ lớn để truyền tải nội dung này.
Thị trường Việt Nam hiện có một số dòng TV 8K như Samsung Q900R/Q800T/Q950TS, Sony Z8H.
Cộng đồng mạng tiếc nuối khi chia tay truyền hình analog: Sẽ không còn nữa hình ảnh về cây ăng-ten huyền thoại!
Kể từ 0h ngày 1/7, sóng truyền hình analog sẽ chính thức ngừng hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
Theo văn bản số 2357/BTTTT-CTS của Bộ Thông tin - Truyền thông, kể từ 0h ngày 1/7, sóng truyền hình analog sẽ chính thức ngừng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, khép lại biết bao kỷ niệm của thế hệ 8X, 9X.
Cụ thể, kể từ ngày 1/7, các trạm phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (hay còn gọi là truyền hình analog) tại 9 tỉnh nhóm II và 12 tỉnh nhóm III, nhóm các tỉnh thành này bao gồm: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận.
Trước đó từ ngày 16/8/2016, truyền hình analog cũng đã ngừng phát sóng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương và Cần Thơ để chuyển hẳn sang sử dụng truyền hình số mặt đất. Người dân tại 19 tỉnh lân cận cũng không thể tiếp sóng từ các đài truyền hình ở các thành phố lớn này.
Ăng-ten chính là một trong những "huyền thoại" của tuổi thơ nhiều người.
Truyền hình tương tự hay còn gọi là truyền hình analog là kỹ thuật thu phát sóng truyền hình có từ lâu đời, sử dụng tín hiệu tương tự để truyền tải video và âm thanh. Đây cũng là một trong những hình ảnh gắn liền với biết bao thế hệ tuổi thơ người Việt.
Sở dĩ truyền hình analog sớm phổ biến nhờ dễ triển khai và có mức chi phí thấp, nhất là trong bối cảnh điều kiện công nghệ lúc bấy giờ còn gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, loại truyền hình này đã bộc lộ nhiều hạn chế như hay bị nhiễu sóng trong điều kiện thời tiết xấu, chất lượng hình ảnh và âm thanh không cao,...
Mặc dù nhiều công nghệ hiện đại đã và đang được nhiều người sử dụng phổ biến, thế nhưng chắc hẳn trong ký ức của mỗi 8X, 9X đời đầu sẽ không bao giờ có thể quên được hình ảnh của cây ăng-ten, những lần phải xoay toát mồ hôi hột mới bắt được sóng truyền hình. Điều này cũng dễ hiểu bởi công nghệ truyền hình analog lệ thuộc rất nhiều vào ăng-ten, nếu muốn hình ảnh rõ nét hay chuyển kênh, người dùng phải xoay hướng ăng-ten về phía trạm thu phát ở các địa phương.
Và với việc chia tay truyền hình analog trên phạm vi cả nước đã tạo nên nhiều cảm xúc khác nhau trong cộng đồng mạng. Những hình ảnh gợi nhớ về tuổi thơ với việc gắn liền với "truyền hình ăng-ten", với hình ảnh người bố xoay liên tục chỉ để mong tín hiệu truyền hình được rõ nét nhất,... đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
"Giao diện" quen thuộc gắn liền với truyền hình analog
Hình ảnh xoay ăng-ten quen thuộc khi sử dụng truyền hình analog
Câu hỏi quen thuộc mỗi khi điều chỉnh hướng ăng-ten
Và sẽ không còn nữa những câu chuyện về người bố vì gia đình, vì đứa con thân yêu xoay chuyển ăng-ten bất chấp trời mưa để quyết mang lại hình ảnh chất lượng nhất
Cư dân mạng để lại nhiều bình luận tiếc nuối xoay quanh việc chia tay truyền hình analog.
Sẽ không còn nữa hình ảnh nhà nhà với cây ăng-ten bên cạnh. Tạm biệt nhé truyền hình analog, tạm biệt nhé ký ức tuổi thơ dữ dội nhưng vô cùng giản dị của biết bao thế hệ 8X, 9X,...
Truyền hình analog nói lời chia tay người xem tại Việt Nam Bộ TT-TT vừa có văn bản số 2357/BTTTT-CTS về việc ngừng phát sóng truyền hình analog (truyền hình mặt đất) đối với các trạm phát tại các tỉnh thành. Từ nay chúng ta sẽ không còn phải dùng những chiếc ăng-ten tự chế như thế này để xem TV Cụ thể, từ 24 giờ ngày 30.6, các trạm phát lại tại 9 tỉnh...