Trung Quốc sắp chịu ảnh hưởng của bão Bavi – bão lớn nhất từ đầu năm
Cơn bão Bavi (tức “Ba Vì”) hiện đang mạnh lên và sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt tỉnh thành của Trung Quốc.
Bão số 8 của Trung Quốc có tên quốc tế là “Bavi” (đặt theo tên núi Ba Vì của Việt Nam) đang ở phía Nam biển Hoa Đông của nước này. Đây được sự báo là cơn bão lớn nhất từ đầu năm đến nay hình thành ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
Bão Bavi. Ảnh: Taiwan English News.
Theo dự báo của Đài Khí Tượng Trung ương Trung Quốc, vào lúc 9h sáng 23/8 (giờ địa phương), bão Bavi đã ở trên vùng biển phía Nam biển Hoa Đông, cách đảo Jeju của Hàn Quốc khoảng 820km về phía Tây Nam với mức gió lớn nhất vùng gần tâm bão lên tới cấp 10. Hiện bão đang di chuyển về hướng Đông Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10km và vẫn tiếp tục mạnh lên.
Đây được dự báo có thể là cơn bão lớn nhất hình thành ở Tây Bắc Thái Bình Dương từ đầu năm đến nay, thậm chí có thể mạnh lên thành siêu bão.
Video đang HOT
Mặc dù không đổ bộ trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng bão sẽ gây ảnh hưởng tới hàng loạt các tỉnh, thành ở nước này, như Chiết Giang, Phúc Kiến… Vào khoảng ngày 27-28/8, bão còn có thể gây mưa ở khu vực phía Đông miền Đông Bắc Trung Quốc.
Do tính phức tạp và không xác định của cơn bão này, hiện tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam nước này đã bắt đầu kích hoạt cơ chế phản ứng phòng bão trên biển. Từ ngày 23/8, người và thuyền đang hoạt động trên vùng biển thuộc tỉnh này đã được yêu cầu vào bờ tránh bão./.
Quân đội Trung Quốc được lệnh kiềm chế với Mỹ
Bắc Kinh đã yêu cầu không quân và hải quân kiềm chế tối đa khi chạm mặt tàu chiến, máy bay Mỹ trên Biển Đông, theo nguồn tin giấu tên.
"Binh sĩ được lệnh không nổ súng trước. Phi công và sĩ quan hải quân được yêu cầu kiềm chế tối đa trong những cuộc chạm mặt ngày càng thường xuyên với tàu chiến, máy bay Mỹ", các nguồn tin giấu tên am hiểu tình hình quân đội Trung Quốc hôm 11/8 nói với SCMP.
Một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã gửi thông báo cho Washington rằng "quân đội Trung Quốc được lệnh không nổ súng trước" nhằm thể hiện thiện chí. "Rất dễ ra lệnh khai hỏa, nhưng cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể kiểm soát hậu quả. Tình hình hiện nay rất căng thẳng và nguy hiểm", người này cho biết thêm.
Hai nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Biển Đông hồi tháng 7. Ảnh: US Navy.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng với Washington trên Biển Đông. Hai bên gần đây liên tục đẩy mạnh hoạt động quân sự trong khu vực, dẫn tới nguy cơ đụng độ từ những sự cố ngoài ý muốn. "Trung Quốc không muốn phe diều hâu ở Mỹ có cơ hội leo thang căng thẳng", nguồn tin cho biết thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuần trước điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, bày tỏ quan ngại với những hoạt động gây bất ổn của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực gần Đài Loan. Lầu Năm Góc cho biết hai bên thống nhất sẽ "phát triển hệ thống cần thiết cho liên lạc trong khủng hoảng và giảm thiểu nguy cơ".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hối thúc Mỹ "ngừng sử dụng từ ngữ và hành động sai lầm, cải thiện khả năng kiểm soát nguy cơ hàng hải, tránh tiến hành những bước đi nguy hiểm có thể làm leo thang căng thẳng, đồng thời bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực".
Theo các nguồn tin, cuộc gọi được Lầu Năm Góc đề xuất từ tháng trước, nhưng phía Trung Quốc ban đầu tỏ ra không hứng thú. Thái độ này dường như thay đổi khi căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tháng 7 là thời điểm Mỹ triển khai đồng thời hai nhóm tác chiến tàu sân bay diễn tập trên Biển Đông, cũng như tiến hành nhiều chuyến bay trinh sát ban đêm gần bờ biển tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Quân đội Trung Quốc cũng thực hiện một số cuộc diễn tập không quân, hải quân gần đảo Đài Loan và Biển Đông.
Một số nguồn tin cho biết quân đội Trung Quốc lo ngại nguy cơ bùng phát đụng độ ngoài ý muốn, dù vẫn mô tả những nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Biển Đông là "hổ giấy".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tháng trước ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên trong hầu hết phạm vi Biển Đông, đồng thời gọi những động thái của nước này nhằm kiểm soát chúng là "hoàn toàn bất hợp pháp" và nhấn mạnh Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của mình tại khu vực.
Washington cho biết đang điều chỉnh lập trường đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông phù hợp với những nội dung trong phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016.
Trung Quốc ban đầu phản ứng quyết liệt với các động thái của Mỹ, nhưng trong những tuần gần đây, các nhà ngoại giao cấp cao của Bắc Kinh dần thay đổi giọng điệu, kêu gọi hai bên đối thoại để kiểm soát rủi ro. Trong cuộc phỏng vấn với Xinhua tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng thể hiện đường lối hòa giải hơn khi đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Vương không đề cập đến "đường chín đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, mà tuyên bố rằng vùng biển này là "ngôi nhà chung cho các nước trong khu vực" chứ không phải là "đấu trường cho chính trị quốc tế".
Bão Mekkhala ập vào Phúc Kiến, Trung Quốc lại oằn mình hứng lũ Sau khi chuyển hướng khỏi Đài Loan, cơn bão nhiệt đới Mekkhala đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến sáng nay (11/8), mang theo mưa lớn gây nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng. Tân Hoa xã đưa tin, trước đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo màu vàng khi cơn bão hướng tới các vùng ven biển phía đông...