Trung Quốc sắp chính thức ‘chấm điểm’ 1,4 tỷ công dân
Hệ thống tín dụng xã hội tại Trung Quốc dự kiến hoàn thiện vào năm 2020. Nó được chính phủ nước này sử dụng để quản lý hơn 1,4 tỷ công dân.
Hệ thống tín dụng xã hội của Trung Quốc được tiết lộ lần đầu vào năm 2014, dự kiến chính thức vận hành vào năm 2020. Nó sẽ trở thành công cụ để chính phủ Trung Quốc quản lý hơn 1,4 tỷ công dân.
Với hệ thống này, chính phủ có thể đưa ra đánh giá, từ đó quyết định trừng phạt các cá nhân và doanh nghiệp không tuân theo quy định và nguyên tắc đã đề ra. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để khen thưởng cho những người thực hiện các hành động có lợi cho xã hội.
Hệ thống sẽ thực hiện việc đánh giá một công dân dựa trên hồ sơ tài chính và pháp lý của họ. Ngoài ra, nó cũng xem xét các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như hành vi trên mạng xã hội hay lịch sử làm việc.
Nhiều hoài nghi về tính thực tiễn
Chưa đầy một năm nữa, hệ thống tín dụng xã hội sẽ được triển khai trên toàn Trung Quốc. Hiện tại, một phần của hệ thống đã được đưa vào hoạt động để thử nghiệm tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng từ các nhà chức trách, nhiều người đang bày tỏ sự nghi ngờ về tính khả thi của nó.
Một bảng thông báo thành phố ở Vinh Thành nêu gương các công dân kiểu mẫu với điểm tín dụng xã hội cao.
Vài tháng gần đây, cảnh sát ở vùng ngoại ô phía đông thành phố Nam Kinh đã bắt đầu xử phạt những người vi phạm giao thông thường xuyên bằng cách trừ điểm tín dụng xã hội của họ.
Theo đó, những công dân vi phạm 5 lần trở lên sẽ bị liệt vào danh sách “không đáng tin cậy”. Họ sẽ nhận được cảnh báo hoặc bị triệu tập đến giải trình với các nhà quản lý. Những người phạm tội nghiêm trọng hơn sẽ bị đưa vào cơ sở dữ liệu công cộng và đối mặt với hình phạt từ các cơ quan chính phủ.
Video đang HOT
“Phạm vi của hệ thống tín dụng xã hội là như thế nào? Mọi thứ có được liên kết với điểm tín dụng xã hội không?”, một người bình luận trên Weibo. “Điểm tín dụng xã hội tại Nam Kinh có được công nhận tại các thành phố khác không?”.
Một số người tỏ ra hoài nghi liệu hệ thống tín dụng xã hội có phải là giải pháp đúng đắn để điều chỉnh các hành vi sai trái trong xã hội hay không.
Vào tháng 4, các nhà chức trách tại Bắc Kinh đề xuất sẽ trừ điểm tín dụng xã hội bất cứ ai bị bắt nếu họ ăn hoặc chiếm nhiều hơn một chỗ ngồi trên tàu. Tuy nhiên, động thái này gặp phải nhiều ý kiến trái chiều cho rằng các nhân viên trên tàu sẽ được cung cấp quá nhiều quyền lực và người dân không nhận được sự bảo vệ hợp pháp.
Trên khắp Trung Quốc, nhiều thành phố cũng bắt đầu thử nghiệm hệ thống đánh giá công dân. Tuy nhiên, ở nhiều nơi người dân dường như không quan tâm đến điều đó.
Công dân tại Vinh Thành có thể in ra các tài liệu về điểm tín dụng xã hội tại văn phòng thành phố.
“Đây có thể chỉ là một phần trong các chiến dịch truyền thông của chính phủ nhằm nâng cao ý thức của người dân. Nó sẽ không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng tôi”, một tài xế taxi tại Vinh Thành chia sẻ với SCMP.
Hệ thống tín dụng xã hội tại Vinh Thành được thiết lập từ 7 năm trước và nó có nhiệm vụ xếp hạng công dân theo điểm số. Những người có thành thích cao như hay tham gia vào công việc tình nguyện, hiến máu hoặc các hoạt động có ích cho cộng đồng sẽ được hưởng một số lợi ích như kiểm tra sức khỏe miễn phí, giảm giá một số hóa đơn tiện ích. Tuy nhiên, SCMPnhận định hiện có rất ít người chú ý đến những điều này.
Theo SCMP, hầu hết người dân tại Hàng Châu hiện vẫn không biết gì về hệ thống tín dụng xã hội. Mọi người có thể tải xuống ứng dụng để kiểm tra điểm số công dân của họ nhưng đến nay chỉ có khoảng 5% dân số tại đây đã làm việc này.
Những tác động từ hệ thống tín dụng xã hội
Mặt khác, có hàng triệu công dân tại Trung Quốc đã cảm thấy tác động rõ rệt từ điểm số tín dụng xã hội.
Tòa án Tối cao Trung Quốc đã lập một danh sách đen gồm những “công dân mất uy tín”. Hầu hết họ là những người không trả tiền nợ hoặc những hành khách ngang ngược bị bắt trên các chuyến tàu và máy bay. Những người này sẽ bị cấm bay hoặc tham gia vào các hoạt động được coi là xa xỉ như nghỉ mát. Đến nay, hơn 14 triệu công dân Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách này.
Số người bị hạn chế sau khi bị liệt vào danh sách “công dân không đáng tin cậy”.
Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống này là hình phạt công bằng cho những con nợ trốn tránh trách nhiệm tài chính của họ. Trong khi đó, các cá nhân bị liệt vào danh sách đen cho biết hệ thống này khiến họ không thể lấy lại lòng tin từ người khác cũng như xây dựng cuộc sống. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng biết được trạng thái xếp hạng của họ bằng cách tìm kiếm tên trong cơ sở dữ liệu công cộng.
SCMP cho biết một hệ thống tín dụng xã hội dành riêng cho những người trong độ tuổi 18-45 đang được phát triển. Bằng cách sử dụng một ứng dụng, nó sẽ theo dõi mọi kết nối xã hội của một người, lịch sử mua hàng cũng như các thông tin cá nhân khác.
Ví dụ, sinh viên đại học tham gia công việc tình nguyện sẽ được cộng điểm. Ngược lại, những người gian lận trong các kỳ thi sẽ bị trừ điểm. Những người điểm cao sẽ nhận được các đặc quyền như tự động có một vị trí trong các cuộc phỏng vấn việc làm
Theo Zing
Trung Quốc chấm điểm công dân từ cuối 2020 để giảm người xấu
Trung Quốc sẽ dựa vào những hành vi xã hội của người dân để đánh giá họ. Những người bị chấm điểm thấp sẽ bị hạn chế trong việc di chuyển.
Theo Bloomberg, Trung Quốc đang lên kế hoạch đánh giá 1,3 tỷ dân của quốc gia này thông qua các hành vi xã hội. Từ năm 2021, những thử nghiệm ban đầu sẽ áp dụng với người dân tại Bắc Kinh.
Theo một kế hoạch được đăng tải lên trang web của chính quyền thành phố, Bắc Kinh sẽ thu thập dữ liệu từ một số phòng ban quản lý, từ đó đưa ra đánh giá để thưởng hoặc trừng phạt 22 triệu công dân dựa trên các hành động của họ ngoài xã hội và cả trên Internet.
Những người được đánh giá có "tín dụng xã hội" tốt sẽ được hưởng nhiều lợi ích, trong khi đó những người phạm pháp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.
Theo kế hoạch của chính phủ, dự án này nhằm phân loại những thành phần xấu trong xã hội và những người bị coi là "không đáng tin cậy" sẽ không thể đi bất cứ đâu dù chỉ một bước.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết, vào cuối tháng 5, những người có tín dụng cá nhân xấu ở Trung Quốc đã bị chặn không thể đặt vé di chuyển với hơn 11 triệu chuyến bay và 4 triệu chuyến tàu cao tốc.
Bên cạnh Bắc Kinh, hàng chục thành phố khác tại Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch áp dụng chương trình này. Thành phố Hàng Châu đã ra mắt hệ thống đánh giá tín dụng cá nhân người dân vào đầu năm 2018.
Người dân Trung Quốc thường xuyên sử dụng các nền tảng trực tuyến và chúng luôn bị chính quyền Trung Quốc giám sát.
Hệ thống này sẽ cộng điểm khen thưởng những hành vi có ích với xã hội như công việc tình nguyện, hiến máu và áp dụng các trừng phạt với những hành vị trái pháp luật như vi phạm luật giao thông.
Theo kế hoạch của chính phủ Bắc Kinh, cơ quan sẽ liên kết với nhiều cơ sở dữ liệu từ các công ty cung cấp dịch vụ Internet khác nhau để có thể có nắm được mọi hoạt động, tương tác của mỗi người dân trên các dịch vụ này.
Người dân Trung Quốc có thói quen sử dụng các ứng dụng trực tuyến như WeChat của Tencent hay Alipay của Ant Financial, những tài khoản này thường liên kết với số điện thoại di động và được chính phủ giám sát rất chặt chẽ. Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu hàng chục triệu camera tích hợp AI, có thể theo dõi và tìm ra người phạm tội trong đám đông.
Theo Zing
Người dân có thể lựa chọn giữa đăng ký hộ tịch trực tuyến và đăng ký thông thường? Theo Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh, trước mắt việc đăng ký hộ tịch trực tuyến sẽ quy định theo hướng cho phép người dân lựa chọn giữa thủ tục đăng ký thông thường và thủ tục trực tuyến. Ban soạn thảo Nghị định quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký...