Trung Quốc sắp bằng Mỹ về quân lực ở châu Á
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng dần cho phép Trung Quốc vươn lên cạnh tranh sức mạnh quân sự với Mỹ tại các vùng biển trong khu vực, kể cả quanh Nhật và đảo Đài Loan. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ tránh nguy cơ xung đột trực tiếp.
Đó là kết luận của một báo cáo do Viện Hòa bình Carnergie chuẩn bị công bố, mà tờ New York Times có được. Báo cáo này do một nhóm bao gồm các học giả, cựu quan chức và nhà phân tích chính trị Mỹ nghiên cứu và thực hiện.
Theo đó, viễn cảnh của 20 năm tới là: Trung Quốc ngày càng thu hẹp khoảng cách với Mỹ về năng lực quân sự, trong các lĩnh vực như chế tạo tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình. Tuy nhiên, các mối liên hệ và phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước châu Á khác sẽ ngăn không để nước này biến thành một lực lượng đối địch trực tiếp theo kiểu chiến tranh Lạnh, cũng không trở thành đối địch về quân sự hay sử dụng lực lượng quân sự để hất cẳng Mỹ khỏi châu Á.
Đội quân danh dự của Trung Quốc chuẩn bị đón quốc khách hồi tháng 4. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Một trong các tác giả của bản nghiên cứu, ông Michael D. Swaine, chuyên nghiên cứu nền quốc phòng của Trung Quốc, nói rằng văn bản này nhằm đưa ra các dự báo dài hạn về hệ quả của sự trỗi dậy của Trung Quốc, ảnh hưởng của sự trỗi dậy này tới các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông cảnh báo rằng sự xuất hiện của một cường quốc mới – cạnh tranh với Mỹ – dù thế nào đi nữa cũng sẽ có thể khiến vị thế thống soái hiện nay của Mỹ phải thay đổi.
“Câu hỏi chúng tôi đặt ra là Mỹ làm thế nào trước khả năng đó”, Swaine nói. “Mỹ sẽ tiếp tục làm ăn như bình thường, hay sẽ phải bắt đầu nghĩ đến những giải pháp khác nhằm đảm bảo an ninh khu vưc?”.
Theo báo cáo này, người chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của sự thay đổi cân bằng chiến lược ở châu Á sẽ là Nhật Bản, quốc gia vốn từ lâu dựa vào liên minh với Mỹ để đảm bảo an ninh. Như các phân tích trong báo cáo, thì nhiều khả năng Nhật sẽ càng ngày càng liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ trước thách thức từ Trung Quốc. Ngoài ra, những khó khăn về chính trị trong nước Nhật cộng với vấn đề tài chính sẽ khiến chính phủ Nhật – dù là được dẫn dắt bởi thủ tướng có quan điểm cứng rắn như ông Shinzo Abe – cũng khó lòng đầu tư tiền của cho chi tiêu quân sự ở mức như Washington mong muốn.
Viễn cảnh cực đoan nhất, theo dự báo của các nhà phân tich trong báo cáo này, là khi Nhật không còn tin tưởng vào ưu thế quân sự tuyệt đối của Mỹ nữa, và điều này thúc đẩy Tokyo đi những bước mạnh mẽ hơn, hoặc quay ra thân thiết với Trung Quốc hoặc tự xây dựng lực lượng răn đe của chính mình, kể cả vũ khí hạt nhân.
Đối với toàn khu vực châu Á Thái bình dương, báo cáo chỉ ra rằng kịch bản dễ thấy nhất là “sự cân bằng bị mài mòn”, trong đó ưu thế vượt trội về quân sự của Mỹ bị gặm nhấm dần bởi sự trỗi dậy về quân lực và quyết tâm ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc khẳng định các lợi ích của mình. Nguy cơ lớn nhất trong một môi trường như vậy là sự leo thang căng thẳng xung quanh một tranh chấp chủ quyền, như đối với Senkaku/Điếu Ngư mới đây.
Báo cáo nhận định rằng trong tương lai gần, Trung Quốc chưa theo chân Liên Xô trước kia trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu với Mỹ. Trung Quốc sẽ duy trì là cường quốc khu vực, với chiến lược tập trung hơn vào các tranh chấp lãnh thổ với các nước liền kề. Và như thế, khi Mỹ quyết tâm tăng sự hiện diện quân sự và “xoay trục” về châu Á, Trung Quốc và Mỹ sẽ trở thành thách thức đối với nhau.
Theo VNE
Thượng nghị sĩ chỉ trích Tổng thống Obama chậm rút quân khỏi Afghanistan
Ngày 18-3, Chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Carl Levin, đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Barack Obama đã kéo dài thời hạn rút quân Mỹ khỏi Afghanistan.
Trái với quan điểm của Nhà Trắng, ông Levin tuyên bố tại một diễn đàn của Ủy ban Đối ngoại tại Washington rằng việc rút quân đội Mỹ một cách ổn định, khỏi quốc gia bị chiến tranh tàn phá này sẽ gửi một thông điệp tới các nhà lãnh đạo Afghanistan và buộc họ phải tiếp tục xây dựng một lực lượng an ninh hiệu quả.
Obama và các quan chức chính quyền đã tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì quân đội Mỹ tại nước này lâu hơn so với kế hoạch hiện tại. Trong "Thông điệp liên bang" hồi tháng 2, ông Obama đã công bố sẽ rút khoảng 34.000 quân trong tổng số 68.000 quân Mỹ còn lại khỏi Afghanistan về nước vào đầu năm 2014. Trong khi đó hôm 05-3, Tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ James Mattis đã đề xuất sẽ duy trì khoảng 13.600 lính Mỹ tại Afghanistan sau năm 2014.
Tổng thống Obama và Thượng nghị sĩ Carl Levin
"Tôi cảm thấy thất vọng rằng Tổng thống Obama, thay vì quyết định giảm quân trong năm 2013 với &'tốc độ ổn định' - như ông đã nói và như tôi đã thúc giục ông thực hiện, đã quyết định không giảm thêm quân cho đến cuối năm nay".
Theo ông Levin, tình hình an ninh tại Afghanistan đã được cải thiện, bao gồm cả việc xây dựng một lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan hùng mạnh và hiệu quả.
Kế hoạch rút hầu hết quân đội Mỹ và phương Tây khỏi Afghanistan vào cuối năm tới của chính quyền Obama được xây dựng, dựa vào việc các lực lượng Afghanistan có khả năng bảo đảm an ninh đất nước của họ.
Các lực lượng Afghanistan "rõ ràng có khả năng tiến hành cuộc chiến chống lại Taliban, và họ đang tiến hành một cách có hiệu quả" - ông Levin nói.
Theo ANTD
Trung Quốc "sa lầy" ở Senkaku, Đài Loan tăng cường quân lực Trong năm 2012, những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế về vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông, giảm sự chú ý đến vùng lãnh thổ Đài Loan, tạo cho người ta ảo giác về mối quan hệ "đang ngày càng ấm lên" giữa hai...