Trung Quốc sẵn sàng hợp tác quốc tế để kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp
Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (2019 nCoV) gây ra, đến nay đã khiến 305 người thiệt mạng trong tổng số 14.550 ca nhiễm.
Nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 24/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định như vậy trong một loạt cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 1/2 thảo luận về các giải pháp kiểm soát dịch bệnh.
Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết Nga hoàn toàn ghi nhận và đánh giá cao những giải pháp hiệu quả mà Trung Quốc đang tiến hành trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Trước đó, ngày 31/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khẳng định Nga ủng hộ toàn diện Trung Quốc trong nỗ lực chống lại dịch bệnh, sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ y tế cần thiết cũng như cử đoàn chuyên gia về phòng chống dịch bệnh tới Trung Quốc để cùng tiến hành nghiên cứu, phát triển vaccine và thuốc chữa trị. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nhấn mạnh bức điện trên phản ánh sự tin cậy song phương mạnh mẽ giữa hai nhà lãnh đạo cũng như mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với “cuộc chiến” của Trung Quốc trước sự lây nhiễm nhanh của chủng virus mới này, cho rằng thái độ cởi mở, minh bạch và hợp tác cũng như các biện pháp bắt buộc và hiệu quả mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng trong những ngày qua là đáng khâm phục.
Theo ông Heiko Maas, phía Đức đã cung cấp cho Trung Quốc một số lượng nhu yếu phẩm y tế cấp thiết và sẵn sàng hỗ trợ bổ sung để phù hợp với nhu cầu. Ông Vương Nghị đã cảm ơn phía Đức về sự giúp đỡ này, đồng thời cũng thông báo với ông Maas về những diễn biến mới nhất trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh hiện nay, khẳng định rằng Trung Quốc tin tưởng và có khả năng dập dịch cũng như sẵn sàng tăng cường hợp tác với Đức và cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống dịch.
Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu gửi lời chia buồn và cảm thông sâu sắc tới những người nhiễm và gia đình những người đã tử vong do dịch bệnh. Ngoài việc đánh giá cao các biện pháp xử lý mạnh mẽ nhằm chống lại tình trạng dịch bệnh đang lây nhiễm nhanh trong cộng đồng, ông Mevlut tin rằng nỗ lực phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc sẽ sớm có hiệu quả. Ông Cavusoglu cho biết phía Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp nhiều trang thiết bị y tế cần thiết cho phía Trung Quốc và sẵn sàng đề nghị tăng cường giúp đỡ.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
NATO "đánh hội đồng", "gấu Nga giơ nanh vuốt": Rốt cuộc S-400 là "cứu cánh" hay "ngày tận thế" của Thổ Nhĩ Kỳ?
Vị trí địa lý ở ngã tư đường nằm giữa Đông và Tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa nước này vướng vào những xích mích địa chính trị phức tạp và S-400 chỉ là giọt nước tràn ly.
Video đang HOT
Đứng giữa ngã tư đường Đông và Tây, Thổ Nhĩ Kỳ phải có chiến thuật sinh tồn cho riêng mình.
Ngã tư đường hiểm nguy
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố sẽ không hủy bỏ thương vụ hệ thống phòng không S-400 với Nga bất chấp hậu quả. Mỹ đã đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Ankara không đảo ngược quyết định của mình.
Từ góc độ kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải trả giá đắt cho quyết định mua vũ khí của Nga. Là một thành viên NATO và góp mặt trong chương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-35, nhưng vì vũ khí Nga mà tất cả sự gắn kết này đang trôi xa tầm tay Ankara.
Cuối tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã lặp lại những lời cảnh báo sắt đá, đe dọa đóng cửa căn cứ không quân Mỹ ở Incirlik để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Cả hai tuyên bố trên của Ankara đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng từ lâu giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Incirlik là một trong những căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông. Đây là cơ sở chứa các đầu đạn hạt nhân và là điểm xuất phát của nhiều máy bay Mỹ tiến vào Syria để tiêu diệt khủng bố.
Theo Arab News, vị trí địa lý ở ngã tư đường nằm giữa Đông và Tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa nước này vướng vào những xích mích địa chính trị phức tạp.
Thổ Nhĩ Kỳ vốn được coi là một thành viên quan trọng của NATO kể từ năm 1952, bất chấp việc có những bất đồng với Hy Lạp và cuộc tấn công vào đảo Síp gây tranh cãi năm 1974. Là thành viên ở cực Đông của liên minh, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành đòn bẩy lớn trước các mục tiêu giảm căng thẳng và xung đột quân sự ở Trung Đông.
Tuy nhiên thương vụ S-400 đặt ra một vấn đề nan giải lớn cho NATO. Một trong những tính năng chính của F-35 là khả năng tàng hình. Để hệ thống phòng thủ của Nga sát cạnh vũ khí tối tân nhất của NATO không khác gì việc để con cáo ranh ma gần chuồng bồ câu.
Nhưng không phải chỉ hoàn toàn có tin vui cho Nga. Đầu tháng 12, Thổ Nhĩ Kỳ đã miễn cường chấp nhận thông cáo chung tại Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 70, tuyên bố Nga là mối đe dọa lớn đối với liên minh.
Tổng thống Erdogan đã buộc phải chống lại Moscow vì sức ép của toàn bộ thành viên NATO dù bị liên minh từ chối đề nghị công nhận Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) ở Syria là khủng bố.
Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ quan trọng đối với NATO mà còn là quốc gia có thể tác động lớn đến châu Âu. Đối với lục địa già, Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác thương mại và là quốc gia trung chuyển dầu khí, thông qua đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan từ Azerbaijan, đường ống TurkStream từ Nga và đường ống Trans-Anatilian mới được khánh thành từ Azerbaijan.
Hơn nữa, EU đã ký một thỏa thuận niêm phong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu để ngăn chặn dòng người tị nạn Syria, giúp tránh lãng phí 6 tỷ euro để giải quyết vấn đề này trong đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tị nạn.
Mặc dù vậy, nó vẫn đang là vấn đề âm ỉ khi Thổ Nhĩ Kỳ đã không nhận được tất cả các khoản tiền hứa hẹn từ châu Âu khi bị chỉ trích về cái gọi là cản trở tự do ngôn luận và tình trạng nhân quyền.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang giữ 3,6 triệu người tị nạn Syria, tạo nên sự căng thẳng cho nền kinh tế vốn đang suy yếu của nước này.
Nỗi lòng Thổ Nhĩ Kỳ
Sẽ cần có một chặng đường dài để thấu hiểu quyết định mua S-400 của Ankara có đúng đắn hay không.
Ankara cảm thấy bị chối bỏ bởi các quốc gia thành viên EU khi các cuộc đàm phán gia nhập khối đã đi vào bế tắc từ hơn một thập kỷ trước. Bây giờ cả hai bên dường như hiểu rằng tư cách thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn được thảo luận, ít nhất là trong khoảng thời gian dài sắp tới. Tuy nhiên, châu Âu vẫn cần Thổ Nhĩ Kỳ và ngược lại.
Tư cách thành viên NATO có lợi cho vị thế và uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ trên thế giới, đặc biệt khi Ankara được coi là một đồng minh quan trọng khi nói đến tình trạng bất ổn quân sự ở phương Đông và là tuyến phòng thủ cuối cùng chống lại Nga. Quyết định mua S-400 khiến nhiều người nghi ngờ từ góc độ của NATO.
Nhưng từ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, mọi thứ lại trông rất khác. Nga đã trở thành một thế lực quan trọng trong cuộc xung đột Syria, trong khi một số thành viên NATO lại có mối quan hệ ấm cúng với "cái gai trong mắt" YPG. Bởi vậy, việc Ankara và Moscow trở nên thân thiết nhau cũng là lẽ thường.
Cựu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu từng nói ở thời điểm trước khi bùng nổ cuộc xung đột Syria rằng, Ankara muốn có quan hệ thân thiện với tất cả các nước láng giềng, đây là một chiến thuật sinh tồn tốt ở một khu vực đầy biến động như Trung Đông. Nhưng sự phát triển mới ở Syria đã đặt dấu chấm hết cho học thuyết đó.
Các liên minh đang thay đổi và việc Thổ Nhĩ Kỳ gây dựng chỗ đứng với các cường quốc là vấn đề sống còn và đảm bảo tính toàn vẹn lãnh thổ. Tổng thống Erdogan đã trình bày quan điểm của mình một cách rõ ràng và không phải lúc nào cũng đi theo ý thích của các nhà lãnh đạo ở phương Tây.
Mặc dù công bằng mà nói, ông cũng không ngại đối đầu với Tổng thống Vladimir Putin khi thẳng thừng bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga vào tháng 11/2015. Hành động đó đã gây ra những tác động nghiêm trọng về quan hệ hai nước cũng như cả kinh tế.
Có một cái giá phải trả cho việc đứng ở ngã tư đường giữa Đông và Tây, nơi có "gấu Nga" ở phía Bắc và tiếp giáp với các cuộc xung đột ở phía Nam.
Trong một khu vực mà các liên minh luôn thay đổi, kỹ năng sinh tồn là rất quan trọng. Do đó, sẽ cần có một chặng đường dài để thấu hiểu quyết định mua S-400 của Ankara có đúng đắn hay không. Đồng thời, nó đặt ra câu hỏi là tư cách thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ bền vững như thế nào. Đây là một câu hỏi hóc búa không có câu trả lời dễ dàng.
Theo nguoiduatin.vn
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo hậu quả nếu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Cyprus Ngày 17/12, Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo việc việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí trong nhiều thập kỷ qua đối với Cyprus sẽ là một "bước leo thang nguy hiểm". Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu tại một cuộc họp báo ở Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu...