Trung Quốc quyết trường kỳ ‘Zero COVID’ tới Olympic mùa Đông 2022
Trung Quốc đang đẩy nhanh nỗ lực dập tắt đợt dịch COVID-19 mới trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là đến ngày khai mạc Thế vận hội Olympic mùa Đông 2022 được tổ chức tại Bắc Kinh.
Nhân viên y tế làm xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Ở ngoại ô tỉnh trung tâm công nghiệp Quảng Châu, các công nhân đang hoàn tất những phần việc cuối cùng của dự án xây dựng một tổ hợp lớn gồm hàng loạt những dãy nhà ba tầng màu trắng. Đó là Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu, trung tâm cách ly chuyên dụng đầu tiên đối với khách nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc.
Việc xây dựng được triển khai từ tháng 6 và đến tháng 9 vừa qua đã cơ bản hoàn thành. Hiện chỉ chờ xây đường và một số hạng mục còn lại có thể đưa vào sử dụng được. “Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác thời điểm khai trương trạm y tế này. Nhưng có thể sẽ rất sớm thôi”, một nguồn thạo tin ẩn danh cho biết.
Trong bối cảnh gần như tất cả các quốc gia đều từ bỏ chiến dịch diệt trừ COVID-19, học cách sống chung với đại dịch trên cơ sở đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine, Trung Quốc vẫn đang đặt cược vào cách tiếp cận “Không COVID-19″ (Zero COVID). Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu là một minh chứng cho xu thế đó. Khu phức hợp này có quy mô 5.000 phòng, tổng mức đầu tư lên đến 266 triệu USD, hoạt động theo mô phi tiếp xúc trực tiếp, sử dụng robot, drone để phân phối bữa ăn, vệ sinh, khử trùng bề mặt.
Trung Quốc yêu cầu người từ nước ngoài nhập cảnh vào đại lục phải tự cách ly trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần. Hiện tại, du khách có thể cách ly tại khách sạn. Nhưng trong thời gian tới, việc cách ly, giám sát sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn, đưa khách nhập cảnh vào cách ly tại các cơ sở chuyên dụng như Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu. Một quan chức Y tế Trung Quốc hôm 29/9 cũng hối thúc các thành phố đón lượng du khách nhập cảnh lớn cần lập các trung tâm tương tự. Đông Hoản và Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông đã lên kế hoạch xây dựng.
Ngoài quy định cách ly tại khách sạn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, trong tháng này cũng bắt đầu áp dụng quy định buộc khách quốc tế nhập cảnh phải tự theo dõi 4 tuần sau khi hoàn tât cách ly. Trong thời gian tự theo dõi này, du khách có thể ra khỏi nhà, nhưng phải làm xét nghiệm PCR mỗi tuần một lần, hạn chế ra ngoài không cần thiết hoặc sử dụng phương tiện công cộng.
Trung Quốc từ đầu đại dịch COVID-19 đến nay ghi nhận hơn 110.00 ca nhiễm, thấp hơn nhiều so với Mỹ hay Nhật Bản. Nhưng số ca mắc mới tăng trở lại. Kể từ ngày 19/10 đến nay, số ca mắc trong cộng đồng trong ngày dao động từ 10-60 ca, cao hơn so với mức một con số trong nửa đầu tháng 10.
Nhiều dãy nhà ba tầng được dựng lên tại Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu. Ảnh: Nikkei Asia
Chính phủ Trung Quốc vẫn thực hiện biện pháp dập dịch như thời điểm ban đầu: Phong tỏa toàn bộ thành phố, làm xét nghiệm PCR trên diện rộng. Tỉnh Cam Túc – một điểm nóng trong đợt bùng phát dịch lần này – đã cho đóng cửa toàn bộ các địa điểm du lịch, rạp chiếu phim, nhà hát. Giải Marathon Bắc Kinh, vốn dự kiến diễn ra vào ngày 31/10 tới, cũng đã bị hủy.
Video đang HOT
Chính quyền trung ương còn yêu cầu các khu vực chưa xuất ca lây nhiễm cộng đồng nâng cao cảnh cảnh giác và triển khai biện pháp phòng chống dịch. Thành phố Thành Đô đã hủy giải chạy marathon vào cuối tháng này, trong khi Đại Liên quyết định tổ chức hội chợ lớn trong tháng 11 theo hình thức trực tuyến thay cho trực tiếp như dự kiến ban đầu.
Cách tiếp cận của Trung Quốc đối lập hẳn so với phần còn lại của thế giới, khi nhiều nước nỗ lực đạt tới trạng thái bình thường mới, học cách sống chung với virus để khôi phục lại hoạt động kinh tế. Mỹ sẽ dỡ bỏ quy định hạn chế đi lại với du khách nước ngoài đã hoàn thành tiêm chủng từ ngày 8/11 tới. Singapore, Thái Lan cùng nhiều nước khác cũng nới lỏng các quy định hạn chế.
Trung Quốc tiếp tục hướng tới mục tiêu “Zero COVID” khi Olympic Bắc Kinh 2022 sẽ khởi tranh trong tháng 2/2022. Lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sẽ tổ chức thành công sự kiện này mà không kèm theo bùng phát lây nhiễm, nhằm chứng tỏ đà hồi phục sau đại dịch cũng như gia tăng uy tín, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Tại phiên họp Bộ Chính trị hôm 29/9, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi tiếp tục thực hiện các biện pháp cách ly để giữ vững thành quả trong phòng chống dịch bệnh.
Theo Tổng cục Thể thao Trung Quốc, nước này có kế hoạch tổ chức một số sự kiện thể thao quốc tế trong tháng 12 tới. Các kỳ tranh tài này sẽ đóng vai trò là bài thử nghiệm để áp dụng cho Olympic Bắc Kinh 2022, trên phương diện về đi lại, di chuyển, cách ly. Gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ áp quy định khán giả phải hoàn tất tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 mới được vào xem thi đấu tại Olympic.
Thủ tướng Lý Hiển Long: Singapore mất ít nhất 3 tháng nữa để đạt 'bình thường mới'
Phát biểu trước toàn quốc ngày 9/10, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Singapore sẽ mất từ 3-6 tháng nữa để đạt trạng thái "bình thường mới", dù đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ tiêm chủng.
Người dân ngồi ăn trong các nhà hàng "giãn cách" ở Singapore ngày 21/9/2021. Ảnh: Reuters
Theo trang CNA, trong bài phát biểu toàn quốc về tình hình đại dịch COVID-19, người đứng đầu chính phủ Singapore cho biết đảo quốc sư tử sẽ mất ít nhất 3 tháng, và có thể kéo dài tới 6 tháng, để đạt được bình thường mới.
Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, bình thường mới là khi Singapore có thể xoá bỏ các hạn chế và chỉ áp dụng các biện pháp quản lý an toàn "nhẹ", với số ca nhiễm ổn định ở mức "có lẽ là vài trăm ca một ngày, nhưng không tăng".
Trong giai đoạn này, các bệnh viện cũng sẽ hoạt động trở lại "như bình thường", người dân có thể tiếp tục các hoạt động như trước đại dịch, tham gia các đám đông mà "không lo lắng hay cảm thấy bất an".
"Một vài quốc gia đã đạt được trạng thái này, ví dụ như ở châu Âu. Nhưng họ đã phải trả giá đắt, mất nhiều sinh mạng trên đường đi" - ông Lý Hiển Long nói - "Chúng ta sẽ mất ít nhất 3 tháng, và có lẽ lâu nhất là 6 tháng để có được trạng thái bình thường mới".
Thừa nhận rằng vài tháng tới sẽ là giai đoạn "cố gắng", Thủ tướng Singapore nói rằng ông hy vọng ca nhiễm sẽ chững lại và giảm trong vòng một tháng hoặc hơn.
Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu về tình hình đại dịch COVID-19 ngày 9/10/2021. Ảnh: CNA
"Khi áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe giảm bớt, chúng ta có thể nới lỏng các hạn chế. Nhưng chúng ta sẽ phải làm như vậy một cách thận trọng, để tránh gây ra làn sóng mới một lần nữa", nhà lãnh đạo nói và nhấn mạnh: "Chúng ta phải bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe và người lao động của mình bằng mọi giá, để vượt qua đại dịch một cách an toàn".
Từ "Zero COVID" sang "sống chung với COVID"
Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết sự xuất hiện của biến thể Delta lây lan mạnh đã làm đảo lộn tình hình tại Singapore. Ông nói: "Ngay cả khi toàn bộ dân số đã được tiêm phòng, chúng ta vẫn sẽ không dập tắt được dịch bệnh này thông qua đóng cửa và các biện pháp quản lý an toàn. Hầu hết mọi quốc gia đã chấp nhận thực tế này".
Vị Thủ tướng bổ sung, ngay cả với các biện pháp quản lý an toàn nghiêm ngặt để ngăn chặn ca nhiễm COVID-19, virus sẽ lây lan nhanh chóng một lần nữa khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp. "Điều này đặc biệt đúng ở Singapore, vì chiến lược 'Zero COVID' của chúng ta".
Ông Lý Hiển Long giải thích, chiến lược "Zero COVID" đồng nghĩa hầu hết dân số chưa bao giờ bị nhiễm COVID-19, khiến khả năng miễn dịch tự nhiên của dân số Singapore thấp.
Ngoài ra, những người được tiêm chủng vẫn có "một số nguy cơ" bị nhiễm virus. Ông khẳng định, mặc dù đất nước phải chuẩn bị tinh thần để chứng kiến nhiều ca nhiễm COVID-19 "trong một thời gian tới", nhưng Singapore không thể bị đóng cửa vô thời hạn.
Vị trí đánh dấu giãn cách tại một không gian công cộng ở Singapore. Ảnh: Reuters
Thảo luận về chiến lược "Zero COVID", Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng cách tiếp cận ban đầu của Chính phủ là ngăn chặn người Singapore tiếp xúc với COVID-19 càng nhiều càng tốt. Cách tiếp cận này là do khi đó thế giới vẫn chưa nắm được nhiều hiểu biết về bản chất của virus. Ngoài ra, kinh nghiệm của Singapore trong đối phó Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) đã giúp xây dựng chiến lược cho COVID-19.
Ông nói: "Zero COVID là chiến lược đúng đắn vào thời điểm đó. Người dân của chúng ta chưa được tiêm phòng. Mọi người có ít hoặc không có miễn dịch chống lại COVID-19. Hậu quả của việc nhiễm virus là rất nghiêm trọng ".
Cách tiếp cận này đã giúp đất nước tránh được "thiệt hại lớn về người", khiến Singapore là "một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp nhất trên thế giới".
Tuy nhiên, Singapore cũng đã lên kế hoạch trước và đảm bảo nguồn cung cấp vaccine, điều mà Thủ tướng Lý Hiển Long mô tả là "nhân tố thay đổi cuộc chơi". Ông nói: "Chương trình quốc gia của chúng ta về tiêm chủng cho tất cả mọi người đã rất thành công", Singapore là "một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới" với gần 85%.
Theo Thủ tướng, việc tiêm phòng "làm giảm mạnh" nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19, với hơn 98% trường hợp lây nhiễm địa phương có biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Người dân Singapore đeo khẩu trang trên đường Orchard ngày 22/7/2021. Ảnh: CNA
"Nói cách khác, với việc tiêm phòng, COVID-19 không còn là một căn bệnh nguy hiểm đối với hầu hết chúng ta", ông Lý Hiển Long khẳng định.
Nhà lãnh đạo cũng lạc quan cho rằng, trong khi cuộc chiến chống COVID-19 vẫn tiếp diễn, Singapore đang ở "vị trí tốt hơn nhiều". "Đôi khi ta có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng chúng ta đang đạt tiến bộ ổn định theo hướng bình thường mới," ông nói.
Tuy nhiên, vị Thủ tướng cũng lưu ý rằng có thể có những đợt gia tăng ca nhiễm trong tương lai, đặc biệt nếu các biến thể mới xuất hiện. "Chúng ta có thể sẽ phải 'phanh gấp' nếu các ca bệnh lại tăng quá nhanh, để bảo vệ hệ thống y tế và nhân viên y tế. Nhưng chúng ta sẽ có thể đối phó tốt hơn với những đợt gia tăng trong tương lai".
Ông kêu gọi người dân Singapore bảo vệ các bệnh viện và nhân viên y tế, kêu gọi mọi người nên tiêm phòng và tiêm nhắc lại, thường xuyên tự kiểm tra bản thân và để người nhiễm virus có thể tự phục hồi tại nhà trừ khi họ mắc bệnh nặng hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao.
Nhà lãnh đạo kêu gọi: "Xin đừng vội đến phòng cấp cứu với các triệu chứng nhẹ. Hãy để chúng tôi dành bệnh viện cho những người cần nó nhất - những trường hợp mắc COVID-19 nghiêm trọng cũng như những người khác mắc bệnh hiểm nghèo". "Với sự hợp tác của mọi người, chúng ta hy vọng sẽ sớm đẩy lùi được đại dịch. Chúng ta có các nguồn lực, sự quyết tâm và can đảm để vượt qua cuộc khủng hoảng này... Hãy giữ vững điều đó và tiếp tục nỗ lực cùng nhau để hoàn thành hành trình hướng tới phục hồi sau COVID".
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...