Trung Quốc phủ nhận kế hoạch hồi sinh startup ‘con cưng’ của Jack Ma
Ngay sau thông tin này, cổ phiếu của Alibaba đã giảm 8%.
Giới chức Trung Quốc vừa phủ nhận thông tin liên quan đến việc mở lại đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của gã khổng lồ fintech Ant Group.
Theo Bloomberg, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) khẳng định họ không hề có cuộc thảo luận nào nhằm đánh giá lại kế hoạch IPO của công ty này. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước và nước ngoài.
Về phần mình, Ant Group cũng cho biết họ chưa có kế hoạch hồi sinh thương vụ IPO khổng lồ của mình.
Phát biểu của Jack Ma tại một diễn đàn ở Thượng Hải năm 2020 có thể là nguyên nhân đằng sau sự kìm hãm của Trung Quốc đối với đợt IPO của Ant Group.
Video đang HOT
“Dưới quy định của các nhà làm luật, chúng tôi đang tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh của mình và chưa có ý định mở đợt IPO trong tương lai tới”, công ty này cho hay.
Cổ phiếu của Alibaba đã giảm 8% ngay sau khi CSRC lời phủ nhận tin đồn hồi sinh IPO.
Theo nguồn tin của Bloomberg, CSRC đã thành lập một đội ngũ chuyên gia nhằm đánh giá lại kế hoạch IPO của Ant Group. Giới chức Trung Quốc cũng sẵn sàng gật đầu cho việc khởi động lại kế hoạch niêm yết của Ant Group ở cả Thượng Hải và Hong Kong, Reuters cho biết.
Vào năm 2020, đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lớn nhất thế giới của tập đoàn Ant Group trên hai thị trường Hong Kong và Thượng Hải đã bị hoãn lại do sự ngăn cản của chính phủ Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh dừng thương vụ IPO trị giá 35 tỷ USD của Ant hồi tháng 11/2020 đã làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu. Sự kiện này giáng đòn vào hàng loạt công ty từ Carlyle Group Inc. đến Temasek Holdings Pte, vốn được dự báo sẽ kiếm lời lớn.
Tập đoàn fintech đình đám sau đó còn phải đối mặt với sự giám sát chặt của chính phủ Trung Quốc.
Tập đoàn fintech đình đám Ant Group đã có khoảng thời gian khó khăn sau khi bị hủy đợt IPO có giá trị lớn nhất thế giới bị hủy bỏ.
Nguyên nhân được cho là vì tỷ phú Jack Ma đã chỉ trích các cơ quan quản lý địa phương và thế giới kìm hãm sự đổi mới, không quan tâm đến sự phát triển, cơ hội cho giới trẻ.
Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực là Trung Quốc gần đây đã nới lỏng quy định kìm hãm lĩnh vực công nghệ của mình. Theo Wall Street Journal, cuộc điều tra Didi Global, ứng dụng đặt xe đình đám sắp được khép lại. Các nguồn tin còn cho biết ứng dụng của Didi sẽ được trở lại những cửa hàng ứng dụng trên điện thoại thông minh tại Trung Quốc.
Tháng trước, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cũng khẳng định sẽ ủng hộ ngành công nghệ và lên kế hoạch cho phép các công ty mạng niêm yết trên sàn chứng khoán.
Cổ phiếu Alibaba đi 'tàu lượn' vì một người họ Ma bị pháp luật xử lý
Cổ phiếu Alibaba giảm 9% trong ngày 3/5 trước khi hồi phục sau khi một hãng truyền thông đưa tin nhà chức trách Trung Quốc xử lý một người họ "Ma", trùng họ với đồng sáng lập Jack Ma.
Đài Truyền hình quốc gia CCTV đưa tin nhà chức trách thành phố Hàng Châu, nơi đặt trụ sở Alibaba, có hành động chống lại một cá nhân họ Ma do nghi ngờ sử dụng Internet để tham gia vào các hoạt động gây phương hại an ninh quốc gia. Tuy nhiên, sau đó CCTV đã thay đổi thông tin bài báo để làm rõ tên của cá nhân trong diện nghi vấn có ba âm tiết, ám chỉ đó không phải nhà sáng lập Alibaba Jack Ma.
Cổ phiếu Alibaba giảm 9,4% vào đầu phiên giao dịch trên sàn chứng khoán Hong Kong khi tin tức nổ ra, nhưng dần hồi phục và chỉ còn giảm nhẹ 0,2% trong phiên chiều.
Theo nhà phân tích Willer Chen của hãng nghiên cứu Forsyth Barr Asia, phản ứng của nhà đầu tư cho thấy sự nhạy cảm trong lĩnh vực công nghệ. "Tôi cho rằng thị trường nhạy cảm hơi quá", ông nhận xét.
Người họ Ma nói trên là Giám đốc R&D phần cứng tại một hãng công nghệ thông tin, theo Thời báo Hoàn Cầu. Trong khi đó, CCTV cho biết người này bị áp dụng "biện pháp cưỡng chế" vào ngày 25/4 vì bị cáo buộc kích động lật đổ chính quyền và những hoạt động khác.
Bài báo vỏn vẹn 2 câu của CCTV dù không cung cấp nhiều thông tin nhưng đủ sức khiến nhà đầu tư hoảng loạn. Alibaba và các hãng công nghệ Trung Quốc khác chịu nhiều áp lực trong vài năm trở lại đây do chính phủ tiến hành các biện pháp quản lý chưa từng có đối với các vấn đề chống độc quyền, bảo mật dữ liệu... Đặc biệt, nhà chức trách tăng cường trấn áp đế chế của Jack Ma sau khi ông có bài phát biểu tại Thượng Hải vào tháng 10/2020, chỉ trích các cơ quan chức năng cản trở cạnh tranh.
Giới chức đã đình chỉ thương vụ IPO trị giá 37 tỷ USD của Ant Grou[ chỉ hai ngày trước khi vụ IPO diễn ra vào ngày 5/11/2020, ra lệnh cho Ant tái cấu trúc và tiến hành điều tra chống độc quyền vào các công ty của ông Ma, cuối cùng dẫn đến khoản phạt kỷ lục 2,75 tỷ USD dành cho Alibaba vào tháng 4/2021.
Bản thân tỷ phú cũng dần biến mất và im hơi lặng tiếng trước truyền thông kể từ thời điểm đó tới nay
Jack Ma bất lực ngồi nhìn 'đứa con tinh thần' bị cắt xé từng phần: Ant và Alibaba đã buộc phải bán cổ phần tại nhiều công ty, gã khổng lồ ngày nào giờ đang dần teo tóp Jack Ma đang phải trả giá quá đắt cho lần lỡ miệng trị giá hàng trăm tỷ USD từ hơn 1 năm trước. Tờ Bloomberg đưa tin, tập đoàn Ant Group của tỷ phú Jack Ma đã bán toàn bộ cổ phần của mình tại hãng công nghệ 36Kr Holdings. Đây được cho là thương vụ xử lý tài sản mới nhất trong...