Trung Quốc phóng vệ tinh 6G đầu tiên trên thế giới vào không gian
Công nghệ mạng 6G hứa hẹn sẽ cho tốc độ kết nối nhanh gấp 100 lần so với mạng 5G.
Ngày 6 tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã phóng 13 vệ tinh vào quỹ đạo trái đất, nhằm thử nghiệm công nghệ thông tin liên lạc thế hệ thứ 6 hay mạng 6G.
Các thiết bị này được phóng ra ngoài không gian bằng tên lửa Trường Chinh 6 phóng lên từ bãi phóng Taiyuan Satellite Launch Center. Bên cạnh việc mang theo các vệ tinh thử nghiệm mạng 6G, tên lửa của Trung Quốc còn mang theo các vệ tinh NewSat của Argentina, cùng vệ tinh Beihangxingsat-1 và Bayi-03, đánh dấu lần đầu tiên tên lửa Trung Quốc đưa các vệ tinh nước ngoài vào không gian.
Video đang HOT
Vệ tinh thử nghiệm 6G này là kết quả việc hợp tác của các công ty Chengdu Guoxing Aerospace Technology, công ty Beijing MinoSpace Technology và UESTC. Nó cũng được sử dụng để kiểm tra hiệu năng của công nghệ 6G trong không gian khi băng tần 6G sẽ được mở rộng từ tần số sóng mmWave của 5G lên thành tần số TeraHertz.
Theo Xu Yangsheng, viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, vệ tinh này cũng là thử nghiệm kỹ thuật đầu tiên liên quan đến ứng dụng liên lạc tần số TeraHertz trong không gian.
Công nghệ 6G được kỳ vọng sẽ mang lại tốc độ nhanh gấp 100 lần so với 5G, cho phép truyền dữ liệu không nén trong không gian để có thể liên lạc tầm xa với mức năng lượng đầu ra thấp. Theo ông Lu Chuan, người đứng đầu Viện Công nghệ Công nghiệp Vệ tinh thuộc UESTC, công nghệ này sẽ cho phép các tần số TeraHertz được sử dụng rộng rãi trong các vệ tinh internet.
Hàn Quốc triển khai mạng 6G vào năm 2026
Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu sẽ triển khai thử nghiệm các dịch vụ di động 6G vào năm 2026.
Ảnh minh họa
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến đầu tư tổng cộng 200 tỷ won (169 triệu USD) trong giai đoạn 2021-2026 để phát triển công nghệ 6G cơ bản. Mục tiêu là đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1 terabyte/giây trong mạng 6G, tức là nhanh hơn 5 lần so với các dịch vụ di động 5G và sẽ giảm thời gian trễ xuống 1/10 so với các dịch vụ 5G.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai thử nghiệm các dịch vụ 6G vào năm 2026 với các lĩnh vực chính bao gồm: Nội dung nhập vai trong chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, ô tô tự lái, thành phố thông minh và nhà máy thông minh.
Theo sách trắng có tựa đề "Trải nghiệm siêu kết nối thế hệ tiếp theo cho tất cả mọi thứ" do Samsung Electronics phát hành vào tháng 7/2020, các mạng 6G ban đầu có thể được triển khai vào năm 2028, trong khi việc thương mại hóa hàng loạt công nghệ này sẽ diễn ra vào năm 2030. Sách trắng cũng đã phác thảo các khía cạnh khác nhau liên quan đến 6G, bao gồm các xu hướng lớn về kỹ thuật và xã hội, các dịch vụ mới, các yêu cầu cần thiết, các công nghệ tiềm năng và thời gian dự kiến tiêu chuẩn hóa.
Samsung Research, bộ phận nghiên cứu và phát triển kinh doanh của Samsung, đã nghiên cứu về 6G kể từ tháng 5 năm ngoái, bằng cách thành lập một nhóm nghiên cứu riêng biệt có tên là Trung tâm nghiên cứu truyền thông tiên tiến.
Ngoài Samsung, công ty điện tử LG mới đây công bố cũng đã ký một thỏa thuận với các đối tác trong nước nhằm phát triển công nghệ 6G. Cụ thể, công ty công nghệ lớn thứ 2 tại Hàn Quốc này đã "bắt tay" với Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc (KRISS) và Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) phát triển các công nghệ của hệ thống liên lạc không dây thế hệ kế tiếp. LG và 2 đối tác sẽ tập trung vào nghiên cứu tần số terahertz và những giải pháp tiềm năng giúp đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1 terabyte/giây.
Công ty LG dự kiến sẽ thương mại hóa hệ thống 6G vào năm 2029. Công nghệ này hứa hẹn sẽ mở ra kỷ nguyên "Internet vạn vật", trong đó con người, các vật thể và không gian kết nối với các giải pháp trí tuệ nhân tạo.
Năm ngoái, LG đã mở một phòng thí nghiệm và nghiên cứu 6G tại KAIST ở khu vực Daejeon, cách thủ đô Seoul 160 km về phía Nam để phát triển các công nghệ cốt lõi cho mạng viễn thông 6G.
Hiện ngoài Hàn Quốc thì Nhật Bản, Trung Quốc và Phần Lan cũng đang thúc đẩy nghiên cứu công nghệ 6G.
Quên 5G đi, Xiaomi đã rục rịch chuẩn bị cho mạng 6G Mặc dù những tiêu chuẩn cho 6G còn chưa được tạo ra, 6G đang trở thành một từ khoá được quan tâm với nhiều công ty công nghệ Trung Quốc. Mặc dù những chiếc smartphone còn chưa kịp phổ biến trong năm 2020, Xiaomi đã bắt đầu bước vào giai đoạn tiền nghiên cứu công nghệ kết nối di động thế hệ tiếp...