Trung Quốc Philippines: “Lươn ngắn lại chê chạch dài”
Ngay sau khi Philippines thông báo sẽ tu bổ các đảo mà Manila đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã lên tiếng tố cáo, cho đó là việc làm “bất hợp pháp” trên các vùng mà Trung Quốc cho là của mình. Philippines lập tức đáp trả rằng “việc họ làm ăn thua gì so với Trung Quốc đang làm ở Biển Đông”.
Biếm họa về cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông.
Ngày 26/3, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo nước này sẽ xúc tiến trở lại các công việc sửa chữa và tu bổ trên các đảo, bãi ngầm mà Manila đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa sau một thời gian tạm đình chỉ. Cụ thể, theo ông del Rosario, các công việc này, trong đó có việc sửa chữa đường băng trên đảo Thị Tứ (Philippines gọi là Pag-Asa – PV) hoàn toàn không vi phạm bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ký kết năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Lý do là công việc tu bổ của Philippines không hề làm thay đổi hiện trạng trong vùng đang tranh chấp.
Tuyên bố của ông del Rosario đã lập tức bị Trung Quốc đả kích. Ngày 27/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên án quyết định của Philippines, cho rằng điều đó “không chỉ vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, mà còn bộc lộ bản chất đạo đức giả (của Philippines)”.
Ngày 28/3, Chính phủ Philippines mạnh mẽ đáp trả chỉ trích trên của Bắc Kinh, nói rằng những điều đó hoàn toàn không thể sánh với nỗ lực xây dựng đảo lớn lao mà Trung Quốc đang tiến hành ở khu vực này.
Video đang HOT
Manila cũng nói rằng việc Bắc Kinh cáo buộc là Philippines “có thái độ đạo đức giả” sẽ không đánh lạc hướng được dư luận về các hành động của Trung Quốc, vốn đang tạo sự căng thẳng trong khu vực.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines có đoạn: “Phía Philippines có thể có các hành động cần thiết để bảo trì và sửa chữa các cơ sở đã có trong vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông)… nhưng không thể nào so sánh với nỗ lực khổng lồ của Trung Quốc trong việc xây dựng đảo, vốn không chỉ vi phạm luật quốc tế mà còn tạo thêm căng thẳng không cần thiết”.
Philippines trong thời gian gần đây đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng mở rộng một số đảo ở vùng Biển Đông để có thể đặt căn cứ quân sự bao gồm cả các đường băng.
Lên tiếng về cuộc đấu khẩu này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino xác nhận sự hậu thuẫn dành cho Ngoại trưởng del Rosario. Theo nữ phát ngôn viên Abigail Valte của ông Aquino, bất cứ hành động tu bổ cơ sở nào của Philippines cũng không vi phạm thỏa thuận về cách hành xử ở Biển Đông, được ký giữa Trung Quốc với các quốc gia ASEAN năm 2002.
Bà Valte đồng thời nhấn mạnh rằng Philippines đã xác định rõ ràng lập trường của mình trong đơn kiện trước tòa án Liên Hiệp Quốc Tháng 3/2014, trong đó nói rằng việc Trung Quốc coi 70% vùng Biển Đông là của họ là điều bất hợp pháp.
Tòa án Liên Hiệp Quốc dự trù sẽ đưa ra phán quyết vào đầu năm tới về đơn kiện của Manila.
Theo PetroTimes
Nhật Bản bất ngờ nhắc đến Thiên An Môn, với Mỹ chống Trung Quốc ở Biển Đông
Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Nhật Bản là nước duy nhất giúp Trung Quốc phá vỡ thế cô lập bao vây của phương Tây, giúp Bắc Kinh từng bước quay trở lại...
Phó Chủ tích đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Masahito Komura. Ảnh: IPCDIGITAL.
Đa Chiều ngày 27/3 đưa tin, hôm Thứ Sáu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương David Shear tuyên bố, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và điều phối năng lực chung ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh, liên minh Mỹ - Nhật là hòn đá tảng cho sự ổn định và hòa bình ở châu Á - Thái Bình Dương.
Cũng trong ngày hôm qua Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Masahiko Komura phát biểu, ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật đối với hòa bình, ổn định của châu Á - Thái Bình Dương và nhắc đến sự kiện Thiên An Môn, một điều lâu nay hiếm khi nào xảy ra.
Truyền thông Hoa Kỳ cho biết, David Shear hôm qua phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế CSIS. Có người đặt câu hỏi: "Đồng minh Mỹ - Nhật nên phát huy vai trò như thế nào ở Biển Đông?", David Shear trả lời: "Đồng minh Mỹ - Nhật có vai trò vô cùng quan trọng với hòa bình, ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương. Tôi nhấn mạnh là không chỉ Đông Bắc Á mà còn bao gồm Đông Nam Á và Biển Đông".
Ông cũng nói rằng hai nước không chỉ hợp tác tăng cường nỗ lực chung ở Biển Đông, mà còn tăng cường điều phối đối với khu vực này. Mỹ đã cùng các đồng minh Đông Nam Á tăng cường năng lực trên Biển Đông, để nâng cao an ninh cho khu vực này, năm 2018 Mỹ sẽ điều động 4 chiến hạm thường trú tại Singapore.
Đây là lần đầu tiên Mỹ kéo chiến hạm vào thường trú ở Biển Đông kể từ những năm 1970 trở lại đây. Có nhà phân tích cho rằng hành động này của Mỹ là nhằm tăng cường ảnh hưởng quân sự ở châu Á, ngăn chặn thế lực (bành trướng) Trung Quốc không ngừng tăng lên ở Biển Đông.
Cùng phát biểu tại CSIS hôm qua, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Masahiko Komura đã giải thích tại sao Nhật Bản cần phải sửa đổi hiến pháp, bởi hiến pháp này đã không còn phù hợp với môi trường chiến lược mà Tokyo đang đối mặt. Masahito Komura cho biết, từ năm 1972 Trung - Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao đến những năm 1990 quan hệ 2 nước vô cùng mật thiết.
Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Nhật Bản là nước duy nhất giúp Trung Quốc phá vỡ thế cô lập bao vây của phương Tây, giúp Bắc Kinh từng bước quay trở lại quỹ đạo phát triển. Nhưng tiềm lực của họ càng gia tăng thì chủ nghĩa dân tộc cực đoan càng trỗi dậy. Lúc này lịch sử lại trở thành vấn đề giữa 2 nước.
Masahito Komura cũng phê phán Trung Quốc bất minh với các khoản chi tiêu quốc phòng cũng như các hoạt động quân sự bành trướng trên Biển Đông và Hoa Đông. Theo cựu Ngoại trưởng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Masahito Komura, những hành động này của Trung Quốc đang phá hoại cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Giáo Dục
Nghị sĩ Đài Loan lại truy vấn tình báo: Việt Nam đặt trọng pháo ở Trường Sa Về căn cứ quân sự hay các công trình xây dựng của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Lý Tường Trụ cho biết Cục An ninh quốc gia "nhận thức được tình hình". Lâm Úc Phương. Tờ Taipei Times ngày 27/3 đưa tin, chính quyền đảo Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ một loạt các công trình xây dựng của các...