Trung Quốc phát triển trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán đường bay tên lửa siêu vượt âm
Các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc cho biết họ đang phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể ước tính đường bay của tên lửa siêu vượt âm khi lao vào mục tiêu với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh.
Các cường quốc quân sự đang chạy đua để phát triển vũ khí siêu thanh. Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các nhà nghiên cứu cho biết hệ thống phóng tích hợp trí tuệ nhân tạo này có thể ước tính quỹ đạo tiềm năng của vũ khí đang bay tới và bắt đầu đối phó trong khoảng thời gian 3 phút.
Ông Zhang Junbiao, nhà khoa học máy tính thuộc Cục tình báo cảnh báo sớm thuộc Học viện Không quân cảnh báo sớm Vũ Hán, cho biết: “Các cường quốc quân sự trên thế giới đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt xung quanh việc phát triển các phương tiện lướt siêu vượt âm, mang lại những thách thức mới và nghiêm trọng đối với an toàn hàng không và vũ trụ”.
Trong bài báo đăng trên Tạp chí Du hành vũ trụ, ấn phẩm được bình duyệt bởi Hiệp hội Du hành Vũ trụ Trung Quốc, nhà khoa học Zhang cũng nhấn mạnh rằng khả năng dự đoán quỹ đạo có nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phân tích ý định và đánh chặn hệ thống phòng thủ không gian.
Trong trường hợp một vũ khí lướt siêu vượt âm thực hiện cuộc tấn công từ không gian, không giống như tên lửa đạn đạo thông thường, nó có thể di chuyển trong và ngoài khí quyển giống như một viên đá trượt trên mặt nước – dạt sang trái hoặc phải – khiến việc theo dõi và đánh chặn khó hơn. Với tốc độ siêu vượt âm Mach 5 (6.174km/h) hoặc cao hơn, hệ thống phòng không có rất ít thời gian phản ứng. Do đó, các chuyên gia tin rằng công nghệ hiện có không thể ngăn chặn một tên lửa lướt siêu vượt âm. Tuy nhiên, ông Zhang cho biết công nghệ AI mới có thể xử lý các nhiệm vụ không chắc chắn như vậy.
Thông thường, bên phòng thủ sẽ không biết gì về khối lượng, kích thước, hình dạng, hệ thống điều khiển khí động học hoặc mục đích của vũ khí đối phương. Nhưng công nghệ AI mới có thể đưa ra phỏng đoán khá chính xác bằng cách phân tích dữ liệu quan sát đường bay. Các nhà nghiên cứu cho biết tên lửa dù tiên tiến hay nhanh đến đâu cũng cần tuân theo những quy luật vật lý nhất định và mỗi bước di chuyển của nó sẽ mang lại một số gợi ý nhỏ nhưng hữu ích về thiết kế, khả năng và sứ mệnh.
Do đó, họ đã phát triển thuật toán học máy có thể đọc dữ liệu thu thập được trong giai đoạn đầu của đường bay siêu vượt âm. Từ đó, sử dụng kiến thức mới để tính toán đường bay có thể xảy ra nhất trong giai đoạn cuối của vụ tấn công.
Video đang HOT
Quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo so với vũ khí siêu vượt âm. Ảnh: Yahoo News
Chuyên gia Zhang và các đồng nghiệp của ông thừa nhận rằng việc biến lý thuyết này thành một mô hình thực tế không hề đơn giản. Họ cho biết dữ liệu thô được thu thập bởi một hệ thống cảnh báo sớm chứa nhiều tiếng ồn có thể gây nhầm lẫn cho AI và quá nhiều dữ liệu cũng có thể khiến máy tính bị quá tải.
Để xử lý vấn đề này, nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một thuật toán học sâu duy nhất có thể tự động loại bỏ tiếng ồn khỏi các tín hiệu mà họ phát hiện được. Để tiết kiệm tài nguyên tính toán, thuật toán cũng bắt chước hoạt động của não người, bằng cách chỉ tập trung vào dữ liệu mới nhất, quan trọng nhất.
Theo nghiên cứu, mặc dù phức tạp hơn mọi công nghệ trí tuệ nhân tạo dự đoán quỹ đạo siêu vượt âm trước đây, hệ thống mới có thể hoạt động trên máy tính xách tay và cho ra kết quả trong vòng 15 giây. Các thử nghiệm mô phỏng cho thấy phương pháp này vẫn hiệu quả đối với nhiều loại vũ khí bay với tốc độ lên đến Mach 12 (tương đương 14.312 km/h).
Trung Quốc và Nga đã phát triển nhiều loại vũ khí siêu vượt âm, trong khi Mỹ đang chạy đua để bắt kịp và thực hiện thử nghiệm thành công loại vũ khí có tốc độ Mach 5 hồi đầu tháng 5 vừa qua.
Các nhà nghiên cứu quân sự đã đề xuất nhiều biện pháp đối phó với loại vũ khí này, bao gồm hệ thống cảnh báo sớm trên không gian có thể phát hiện và đánh chặn vũ khí siêu vượt âm trong giai đoạn đầu hoặc giữa của chuyến bay, tia laser công suất cao có thể làm mù hoặc phá hủy các cảm biến hoặc tên lửa cũng có thể hoạt động ở tốc độ siêu vượt âm. Nhưng hầu hết các công nghệ này vẫn đang trong quá trình phát triển.
Hải quân Trung Quốc đã lắp đặt một khẩu pháo mới trên các tàu chiến mới hơn. Họ cho rằng vũ khí này có thể đánh bại vũ khí siêu vượt âm bằng cách bắn 10.000 phát đạn mỗi phút theo hướng dự đoán của họ.
Một nhà nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh tham gia vào chương trình radar quân sự cho biết AI sẽ đóng vai trò lớn trong việc phòng thủ vũ khí siêu vượt âm nhưng hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ, theo nhà nghiên cứu, tên lửa siêu vượt âm được bao quanh bởi khí cực nóng, ion hóa có thể làm sai lệch tín hiệu radar hoặc nhiệt, khiến việc phát hiện chính xác chuyển động của nó trở nên khó khăn hơn.
Cũng trong tháng 5 vừa qua, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Kỹ thuật Tên lửa Quân sự ở Tây An (Trung Quốc) cho biết họ đang phát triển một loại vũ khí tầm nhiệt siêu vượt âm có khả năng đánh trúng một chiếc xe đang di chuyển. Quân đội Trung Quốc ngày càng tin vũ khí siêu vượt âm sẽ thay đổi bản chất của trận chiến và đang đầu tư mạnh mẽ để đạt được lợi thế về công nghệ. Họ cho rằng các phương tiện quân sự đắt tiền như tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình cũng sẽ mất lợi thế và ít khả năng phòng thủ trước tên lửa siêu vượt âm.
Trung Quốc: Công nghệ 3D chỉ mất 2 năm để hoàn thiện đập cao 180m
Trung Quốc đang muốn biến một công trình đập trên Cao nguyên Tây Tạng thành cỗ máy in 3D lớn nhất thế giới.
Dự án đập Yangqu trên Cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: Weibo
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), nhà máy thủy điện Yangqu cao 180 mét sẽ được xây dựng "theo từng lát cắt", sử dụng máy xúc không người lái, xe tải, máy ủi, máy lát và xe lu được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2024, dự án đập Yangqu sẽ cung cấp gần 5 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm cho khu vực kéo dài từ thượng nguồn sông Hoàng Hà đến Hà Nam - cái nôi của nền văn minh Trung Quốc đồng thời là nơi sinh sống của 100 triệu dân.
Nguồn điện sẽ được tải qua một đường dây điện cao thế dài 1.500 km xây dựng dành riêng cho việc truyền tải năng lượng xanh.
Trong bài viết đăng trên tạp chí khoa học Đại học Thanh Hoa, nhà khoa học dẫn đầu dự án Liu Tianyun miêu tả việc xây dựng đập và công nghệ in 3D "có sự tương đồng về bản chất".
Sau nhiều năm phát triển và thử nghiệm, ứng dụng công nghệ in 3D trong xây dựng cơ sở hạ tầng lớn đã được chứng minh và trở thành công cụ "giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm mà mang tính chất lặp đi lặp lại".
Phối hợp với phòng thí nghiệm khoa học thủy lực Đại học Thanh Hoa, nhóm nghiên cứu của ông Liu cho biết nhóm đã nảy ra ý tưởng "in" các dự án xây dựng quy mô lớn khoảng 10 năm trước. Nhóm tin rằng toàn bộ một công trường xây dựng có thể vận hành như một máy in 3D khổng lồ, với số lượng lớn máy móc tự hành hoạt động liên tục và liên kết với nhau.
Trí tuệ nhân tạo từng được các nhà kỹ sư Trung Quốc sử dụng trong việc xây dựng đập Bạch Hạc Than - con đập lớn thứ 2 trên thế giới - hoàn thành chỉ mất 4 năm.
Nhà nghiên cứu Liu giải thích việc thử nghiệm công nghệ AI trong các dự án xây dựng trước đây cho thấy máy móc thông minh có thể thực hiện công việc tốt hơn con người, "đặc biệt là trong một số môi trường khắc nghiệt và nguy hiểm".
Khi được hỏi về tiến độ của đập Yangqu, nhóm nghiên cứu từ chối tiết lộ. Tuy nhiên, theo một số bài báo địa phương, dự án đã bắt đầu triển khai vào cuối năm ngoái tại quận tự trị Tạng Hải Nam.
Các bài viết miêu ta sau khi mô hình máy tính của đập "được cắt" thành nhiều lớp, trung tâm AI sẽ chỉ định một nhóm robot làm lần lượt từng lớp. Máy xúc không người lái sẽ có thể xác định và vận chuyển vật liệu từ bãi tập kết vào một đội xe tải tự động chạy bằng điện. Theo một lộ trình được tối ưu hóa do AI đầu não tính toán, các xe tải sẽ vận chuyển vật liệu đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm mà máy ủi và máy lát tự hành định vị sẵn.
Sự kết hợp giữa máy ủi và máy lát sẽ ép chặt lớp vật liệu. AI trung tâm cũng sử dụng những thiết bị này để giám sát chất lượng công trình bằng cách phân tích độ rung của mặt đất. Theo bài báo, công nghệ AI hiện đại giờ đây có thể giúp máy móc ứng phó với những bất ổn trong một môi trường thay đổi thường xuyên và thực hiện các tác vụ khác nhau một cách linh hoạt.
Ông Liu chỉ ra trí tuệ thông minh và máy móc không gây ra lỗi sai như con người. Trong một số trường hợp, các tài xế xe tải thường giao vật liệu đến sai vị trí hay người điều khiển xe lu không thể lái xe theo đường thẳng một cách chính xác. Hầu hết công nhân không có khả năng đọc các bản thiết kế. Bên cạnh đó, máy móc có khả năng hoạt động trong môi trường nguy hiểm mà không bị đau đầu do thiếu oxy hoặc kiệt sức sau khi làm việc liên tục trong 24 giờ.
Nhóm của ông Liu cho hay công nghệ in 3D có thể được sử dụng trong các dự án cơ sở hạ tầng khác, ví dụ như xây dựng sân bay và đường bộ.
Một nhà nghiên cứu giấu tên tại Nam Kinh chỉ ra vẫn tồn tại điểm hạn chế trong công nghệ in 3D.
"Công nghệ này không thể in một cấu trúc bao gồm các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như bê tông cốt thép làm từ thép và xi măng, song một đội quân robot xây dựng có thể phần nào bù đắp trước sự sụt giảm mạnh của lao động chân tay do tỷ lệ sinh thấp", nhà nghiên cứu kết luận.
Mỹ cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc đạt mức đột phá Đô đốc Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ nhận định rằng Trung Quốc đang trên đà đạt được bước đột phá về năng lực vũ khí hạt nhân. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong cán cân an ninh toàn cầu. Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc tham gia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bốn người bị bắt giữ vì dùng AI tạo ảnh khiêu dâm để kiếm lợi

Ông Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới

Đan Mạch sắp đưa quân nhân đến Ukraine huấn luyện, Nga cảnh báo đanh thép

Nga siết gọng kìm Kursk, tăng tốc đánh bật Ukraine khỏi pháo đài cuối cùng

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa sau lệnh siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc

TASS: Cựu Thống đốc vùng Kursk của Nga bị bắt giữ

Bloomberg: Trung Quốc muốn tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ

Các nhà máy không công nhân, không ánh đèn tại Trung Quốc

Tình báo Nga nêu điều kiện để đạt được thoả thuận hòa bình với Ukraine

NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình

Ukraine sa thải quan chức tập hợp binh sĩ trao thưởng khiến Nga tấn công

Bitcoin Hy vọng mới cho nền kinh tế đang khủng hoảng của Bhutan
Có thể bạn quan tâm

Leo rank cùng Gumayusi, sao GAM bị block vì... "trở thành gánh nặng"
Mọt game
08:14:16 17/04/2025
Ngắm chiếc đồng hồ "lạ" nhất thế giới có giá 85 tỷ đồng, ai sẽ mua?
Lạ vui
08:10:40 17/04/2025
Bị đột kích, nhóm ma túy nổ súng, rút dao chống trả công an
Pháp luật
08:10:38 17/04/2025
Honor ra mắt smartphone giống iPhone với pin khủng 8.000 mAh
Đồ 2-tek
08:08:09 17/04/2025
Sự trùng hợp trong các bài đăng ẩn danh về suất ăn bán trú ở Đà Nẵng, cần xác minh động cơ
Netizen
08:07:15 17/04/2025
Pin lỏng có thể định hình lại thế giới thiết bị thông minh
Thế giới số
08:01:42 17/04/2025
Lý do ít ai ngờ tới khiến nội dung Hàn Quốc thành công trên toàn cầu
Sao châu á
07:58:04 17/04/2025
Billboard khen ngợi màn trình diễn của Jennie (BLACKPINK) tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
07:55:22 17/04/2025
Ben Affleck bùng nổ với vai hành động trong 'Mật danh: Kế toán 2'
Phim âu mỹ
07:52:41 17/04/2025
Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy
Tin nổi bật
07:47:05 17/04/2025