Trung Quốc phát triển tiêm kích tàng hình mới
Tập đoàn Trung Quốc thông báo đang phát triển tiêm kích tàng hình mới, có thể dựa trên nguyên mẫu FC-31 để sử dụng trên tàu sân bay.
Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương (SAC) của Trrung Quốc hồi tuần trước cho biết đang “tăng cường nỗ lực” để sản xuất tiêm kích tàng hình cho quân đội nước này, bao gồm nghiên cứu và thử nghiệm máy bay mới cùng các công nghệ liên quan trong năm nay.
SAC không nêu tên mẫu chiến đấu cơ mới, song hình ảnh được đăng kèm thông báo của tập đoàn cho thấy mẫu tiêm kích tàng hình thử nghiệm FC-31 do hãng này sản xuất.
Nguyên mẫu FC-31 của Trung Quốc bay thử hồi năm 2020. Ảnh: Twitter/RupprechtDeino .
Wang Yanan, tổng biên tập tạp chí Aerospace Knowledge có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định việc SAC cải tiến tiêm kích tàng hình FC-31 là điều hợp lý, vì hai máy bay mà họ đã chế tạo chỉ là nguyên mẫu thử nghiệm.
Video đang HOT
“Hải quân Trung Quốc cần tiêm kích tiên tiến hơn cho tàu sân bay trong tương lai. FC-31 được tùy chỉnh cho mục đích này sẽ là một lựa chọn tốt”, Wang cho biết.
FC-31, đôi khi được gọi với biệt danh J-31, cất cánh lần đầu tháng 10/2012. Nhiều chuyên gia nhận định FC-31 sẽ trở thành tiêm kích hạm chủ lực của tàu sân bay Trung Quốc nhờ kích thước nhỏ hơn mẫu J-20 của không quân nước này.
Cơ quan Hàng không Trung Quốc cùng phòng nghiên cứu và thiết kế của Tập đoàn Hàng không Trung Quốc (AVIC) tháng 7/2020 thông báo bắt đầu thử nghiệm nguyên mẫu tiêm kích tàng hình mới. Sau đó hai tháng, ảnh một chiếc F-31C với màu sơn mới cùng biểu tượng của SAC được đăng trên mạng xã hội Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là đang phát triển tiêm kích hạm tàng hình để phục vụ cho tham vọng xây dựng hải quân toàn cầu và cạnh tranh với mẫu F-35B và F-35C của Mỹ. Quân đội Trung Quốc đang vận hành J-20, mẫu tiêm kích tàng hình thường được so sánh với F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga, nhưng khó vận hành trên tàu sân bay vì kích thước và trọng lượng lớn.
Đài Bắc nói Bắc Kinh đang củng cố năng lực tấn công
Đài Bắc ra báo cáo đánh giá năng lực phòng thủ mới nhất, cho rằng Bắc Kinh đang củng cố năng lực tấn công và phong toả hòn đảo.
"Trung Quốc đại lục tăng thái độ thù địch và đe dọa chúng tôi, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn và xung đột, đồng thời phá vỡ hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan", theo bản sao đánh giá của cơ quan phòng vệ Đài Loan.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan thực hiện đánh giá năng lực phòng thủ của hòn đảo 4 năm một lần. Báo cáo mới nhất cảnh báo Trung Quốc đại lục đang triển khai chiến thuật "vùng xám" để gây sức ép lên hòn đảo, bao gồm các cuộc diễn tập liên tiếp trong khu vực và những lần điều máy bay cùng tàu thuyền quân sự áp sát.
Tài liệu này cho biết Trung Quốc đại lục điều nhiều máy bay, trong đó gồm máy bay không người lái (UAV), liên tục áp sát vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan trong nỗ lực "làm hao mòn" lực lượng phòng vệ trên không của hòn đảo. "Trung Quốc đại lục tiếp tục hiện đại hóa quân đội và tăng cường năng lực trong cuộc chiến với Đài Loan", báo cáo viết.
Tiêm kích F-16 của phòng vệ Đài Loan giám sát oanh tạc cơ H-6 của quân đội Trung Quốc tháng 2/2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết Trung Quốc "xây dựng bản sao" các cơ sở quân sự của lực lượng này để "huấn luyện tấn công", đồng thời tổ chức các cuộc diễn tập đổ bộ mô phỏng chiến dịch tấn công hòn đảo.
Trung Quốc đại lục có khả năng "đóng cửa một phần" cảng cùng các tuyến đường biển quan trọng của Đài Loan và chặn hoạt động vận tải biển tới hòn đảo, đồng thời "triển khai tên lửa tầm xa ngăn lực lượng nước ngoài hỗ trợ", cơ quan phòng vệ Đài Loan nhận định.
Báo cáo của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết Trung Quốc đại lục tiến hành "tâm lý chiến" và phát tán "tin giả" nhằm "làm tổn hại lòng tin của người dân" đối với giới chức hòn đảo.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẽ dùng vũ lực nếu cần. Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi đầu tháng 3 khẳng định Trung Quốc kiên quyết ngăn chặn "bất cứ hoạt động ly khai nào nhằm tìm cách cho Đài Loan độc lập".
Vị trí đảo Đài Loan (Trung Quôc). Đồ họa: Google .
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đang giám sát tiến trình hiện đại hóa của lực lượng phòng vệ, bao gồm đề án đóng tàu ngầm, chương trình phát triển tên lửa tầm xa và nâng cấp năng lực tác chiến trên không. Tuy nhiên, phòng vệ Đài Loan bị đánh giá là "lép vế" trước quân đội Trung Quốc, khi lực lượng này biên chế tiêm kích tàng hình, tàu sân bay và các khí tài tiên tiến khác.
Vấn đề Đài Loan là nguyên nhân gây căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, được nêu ra trong hội đàm cấp cao giữ hai nước ngày 18/3. Mỹ là bên cung cấp vũ khí và hậu thuẫn chính cho Đài Loan. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an giới chức đảo Đài Loan rằng cam kết của họ với hòn đảo là "vững chắc", đặc biệt sau khi Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực.
Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ mài mũi xuống đường băng Một tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ gục mũi trên đường lăn ở căn cứ Eglin, nhiều khả năng bị sập càng trước trong lúc hạ cánh khẩn cấp. "Tiêm kích F-22 thuộc biên chế Không đoàn tiêm kích số 325 gặp sự cố mặt đất trên đường lăn lúc 15h30 ngày 15/3. Máy bay trước đó gặp tình huống khẩn cấp trên...