Trung Quốc phát triển thế hệ tàu cao tốc mới 1.000km/h đi nhanh hơn máy bay
Thế hệ tàu cao tốc chở khách chạy với vận tốc 1.000km/h sử dụng đệm từ của Trung Quốc được kỳ vọng có thể cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng không.
Trung Quốc phát triển dự án đầy tham vọng với tàu cao tốc 1.000km/h
Hành khách vẫn có thể xem video độ nét cực cao hoặc chơi game trực tuyến trên điện thoại thông minh của mình khi đang ngồi trong tàu cao tốc thế hệ mới, vận hành ở tốc độ khoảng 1.000km/h.
Đó là những kỳ vọng của Trung Quốc về thế hệ tàu cao tốc mới trong tương lai mà quốc gia này đang nghiên cứu.
Theo Tân Hoa Xã, dù vẫn trong quá trình nghiên cứu và phát triển, nhưng các kỹ sư trong nhóm nghiên cứu cho biết, thế hệ tàu cao tốc mới này có thể đạt tốc độ nhanh hơn máy bay thương mại chở khách nhờ đường ống cận chân không và sử dụng đệm từ.
Mega Constructions cho biết, đó là thế hệ tàu cao tốc Maglev Railway. Nếu dự án đi vào hoạt động, du khách di chuyển từ Thượng Hải tới Hàng Châu sẽ rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 9 phút. Thậm chí, việc đi lại giữa các thành phố lớn tại Trung Quốc chỉ diễn ra trong vòng chưa tới 10 phút.
Với vận tốc này thậm chí tàu cao tốc còn di chuyển nhanh hơn máy bay. Điều này được kỳ vọng sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng không.
Boeing 747-8i là chiếc máy bay thương mại có tốc độ nhanh nhất hiện nay (Ảnh: Boeing).
Video đang HOT
Theo thông tin từ World Aviation, dựa trên nguyên tắc chung, tốc độ của máy bay thương mại chở khách thường ở mức 860km/h. Một số máy bay thương mại khác như dòng Airbus A330Neo có thể đạt tốc độ tối đa là 1.061km/h.
Chiếc Boeing B788, đạt tới 1.051km/h hay Boeing 747-8i có tốc độ tối đa là 1.062km/h. Đây cũng là dòng máy bay thương mại dài nhất thế giới, đồng thời là máy bay chở khách lớn nhất được sản xuất tại Mỹ.
Sau những cuộc thử nghiệm thành công trong ống chân không, công nghệ này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống giao thông trong tương lai ở Trung Quốc cũng như trên thế giới.
Nhóm kỹ sư của phòng đệm từ và lực đẩy đệm từ thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cũng tham gia nghiên cứu dự án.
Tàu đệm từ tốc độ cao của Trung Quốc có thể đạt tốc độ nhanh hơn máy bay chở khách thương mại nhưng chúng sẽ phải di chuyển trong ống chân không (Ảnh minh họa: Global Times).
Trước đó, tập đoàn này đã xây dựng cơ sở nghiên cứu lớn nhất thế giới phục vụ tàu đệm từ chạy trong đường ống chân không ở thành phố Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây) và tiến hành thử nghiệm lực đẩy tốc độ cao với phương tiện nguyên mẫu kích thước thật.
Nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc đang tìm kiếm sự chấp thuận từ chính phủ để xây dựng đường tàu đệm từ đường ống chân không thương mại đầu tiên trên thế giới.
Trước đó, phương thức vận tải mặt đất mang tính cách mạng này lần đầu tiên được Elon Musk, người sáng lập SpaceX đề xuất với tên gọi “Hyperloop”. Công nghệ tương tự cũng có thể được sử dụng để đẩy tàu vũ trụ vào không gian với chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên vào cuối năm 2023, tỷ phú Musk đã bỏ dự án do những thách thức về công nghệ và tài chính. Điều này khiến Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới tiếp tục phát triển công nghệ này.
Trung Quốc vận hành tàu cao tốc 350km/h, duy trì 5G ở đường hầm dài
Hiện các tàu cao tốc ở quốc gia này hoạt động ở vận tốc 350km/h. Hành khách có thể duy trì dịch vụ 5G ngay cả khi đi trong đường hầm dài bởi được các nhà khai thác viễn thông kết nối.
Thế hệ tàu cao tốc Fuxing đầu tiên được Trung Quốc đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2016, di chuyển trên tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải. Với quãng đường dài 1.318km, tàu chạy tốc độ cao qua đó giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ 13 tiếng xuống còn 4 tiếng 28 phút.
Hệ thống tàu cao tốc Fuxing đang được vận hành tại Trung Quốc với vận tốc 350km/h (Ảnh: CGTN).
Đây cũng là hai địa phương sở hữu nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở nước này. Qua đó giúp thúc đẩy giao thông, kinh tế và du lịch vùng miền.
Từ khi ra mắt, tàu Fuxing nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ du khách trong nước và quốc tế. Trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều video được du khách chia sẻ về trải nghiệm ngồi tàu mang lại cảm giác “êm ru” khi lướt dọc theo chiều dài Trung Quốc.
Theo SCMP, Trung Quốc đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới đường sắt vào năm 2025 lên tới 165.000km bao gồm 50.000km đường sắt cao tốc.
Tính đến cuối năm 2023, mạng lưới đường sắt quốc gia này đạt chiều dài 159.000km trong đó có 45.000km đường sắt cao tốc.
Trung Quốc áp dụng hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu cho tàu cao tốc
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, với sự phát triển nhanh chóng của đường sắt cao tốc, tàu cao tốc đã trở thành phương tiện giao thông quan trọng của đại bộ phận người dân Trung Quốc.
Hiện nước này đang nỗ lực thúc đẩy xanh hóa việc đi lại bằng phương tiện thuận lợi này.
Trung Quốc hiện có mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Ông Phùng Giang Hoa nhà khoa học trưởng công ty TNHH cổ phần chế tạo toa xe lửa Trung Quốc (CRRC), kỹ sư trưởng Công ty TNHH Viện nghiên cứu Chu Châu (Zhuzhou Institute Co. Ltd.) cho biết trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ áp dụng hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu được phát triển độc lập trong nước cho các đoàn tàu cao tốc, có tốc độ cao hơn, qua đó giúp tiết kiệm năng lượng hơn và xanh hơn. Theo ông Phùng Giang Hoa, hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu là sản phẩm chủ đạo của hệ thống lực kéo thế hệ tiếp theo dành cho vận tải đường sắt. So với hệ thống lực kéo động cơ không đồng bộ truyền thống, hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu nhỏ hơn và nhẹ hơn, đồng thời có hiệu suất tiết kiệm năng lượng tốt hơn, tỷ lệ tiết kiệm lên tới 30%.
Được biết, từ năm 2003, Công ty TNHH Viện nghiên cứu Chu Châu đã đi đầu trong việc thực hiện nghiên cứu hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu trong lĩnh vực vận tải đường sắt. Năm 2015, đoàn tàu cao tốc đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống lực kéo nam châm vĩnh cửu đã chính thức lăn bánh.
Kỹ sư trưởng Phùng Giang Hoa cho biết hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển tàu cao tốc có tốc độ cao hơn và hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu đang trải qua các thử nghiệm tải, sau khi vận hành thử nghiệm và tích lũy dữ liệu, tạo thêm động lực cho thiết bị giao thông thông minh, xanh, giúp đạt được vị thế đứng đầu thế giới về công nghệ lực kéo tàu cao tốc.
Thêm tuyến tàu du lịch kết nối với đường sắt Lào - Trung Quốc Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 9/5, chuyến tàu du lịch đầu tiên từ thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã đến thủ đô Viêng Chăn của Lào. Chuyến tàu khởi hành từ ngày 8/5 với 240 du khách xuất phát từ ga Quý Dương với hành trình dài 8 ngày. Hình ảnh đoàn tàu Lan Xang (Triệu Voi)...