Trung Quốc phát tiền cho người dân liệu có đủ để vực dậy nền kinh tế?
Chính phủ Trung Quốc sắp phát trợ cấp bằng tiền mặt cho nhóm người yếu thế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế nước này cần nhiều động thái hơn để thúc đẩy tăng trưởng.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã gây bất ngờ cho thị trường khi công bố kế hoạch cắt giảm một số lãi suất, bao gồm cả lãi suất cho các khoản vay thế chấp hiện có. PBOC sẽ cắt giảm lượng tiền tối thiểu mà các ngân hàng trong hệ thống phải giữ lại, hay còn gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), thêm 50 điểm cơ bản.
Ông Phan Công Thắng, Thống đốc PBOC, còn tiết lộ khả năng cắt giảm lãi suất cho vay tham chiếu từ 0,2-0,25% nhưng không đề cập cụ thể phương án trên sẽ được áp dụng cho các kỳ hạn 1 hay 5 năm hoặc cả hai. Trước đó, PBOC giữ nguyên 2 biểu lãi suất này trong kỳ điều chỉnh tháng 9.
Ngay sau đó, Trung Quốc thông báo sẽ hỗ trợ tiền mặt cho người nghèo trước lễ Quốc khánh vào ngày 1/10. Cụ thể, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ nước này sẽ phát tiền trợ cấp cho người nghèo, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn thể hiện sự quan tâm của chính phủ nước này đối với những người gặp khó khăn.
Giá trị khoản trợ cấp này không được tiết lộ. Tuy nhiên, tiền sẽ được phát trước ngày 1/10, thời điểm Trung Quốc bắt đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần.
Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Trung Quốc cần nhiều động thái hơn để thúc đẩy tăng trưởng (Ảnh: iStock).
Video đang HOT
Giám đốc điều hành tại cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tại Trung Quốc, cho rằng sau khi PBOC công bố cắt giảm lãi suất, tâm lý thị trường đã thay đổi đáng kể và niềm tin về sự tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện.
Ông này chỉ ra rằng việc nới lỏng tiền tệ vẫn đòi hỏi phải có biện pháp kích thích tài khóa để đạt được hiệu quả mở rộng tín dụng và đưa tiền vào nền kinh tế thực. Chuyên gia cho rằng nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc cần nhiều hơn các động thái như vậy để thúc đẩy tăng trưởng.
“Đòn bẩy cao khiến doanh nghiệp và các hộ gia đình Trung Quốc không sẵn lòng vay thêm. Điều này cũng khiến tác dụng của chính sách tiền tệ nới lỏng bị suy yếu”, đại diện Fitch Ratings tại Trung Quốc chia sẻ với China Daily.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5% trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng tăng trưởng cả năm có thể không đạt được mục tiêu nếu không có thêm biện pháp kích thích kinh tế. Hoạt động công nghiệp của Trung Quốc cũng chậm lại khi doanh số bán lẻ chỉ tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm trước.
Thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của PBOC cũng kêu gọi chính phủ tăng cường chi tiêu để khắc phục tình trạng tiêu dùng trì trệ. Ông lập luận rằng biện pháp phát tiền trực tiếp cho các hộ gia đình sẽ thúc đẩy chi tiêu, còn sự tập trung thái quá vào chính sách tài khóa có thể kìm hãm nền kinh tế.
Bộ Tài chính Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm thận trọng. Ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại công ty tài chính Macquarie, nhận định rằng các động thái mới đây của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã kết thúc chuỗi giảm phát dài nhất của Trung Quốc kể từ năm 1999. Bắc Kinh đang phải vật lộn với nhu cầu nội địa yếu kém.
Gần đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng do khủng hoảng bất động sản kéo dài và người tiêu dùng lo ngại về việc làm. Các số liệu kinh tế tháng 8 đều không đạt dự báo, khiến giới chức bị thúc giục tung thêm chính sách kích thích.
Thị trường trái phiếu phản ánh sự thận trọng hơn so với cổ phiếu. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 2% sau thông tin cắt giảm lãi suất, trước khi tăng lên khoảng 2,07%. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ là 3,74%.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ tăng trưởng
Thông tin trên là một trong nhiều nội dung được Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Phan Công Thắng chia sẻ trong cuộc họp báo sáng 24/9.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ cắt giảm lượng tiền tối thiểu mà các ngân hàng trong hệ thống phải giữ lại, hay còn gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) thêm 50 điểm cơ bản, Thống đốc PBoC Phan Công Thắng chia sẻ trong cuộc họp báo sáng 24/9.
Tuy nhiên, ông không chia sẻ thời điểm cụ thể quyết định trên bắt đầu có hiệu lực. Ngoài ra, dựa theo tình hình cụ thể, PBoC có thể cắt giảm RRR thêm 0,25% hoặc 0,5% trước khi bước sang năm mới 2025, ông bổ sung. Với quyết định giảm 0,5% RRR, các ngân hàng tại Trung Quốc sẽ có thêm khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương gần 142 tỷ USD) phục vụ cho các khoản vay mới.
Bên cạnh đó, ông Thắng cho biết sẽ hạ lãi suất hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày thêm 0,2 điểm phần trăm.
Chưa dừng lại ở đó, ông còn tiết lộ khả năng cắt giảm lãi suất cho vay tham chiếu từ 0,2-0,25% nhưng không đề cập cụ thể phương án trên sẽ được áp dụng cho các kỳ hạn 1 hay 5 năm hoặc cả hai. Trước đó, PBoC giữ nguyên hai biểu lãi suất này trong kỳ điều chỉnh tháng 9.
Trụ sở NHTW Trung Quốc (Ảnh: Funan).
Cuộc họp báo này được tổ chức không lâu sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm mạnh lãi suất, qua đó kéo giảm áp lực mất giá đối với đồng nhân dân tệ. Điều này giúp Trung Quốc có thêm dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.
Ông Thắng trở thành Thống đốc PBoC kể từ tháng 7/2023. Trong lần đầu tiên tổ chức họp báo trên cương vị người đứng đầu NHTW hồi tháng 1, ông cũng đưa ra thông báo PBoC sẽ cắt giảm RRR. Chỉ một tháng sau đó, PBoC chính thức cắt giảm RRR 50 điểm cơ bản.
Tiếp tục trong tháng 3, bên lề kỳ họp quốc hội hàng năm, vị thống đốc cho biết PBoC vẫn còn dư địa cắt giảm sâu hơn RRR.
Không giống Fed, PBoC sử dụng nhiều biểu lãi suất để quản lý chính sách tiền tệ. Gần đây nhất, PBoC giữ nguyên lãi suất cho vay tham chiếu kỳ hạn 1 và 5 năm, vốn có tác động trực tiếp tới các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình trong đó có vay thế chấp mua nhà. Tuy nhiên, cơ quan này lại hạ lãi suất hợp đồng mua lại đảo ngược (repo) kỳ hạn 14 ngày từ 1,95% xuống còn 1,85% đồng thời bơm một lượng tiền lớn vào hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo thanh khoản.
Trong quý II, nền kinh tế số hai thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng 4,7%, thấp hơn dự báo đồng thời là mức tăng thấp nhất 5 quý gần nhất. Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng "khoảng 5%" trong năm nay, Chính phủ Trung Quốc vẫn cần phải tung thêm các gói hỗ trợ có quy mô đủ lớn.
Trung Quốc hạ lãi suất cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) ngày 20/2 đã hạ lãi suất cho vay tiêu chuẩn được dùng để định giá các khoản vay thế chấp, trong bối cảnh chính phủ nước này đang tìm cách thúc đẩy đà tăng trưởng yếu ớt. Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP/TTXVN...