Trung Quốc: Phát hiện vùng đồi bao phủ bởi loạt mộ cổ đầy châu báu
Trên những ngọn đồi có tổng diện tính 3 triệu km2 ở tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc, 9 nghĩa trang cổ đại với hàng loạt mộ cổ xa hoa có tuổi đời trên 3.000 năm vừa lộ diện.
Theo Cục quản lý Di sản văn hóa nhà nước Trung Quốc, ngọn đồi nằm ở huyện Thanh Giản, tỉnh Thiểm Tây vừa được phát hiện là nghĩa trang rộng lớn của những người thuộc nền văn hóa Lijiaya nổi lên từ thời nhà Thương (năm 1600 – 1045 trước Công Nguyên).
Một ngọn đồi với hàng loạt mộ cổ thẳng hàng được tìm thấy – Ảnh: CỤC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC
Theo Heritage Daily, ban đầu các nhà khảo cổ đã nghiên cứu ở khu khảo cổ Zhaigou, một khu định cư Lijiaya ở huyện Thanh Giản.
Video đang HOT
Họ quyết định mở rộng ra những ngọn đồi xung quanh và phát hiện nhiều tòa nhà bằng đất nện và hài cốt người nằm trong những ngôi mộ cổ được bảo quản tốt.
Nhà nghiên cứu Sun Zhanwei, người cộng tác với Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, cho biết: “Chín nghĩa trang chôn cất những người có địa vị cao từ cuối triều đại nhà Thương đã được phát hiện, bên cạnh 7 ngôi mộ hình chữ “A” được phân bổ theo hướng Bắc – Nam. Đó là những ngôi mộ quý tộc lớn nhất được phát hiện ở phía Bắc tỉnh Thiểm Tây cho đến nay”.
Đáng chú ý nhất là 4 ngôi mộ rất lớn, cũng từ triều đại nhà Thương, được khai quật trong nghĩa trang mang tên Changliang, bao gồm 3 ngôi mộ M2, M3, M4 dạng hầm đất, nơi các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 200 đồ lễ tùy táng cực kỳ quý giá.
Chúng gồm một bộ dụng cụ xe ngựa hoàn chỉnh bằng đồng, một chiếc khóa thắt lưng hình chim én khảm ngọc lam, một chiếc thắt lưng khảm ngọc lam, quan tài bằng xương mặt động vật, hoa tai bằng vàng, vỏ sò, đồ tạo tác bằng ngọc bích, nhiều bình đựng tang lễ, rìu và đầu mũi tên đồng…
Khóa thắt lưng hình chim én khảm ngọc trong mộ – Ảnh: CỤC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC
Theo các nhà nghiên cứu, các cuộc khai quật đã nâng cao hiểu biết của về lãnh thổ chính trị và cấu trúc địa lý của nhà Thương trong thời kỳ đó, cũng như sự trao đổi thương mại trong khu vực – thể hiện qua các đồ tạo tác tinh xảo.
Trung Quốc phát hiện khu định cư 3.200 năm tuổi tại tỉnh Thiểm Tây
Khu vực Ân Khư có niên đại 3.300 năm, nằm ở đồng bằng miền Trung Trung Quốc, được xác nhận là kinh đô cuối triều đại nhà Thương (năm 1600-1046 trước Công nguyên).
Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)
Học viện khảo cổ Thiểm Tây vừa thông báo đã khai quật được một khu định cư có niên đại 3.200 năm ở huyện Thanh Giản, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Sun Zhanwei tại Học viện Khảo cổ Thiểm Tây cho biết các nhà khảo cổ đã phát hiện các tòa nhà lớn bằng đất nện, các ngôi mộ, các hố tro và các khuôn đúc gốm tại khu vực Zhaigou, trải rộng trên 3 triệu m2 ở Cao nguyên Hoàng Thổ.
Một lượng lớn ngựa và xe ngựa bằng đồng, đồ ngọc thạch, đồ vật bằng xương, đồ sơn mài và làm từ mai rùa được tìm thấy trong các ngôi mộ của giới quý tộc, giống với những cổ vật được khai quật trước đây từ các ngôi mộ của tầng lớp xã hội tương tự ở Ân Khư.
Khu vực Ân Khư có niên đại 3.300 năm, nằm ở đồng bằng miền Trung Trung Quốc, được xác nhận là kinh đô cuối triều đại nhà Thương (năm 1600-1046 trước Công nguyên). Vào thời kỳ đó, khu Zhaigou nằm ở phía Bắc Thiểm Tây, dưới sự cai trị của một chính quyền địa phương.
Nhà nghiên cứu Sun Zhanwei cho hay các phát hiện mới phản ánh sự giao lưu văn hóa và kinh tế chặt chẽ giữa lãnh thổ triều Thương và khu vực phía Bắc Thiểm Tây, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh nhà Thương đối với các khu vực xung quanh.
Điều này cũng thể hiện một nền văn minh đồ đồng phát triển cao ở Bắc Thiểm Tây vào cuối triều Thương, qua đó đánh dấu một bước đột phá trong nghiên cứu khảo cổ học về triều Thương./.
Nguồn gốc gây sốc của đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử DNA được tìm thấy trong mộ cổ 3.800 tuổi ở Anh đưa đến lời cảnh báo rùng mình cho nhân loại về cách một virus cũ có thể quay trở lại với phiên bản đột biến và tạo nên đại dịch thảm khốc. DNA của vi khuẩn Yersinia pestis vừa được tìm thấy trên răng của 2 thanh thiếu niên và một phụ...