Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi ‘vô hiệu hóa’ lũ lụt bằng cách khó ai ngờ!
Người Trung Quốc cổ xưa đã làm gì để tránh lũ lụt mỗi khi mùa mưa kéo về?
Ảnh minh họa.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số ống thoát nước bằng gốm tại một địa điểm thời kỳ đồ đá mới của Văn hóa Long Sơn có niên đại hơn 4.000 năm và tin rằng chúng tạo thành hệ thống thoát nước đô thị sớm nhất và hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc.
Hệ thống thoát nước thành phố đã được khai quật trong tàn tích Thành phố cổ Pinliangtai ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc.
Điều đặc biệt là, khi các nhà nghiên cứu đang xem xét hệ thống thoát nước cổ đại này, họ đã phát hiện ra bằng chứng mới về khía cạnh tập thể đối với một nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới.
Nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc và Anh cho biết người Pingliangtai ở thành phố cổ cùng tên là một phần của xã hội “quản trị xã hội tập thể” chứ không phải là một hệ thống phân cấp tập trung khi họ tạo ra hệ thống quản lý nước bằng gốm 4.000 năm trước ở tỉnh Hà Nam, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Water ngày 14/8/2023.
Các ống thoát nước bằng gốm được khai quật từ di chỉ Pingliangtai. Ảnh: Handout
Zhuang Yijie, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học UCL (Anh) cho biết: “Việc xây dựng và bảo trì hệ thống thoát nước và các cơ sở công cộng khác được vận hành trong một cấu trúc xã hội tập thể, khác với cấu trúc quyền lực hình kim tự tháp mà chúng ta quen thuộc hơn”.
Thành phố cổ Pingliangtai được quy hoạch theo hình vuông, xây dựng trên một nền cao 5 mét, diện tích khoảng 50.000 mét vuông, và có chiều dài 185 mét.
Video đang HOT
Trước đó, năm 2020, các nhà khảo cổ đã khai quật một số ống thoát nước bằng gốm và dần dần phát hiện tại đây có hệ thống thoát nước đô thị cổ hoàn chỉnh, lâu đời nhất.
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐỘC ĐÁO 4.000 NĂM
Các nhà nghiên cứu cho biết các lõi trầm tích chỉ ra rằng trước khi Pingliangtai và các khu định cư khác được xây dựng, khu vực này bằng phẳng và trũng thấp, và bị ngập lụt theo định kỳ.
Toàn cảnh tàn tích thành phố cổ Pingliangtai ở Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: Xinhuanet
Họ cho biết những trận mưa lớn vào mùa hè có thể đổ hơn 500mm mỗi tháng xuống khu vực này, gây thiệt hại lớn cho các cộng đồng.
Để giảm thiểu lũ lụt trong mùa mưa, người dân thành cổ Pinliangtai đã phát triển một hệ thống thoát nước hai tầng.
Tầng đầu tiên là một loạt các rãnh thoát nước chạy song song với các ngôi nhà và giúp chuyển hướng nước từ khu dân cư.
Tầng thứ hai bao gồm một số lượng lớn các ống thoát nước bằng gốm, là công trình được “lập kế hoạch cẩn thận và nỗ lực lớn từ các nhóm làm việc khác nhau của toàn bộ cộng đồng”.
Hệ thống thoát nước độc đáo của người dân Pinliangtai. Ảnh: Xinhua
Hệ thống cổ này đặc biệt hiệu quả trong việc chuyển hướng nước trong những cơn mưa mùa hè xối xả.
Ông Zhuang cho biết hệ thống nước ở Pingliangtai là sự kết hợp được quy hoạch bài bản giữa mương và cống. Chúng là sản phẩm của “sức mạnh tập thể”.
Ông nói: “Các con mương thu và xả nước thải theo thời gian và chi phí lao động tương đối thấp; trong khi ống thoát nước bằng sứ đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn nhưng có thể chuyển hướng nước mà không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng trên mặt đất như đường xá và tường đất”.
Các tác giả kết luận: “Hệ thống thoát nước yêu cầu sức mạnh tập thể này cho thấy tại đây không có dấu hiệu của sự phân cấp xã hội rõ ràng hoặc sự bất bình đẳng đáng kể trong dân cư, như các nơi khác”.
Thành phố cổ Pingliangtai được phát hiện vào những năm 1980 và là thành phố thời tiền sử được quy hoạch bài bản sớm nhất ở Trung Quốc. Di chỉ khảo cổ Pinliangtai từng là một trung tâm khu vực trong Văn hóa Long Sơn. Rất nhiều di tích văn hóa, bao gồm cả đồ gốm và ngọc bích tinh xảo, đã được khai quật ở đó.
Trước đó, một số vết bánh xe có niên đại ít nhất 4.200 năm cũng được tìm thấy tại khu di tích này. Chúng được cho là vết bánh xe sớm nhất của Trung Quốc.
Phát hiện hơn 900 hiện vật khảo cổ tại hang Ngườm Sâu, Lạng Sơn
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn Nông Đức Kiên cho biết, Bảo tàng tỉnh vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ tại hang Ngườm Sâu (thôn Làng Giang, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng), phát hiện trên 900 hiện vật khảo cổ học giá trị.
Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Qua thống kê sơ bộ cho thấy các loại hình hiện vật được tìm thấy bao gồm: Hòn ghè, công cụ hạch đá, rìu mài lưỡi, công cụ mảnh, mảnh tước, dấu và nguyên liệu tạo dấu Bắc Sơn, mảnh tách, đá nguyên liệu... Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật đã được bàn giao và lưu giữ tại Nhà trưng bày Chiến thắng Chi Lăng (huyện Chi Lăng) và Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn.
Ngoài các hiện vật trên, tại 2 hố khai quật ở hang Ngườm Sâu, các nhà khoa học còn tìm thấy lớp đất sét vàng chứa các hóa thạch xương, răng động vật. Những dấu tích còn lại trên trần hang, trong trầm tích (thể lắng đọng các vật liệu đất đá sinh ra từ quá trình địa chất) sớm nhất dưới lòng hang cho thấy, đây là một di tích hiếm gặp. Các hiện vật được phát hiện chứa đựng giá trị nghiên cứu về cổ địa chất, cổ sinh địa tầng và khảo cổ học.
Các hiện vật thu được sau khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn cho biết thêm, Bảo tàng tỉnh đã có ý kiến đối với UBND huyện Chi Lăng nghiên cứu, cấp bổ sung kinh phí thực hiện ngay việc lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh trong năm 2023 và nâng cấp xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2024.
Hang Ngườm Sâu được Bảo tàng tỉnh phát hiện có giá trị nghiên cứu về mặt khảo cổ học từ năm 1998. Đến năm 2000, hang được tiến hành đào thám sát và phát hiện một số hiện vật khảo cổ học có giá trị. Tuy vậy, đến cuối tháng 7/2023, việc khai quật một cách quy mô, bài bản với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh và Viện Khảo cổ học mới được thực hiện.
Các hiện vật thu được sau khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Tiến sỹ Phạm Thanh Sơn, Viện Khảo cổ học - người trực tiếp tham gia khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu cho rằng, hoạt động khai quật tại hang đã tìm được di tích cổ sinh nằm dưới tầng văn hóa Bắc Sơn; phát hiện và ghi nhận thêm một di tích văn hóa Bắc Sơn mới với tình trạng tốt, giàu tiềm năng để kết hợp du lịch văn hóa.
Theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chi Lăng Đinh Thị Thao, Phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện trình UBND tỉnh xem xét xếp hạng di tích cấp tỉnh; đồng thời, xây dựng hang Ngườm Sâu thành điểm đến hấp dẫn trong tuyến tham quan du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn.
Các hiện vật thu được sau khai quật di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN phát
Bí ẩn không có lời giải của Puma Punku: Ai đã tạo ra những cấu trúc cự thạch như được cắt gọt bởi tia laser? Kể từ khi Puma Punku được phát hiện, vô số nhà nghiên cứu đã làm việc chăm chỉ để khám phá bí ẩn đằng sau di chỉ này. Thời gian trôi qua, những nền văn minh cổ đại đã để lại cho chúng ta nhiều di sản văn hóa rực rỡ, chẳng hạn như kim tự tháp, Stonehenge ở Anh, tượng đá trên...