Trung Quốc, Pháp thảo luận tăng cường hợp tác song phương
Trong cuộc điện đàm diễn ra vào ngày 9/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đạt được đồng thuận về hợp tác song phương trong giai đoạn tiếp theo.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN
Thông cáo báo chí cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc lưu ý rằng sự đồng thuận quan trọng giữa hai nước sẽ giúp duy trì chủ nghĩa đa phương, bảo vệ các hệ thống quốc tế với LHQ là trụ cột và duy trì trật tự thế giới dựa trên các công ước quốc tế. Ngoài ra, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định mong muốn tiếp tục thúc đẩy phát triển ổn định mối quan hệ giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU), cũng như bày tỏ hy vọng phía châu Âu có thể thông qua các chính sách tích cực với quốc gia Đông Bắc Á này. Ông kêu gọi hai bên tiếp tục hợp tác để đẩy nhanh quá trình đàm phán về hiệp ước đầu tư, duy trì đối thoại cấp cao về môi trường, khí hậu và lĩnh vực công nghệ, đồng thời bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và EU lên một tầm cao mới.
Về phần mình, Tổng thống Macron cho biết Pháp đánh giá cao mối quan hệ với Trung Quốc và muốn tiếp tục thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Tổng thống Macron cho biết ông đánh giá cao vai trò của Trung Quốc trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Về mối quan hệ song phương trong tương lai, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về các vấn đề như phát triển vaccine ngừa COVID-19, khám phá vũ trụ, thể thao, giao lưu nhân dân và thương mại.
Pháp đề cao cải thiện quan hệ EU - Nga: Nỗ lực xoa dịu căng thẳng
Tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập trong chuyến công du Litva vào đầu tuần này - chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới vùng Baltic của nhà lãnh đạo 42 tuổi.
Chuyến đi diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa xứ sở Bạch dương và phương Tây vẫn lạnh lẽo và những nỗ lực đối thoại để xoa dịu căng thẳng chưa cho thấy kết quả rõ rệt.
Tổng thống Pháp E.Macron (phải) và Tổng thống Litva G.Nauseda tại thủ đô Vilnius.
Suốt những năm qua, quan hệ giữa Nga và các quốc gia EU bị phủ bóng bởi những tranh cãi xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine. Kể từ khi áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế với Mátxcơva vào tháng 7-2014, EU vẫn tiếp tục mở rộng và gia hạn các lệnh trừng phạt này. Để đáp trả, Nga cũng yêu cầu cấm nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng từ các nước châu Âu.
Cuối tháng 6-2020, EU đã thông qua quyết định kéo dài thời hạn lệnh trừng phạt kinh tế Nga đến hết ngày 31-1-2021. Các đòn cấm vận thương mại, trừng phạt kinh tế đã gây tổn thất không nhỏ đối với cả hai phía. Ngoài ra, nhiều bất đồng khác giữa Mátxcơva với các nước phương Tây vẫn chưa tìm được cách hóa giải như vấn đề Syria, Iran, Triều Tiên...
Trong khi đó, quan điểm của Pháp đối với Nga được coi là khá ôn hòa và luôn giữ lập trường duy trì đối thoại. Pháp cũng là một trong những nước được Nga coi là Đối tác chiến lược. Giữa lúc tiến trình Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) chưa thực sự hoàn tất, còn nước Đức vẫn đang trong quá trình tìm kiếm ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Angela Merkel, Pháp đã trở thành quốc gia "đầu tàu" của liên minh trong các vấn đề quốc tế. Một trong số đó là nỗ lực giúp khối này và Nga tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng, mang lại lợi ích cho toàn khu vực.
Là một trong những nhà lãnh đạo phương Tây tích cực ủng hộ việc cải thiện quan hệ giữa EU và Nga, Tổng thống E.Macron từng bày tỏ quan ngại việc đẩy Nga ra khỏi châu Âu là một sai lầm chiến lược, đồng thời nhiều lần kêu gọi các nước EU thúc đẩy thảo luận với Mátxcơva.
Theo ông chủ Điện Elysee, EU cần một cách tiếp cận mềm dẻo hơn với Nga mặc dù còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Lựa chọn duy nhất là đối thoại chiến lược nhằm định hình một cấu trúc an ninh mới cho Lục địa già.
Vì vậy, thông điệp hồi sinh lòng tin giữa EU với Nga để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ nhằm tránh những tổn thất từ các lệnh trừng phạt lẫn nhau cũng đã được Tổng thống E.Macron gửi gắm trong chuyến thăm Litva. Là quốc gia có vị trí gần gũi với Nga, song Litva đang có sự hiện diện tăng cường của lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nước này cũng là một trong những quốc gia phản đối mạnh mẽ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu. Litva thời gian qua đã tăng cường chi tiêu cho quốc phòng trong bối cảnh Nga nỗ lực củng cố các căn cứ quân sự gần biên giới Litva ở Kaliningrad trên biển Baltic.
Tại buổi họp báo ở thủ đô Vilnius của Litva sau cuộc hội kiến với người đồng cấp nước chủ nhà tối 28-9, Tổng thống Pháp E.Macron cho rằng kỳ vọng về sự thịnh vượng kinh tế, tự do, hòa bình và an ninh đã trở thành hiện thực ở quốc gia Baltic này. Dù vậy, ông E.Macron nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác với Nga nếu muốn xây dựng một nền hòa bình bền vững ở châu Âu.
Theo Tổng thống Pháp, không thể biến Lục địa già thành một ốc đảo xa cách với nước Nga. Với lợi thế về không gian địa lý, vai trò của Litva có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa EU và xứ Bạch dương. Mục tiêu của việc tăng cường hợp tác với Mátxcơva cũng không nằm ngoài mong muốn tránh cuộc đối đầu theo kiểu Chiến tranh Lạnh phiên bản mới và xoa dịu quan hệ Đông - Tây, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình tại khu vực.
Sau khi chúc mừng ông Biden, Tổng thống Macron sẽ gặp ngoại trưởng Mỹ Tại cuộc gặp dự kiến với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể sẽ khó xử vì trước đó ông đã chúc mừng chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử. Pháp và Mỹ không đề cập nhiều đến chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Paris hôm 16/11. Đây là điểm đến đầu...