Trung Quốc phản đối Australia kêu gọi điều tra về Covid-19
Trung Quốc cho rằng nghi ngờ “tính minh bạch” trong ứng phó Covid-19 của nước này là vô căn cứ, sau khi Ngoại trưởng Australia kêu gọi điều tra quốc tế.
Trong cuộc họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Bắc Kinh “quan ngại sâu sắc” về những bình luận của Ngoại trưởng Australia Marise Payne, người kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc nCoV và cách nó lây lan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hồi tháng 9/2019. Ảnh: China Daily.
“Chúng ta cần biết những chi tiết. Một cuộc điều tra độc lập sẽ giúp xác định nguồn gốc chủng virus này, cách ứng phó và tính cởi mở trong những thông tin được chia sẻ”, bà Payne cho biết hôm 19/4, đồng thời bày tỏ lo ngại “ở mức rất cao” về tính minh bạch của Trung Quốc.
Ông Cảnh cho rằng phát biểu của bà Payne là “hoàn toàn không có cơ sở thực tế”, nói thêm rằng việc nghi ngờ tính minh bạch của Trung Quốc là “không có căn cứ” và thiếu tôn trọng sự hy sinh của người dân nước này.
“Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc và kịch liệt phản đối điều đó”, ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cũng nghi ngờ tính minh bạch của Trung Quốc sau khi Covid-19 bùng phát cũng như nguồn gốc của nCoV. Ông cho biết nếu một cuộc điều tra phát hiện ra Trung Quốc “chịu trách nhiệm” trong việc để Covid-19 lây lan, họ có thể phải đối mặt với sự trừng phạt.
Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 2,4 triệu ca nhiễm và hơn 165.000 người chết. Các chuyên gia y tế cho rằng nCoV có khả năng lây từ động vật sang người tại một chợ hải sản, nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ virus bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Video đang HOT
Ánh Ngọc
Nhiều bang ở Australia lách luật cho học sinh nghỉ học phòng Covid-19
Số ca bệnh Covid-19 tại Australia đang tăng đột biến. Chiều 24/3, số ca mắc Covid-19 tại nước này đã lên đến 2.043, tăng hơn 300 ca so với hôm qua.
Trước tình trạng dịch bệnh ngày càng nguy hiểm, chính quyền Australia đã đóng cửa tất cả các cơ sở dịch vụ không thiết yếu, cấm tụ tập đông người ngoài trời và cũng như trong nhà và yêu cầu mọi người thực hiện việc giãn cách xã hội. Tuy vậy, trường học vẫn chưa đóng cửa khiến cho nhiều gia đình rất lo lắng.
Tại một số quốc gia trên thế giới, đóng cửa trường học luôn là một trong những biện pháp được cân nhắc nhằm làm giảm sự lây lan của dịch bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Tuy vậy, tại Australia, mặc dù số ca bệnh Covid-19 đang gia tăng nhanh chóng song dựa trên lời khuyên của các chuyên gia y tế, chính phủ nước này vẫn chưa đóng cửa các trường học.
Thủ tướng Scott Morrsion khẳng định, trẻ em cần được học tập liên tục và việc nghỉ học có thể khiến các em phải gián đoạn quá trình này trong một thời gian dài, thậm chí cả năm học.
Australia không đóng cửa trường học để tránh các hệ lụy
Có nhiều nguyên nhân khiến chính phủ Australia vẫn muốn trường học mở cửa. Thứ nhất đó là do các chuyên gia y tế khẳng định, trẻ em là đối tượng ít bị Covid-19 và nếu mắc cũng có triệu chứng nhẹ. Thứ hai, đóng cửa trường học cũng có nghĩa là việc dạy và học sẽ được chuyển sang hình thức trực tuyến.
Nhiều bang tại Australia lách luật cho học sinh nghỉ học khi Covid-19 bùng phát dữ dội. (Ảnh: APP)
Tuy vậy, theo Hiệp hội cha mẹ học sinh Australia, một số học sinh sẽ khó có thể thích ứng với cách học mới bởi không phải gia đình nào cũng có internet và đủ máy tính để cho con em học tập tại nhà, đặc biệt đối với các gia đình có nhiều con đang đi học.
Không chỉ vậy, thư viện công cộng cũng phải đóng cửa theo lệnh của Chính phủ càng khiến cho việc học trực tuyến của một số em trở nên khó khăn hơn. Thứ ba, nhiều người làm việc trong các ngành dịch vụ thiết yếu vẫn phải đi làm trong giai đoạn hiện nay nên nếu con của họ nghỉ học thì sẽ khiến những người này khó thu xếp việc gia đình.
Trường hợp này đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhân viên làm trong ngành y tế. Nếu các trường học đóng cửa sẽ khiến 30% nhân lực trong ngành phải ở nhà để trông con. Trong lúc lực lượng này đang phải căng sức đối phó với Covid-19 thì việc ở nhà trông con sẽ làm giảm đáng kể việc phát hiện và điều trị những người mắc Covid-19. Đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến chính quyền Australia không muốn đóng cửa các trường học vào lúc này.
Chính quyền chịu sức ép lớn vì không đóng cửa trường học
Quyết định không đóng cửa trường học nhưng lại yêu cầu tất cả người dân tránh tụ tập nơi đông người cả ở trong nhà và ngoài trời. Các cơ sở dịch vụ công cộng cũng phải đóng cửa để hạn chế mọi người tụ tập. Đồng thời, chính phủ cũng khuyến cáo người dân thực hiện giãn cách xã hội, mỗi người nên ở cách nhau 1,5 mét. Còn với các sự kiện được tổ chức ở trong nhà, mỗi người cần phải cách nhau 2m.
Các trường học không thể thực hiện được những khuyến nghị này song học sinh vẫn phải đi học khiến nhiều ý kiến đề nghị chính phủ đóng cửa các trường học.
Sự lo lắng tiếp tục gia tăng khi hôm nay (24/3) , trường trung học Unley tại thành phố Adelaide phát hiện có giáo viên và cả học sinh bị Covid-19 khiến 110 giáo viên và học sinh phải cách ly.
Hiệp hội cha mẹ học sinh ban New South Wales đã gửi thư thỉnh cầu lên Chính phủ đề nghị đóng cửa trường học. Ông Andrew Miller, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia bang Tây Australia cho rằng, chính quyền nên đóng cửa các trường học như là biện pháp phòng ngừa cần thiết trong giai đoạn dịch bệnh.
Trong khi đó, Hiệp hội các giáo viên bang New South Wales cũng yêu cầu chính phủ đóng cửa trường học nếu các điều kiện về an toàn sức khỏe không được đảm bảo.
Chủ tịch Hiệp hội giáo viên bang New South Wales Angelo Gavrielatos đề nghị chính quyền cần phải quan tâm hơn tới sức khỏe của giáo viên vì vào thời điểm hiện tại, các giáo viên đang quá tải khi vừa dạy trên lớp, vừa phải chuẩn bị cho việc dạy học trực tuyến. Đó là chưa kể đến giáo viên cũng là nhóm có nhiều nguy cơ bị bệnh do tiếp xúc với rất nhiều học sinh trong ngày.
Vì lý do này mà bà Mary-Louise McLaws, giáo sư dịch tễ học thuộc trường Đại học New South Wales cho rằng, giáo viên cũng nên được coi như tuyến đầu trong cuộc chiến với Covid-19 như những người làm việc trong ngành y tế.
Trường học vẫn mở nhưng học sinh được khuyến khích ở nhà
Khi các số ca bệnh Covid-19 tăng nhanh tại Australia cũng là lúc sức ép về việc đóng cửa trường học lên chính phủ cũng gia tăng. Tuy vậy, Thủ tướng Scott Morrison vẫn thể hiện sự cứng rắn khi không đóng cửa trường học.
Để tránh không đi ngược lại với chính sách của chính phủ liên bang trong lúc vẫn làm dịu bớt sức ép của dư luận và của các cha mẹ, một số bang của Australia đã lách luật để vừa đảm bảo không đóng cửa trường học nhưng vẫn giảm số lượng học sinh đến trường.
Cuối tuần qua, bang Victoria, mặc dù không đóng cửa trường học nhưng bang này cho học sinh nghỉ học kỳ sớm hơn 4 ngày so với kế hoạch. Với bang New South Wales, Thủ hiến bang Gladys Berejiklian thông báo, trường học của bang sẽ vẫn mở cửa nhưng đề nghị cha mẹ không nên đưa con đến trường.
Thủ hiến Gladys Berejiklian, khẳng định, bà chấp nhận chỉ trích khi đưa ra đề xuất này bởi cho rằng đây là việc đúng đắn cần làm vào thời điểm hiện tại. Caberra đã tiếp nối Victoria và New South Wales khi thực hiện chính sách "trường học không học sinh" từ ngày hôm nay (24/3). Điều này có nghĩa là hầu hết các học sinh không đến trường từ ngày hôm nay song con của các gia đình làm trong các cơ quan thiết yếu vẫn được chào đón tại trường học.
Việc trường học không đóng cửa song các học sinh được khuyến khích ở nhà khiến một số cha mẹ lúng túng và buộc họ vào thế phải đưa ra quyết định. Những gia đình không có ai trông con thì không có cách nào khác ngoài việc tiếp tục để các con đến trường. Bên cạnh đó, không ít gia đình đã chọn cách tự quyết định bảo vệ sức khỏe của con mình bằng cách cho các em nghỉ học.
Theo số liệu thống kê của bang New South Wales, ngay sau khi Thủ hiến của bang khuyến các cha mẹ không nên cho con đến trường vào hôm thứ hai tuần, có tới 41% học sinh của bang này đã được bố mẹ cho ở nhà trong ngày này.
Việc đóng cửa trường học là một chủ đề đang được thảo luận sôi nổi tại Australia. Cho đến lúc này không có phương án nào là sự lựa chọn hoàn hảo. Cả chính quyền và các gia đình đều đang phải cân nhắc lựa chọn giữa cái được và cái mất trước khi ra quyết định.
Chính phủ không muốn các cơ quan, công sở bị ngưng trệ vì thiếu người làm việc do phải ở nhà trông con còn nhiều gia đình thì luôn đặt sức khỏe của con cái lên hàng đầu. Cho đến lúc này chưa rõ câu chuyện này sẽ đi tới đâu nhưng có lẽ điều mà cả chính phủ Australia và các cha mẹ đều mong mỏi trong lúc dịch bệnh vẫn hoành hành đó là các em nhỏ có thể thích ứng với tình hình mới để việc học, chơi vẫn tiếp diễn với hiệu quả tối đa trong khi sức khỏe được đảm bảo./.
Việt Nga
Đại học Anh, Mỹ và Australia lao đao vì 'nghiện' sinh viên Trung Quốc Tại Anh, Mỹ và Australia, dịch Covid-19 giáng cú đòn nặng vào các trường đại học "nghiện một nguồn thu nhập duy nhất". Đó là học phí từ sinh viên Trung Quốc. Theo New York Times, khi dịch virus corona chủng mới bùng lên từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) và lan sang các nước châu Á, sinh viên Trung Quốc...