Trung Quốc phái tàu tới Senkaku/Điếu Ngư thách thức Nhật
Tàu hải cảnh Trung Quốc hôm nay đã đi vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, ngay sau khi Tokyo ra sách trắng quốc phòng hàng năm cảnh báo “các hành động nguy hiểm” của Trung Quốc.
Một tàu tuần duyên của Nhật Bản đang áp sát một tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư.
Sách trắng quốc phòng của Nhật, được công bố ngày hôm qua, nhận định sự xuất hiện thường xuyên của tàu Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư có thể dẫn tới “hậu quả khôn lường”. Trong khi đó lo ngại về khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai cường quốc châu Á ngày một gia tăng.
Trong động thái được cho là thách thức với cảnh báo trong sách trắng quốc phòng của Nhật, Trung Quốc hôm nay đã phái 3 tàu hải cảnh vào vùng lãnh hải 12 hải lý của một trong những đảo thuộc quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật gọi là Senkaku ở Hoa Đông.
Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, 3 tàu đã vào khu vực trên vào khoảng 10h sáng nay và rời đi khoảng hai tiếng sau đó.
Mặc dù căng thẳng gia tăng, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật và Trung Quốc hiện vẫn tham gia diễn tập chung 3 ngày, bắt đầu từ hôm qua, cùng với các đối tác Mỹ và Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, phản ứng với sách trắng quốc phòng của Nhật vào hôm qua, Trung Quốc cáo buộc Nhật “đang tạo ra “mối đe dọa Trung Quốc” để lấy cớ điều chỉnh chính sách quân sự của mình”.
Giới phân tích cho rằng sách trắng có thể làm hỏng nỗ lực tổ chức một cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một cuộc họp cấp khu vực ở Bắc Kinh vào tháng 11 sắp tới.
Hai nhà lãnh đạo đã không có một cuộc gặp thượng đỉnh song phương nào kể từ khi lên nắm quyền hơn 18 tháng qua.
Trung Anh
Theo Dantri/ AFP
Nhật Mỹ đồng thanh: Trung Quốc gây nguy hiểm
Nhật Bản có chung thái độ với Mỹ khi mà mới đây đã cảnh báo về những hành động của Trung Quốc có thể gây ra chiến tranh khu vực.
Chinh phu Nhật vào ngày 5/8 đã công bố sách trắng quốc phòng năm 2014, trong đó cảnh báo "các hành động nguy hiểm" trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông của Trung Quôc có thể dẫn đến "những hậu quả khôn lường" trong khu vực.
Trong sách trắng vừa công bố, Tokyo có đề cập đến việc Bắc Kinh tăng chi tiêu quốc phòng lên gấp 4 lần trong 10 năm qua.
Tàu hải giám Trung Quôc (phía trước) đi kèm theo một tàu tuần duyên Nhât Ban ở vùng biển gần quân đao Senkaku/Điêu Ngư.
"Nhật quan ngại sâu sắc trước sự thành lập ADIZ tại biển Hoa Đông. Đây là một hành động nguy hiểm khiến căng thẳng leo thang và có thể gây ra những hậu quả khôn lường" trong khu vực, theo tài liệu dày 505 trang.
Trung Quôc đã thường xuyên cho tàu hải giám và máy bay đi vào vùng biển gần quân đao Senkaku/Điêu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật.
Ngoài ra, hồi đầu tháng 5, Bắc Kinh cũng đã kéo một giàn khoan vào hoạt động trái phép trong vòng biển Viêt Nam.
"Trong các tranh chấp về quyền lợi biển, Trung Quôc đã dùng đến các biện pháp hung hăng, chẳng hạn như cố làm thay đổi hiện trạng bằng dọa nạt ... điều này trái với luật pháp quốc tế", sách trắng của Nhật ghi rõ.
"Những biện pháp này bao gồm các hành động nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả khôn lường và làm gia tăng lo ngại về định hướng của chinh phu Trung Quôc trong tương lai", theo sách trắng Nhật Bản.
Trước đó, trong hội thảo về Biển Đông với chủ đề "Những diễn biến gần đây tại Biển Đông" do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế tổ chức tại Washington ngày 10-11/7, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ, Mike Rogers chỉ rõ Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng, thay đổi các mối quan hệ trong khu vực, từ việc đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông cho đến hạ đặt giàn khoan tại Biển Đông.
"Trung Quốc đang âm mưu thay đổi thực trạng trong khu vực, từ bãi này sang bãi khác, từ đảo này sang đảo khác. Họ đang cố gắng làm thay đổi động lực trong quan hệ giữa các nước trong khu vực. Trong vài tháng qua, họ đã dịch chuyển một giàn khoan dầu cỡ như sân bóng về gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng biển của Việt Nam. Họ cũng đang xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa", ông Rogers nói.
Trong một diễn biến khác, trong hội nghị ngoại trưởng ASEAN diễn ra tại Myanmar từ ngày 5 đến 10/8/2014, ngoại trưởng các nước khu vực sẽ thảo luận sâu các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng John Kerry sẽ có mặt ở Nay Pyi Taw từ ngày 9/8 để dự các hội nghị, trong đó có Hội nghị ngoại trưởng cấp cao Đông Á (EAS FMM) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki khẳng định Mỹ cam kết thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Trong báo cáo "Các xu hướng gần đây ở biển Đông và chính sách Mỹ" vừa được công bố, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho biết tại ARF, Ngoại trưởng Kerry sẽ phát biểu mạnh mẽ về vấn đề biển Đông và các hành động của Trung Quốc.
Nhiều khả năng ông Kerry sẽ kêu gọi ASEAN tự nguyện tạm dừng các hoạt động trong những vùng tranh chấp trên biển Đông khi theo đuổi xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), với hi vọng Trung Quốc sẽ chịu sức ép ngoại giao và phải có hành động tương tự. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng sẽ có mặt ở Myanmar.
Theo Đất Việt
Nhật Bản: "Cần phải hết sức chú ý tới Trung Quốc" Nhật Bản cũng cảnh báo rằng việc mở rộng nhanh chóng các hoạt động của Trung Quốc trên biển và trên không phận xung quanh Senkaku có thể dẫn tới đụng độ. Đài NHK ngày 5/8 cho biết, Sách trắng Quốc phòng năm 2014 vừa được công bố đã coi quyết định thay đổi chính sách quốc phòng của chính phủ nước này...