Trung Quốc phải bồi thường ở Biển Đông
Trước ngày đối thoại Mỹ-Trung, Trung Quốc dịu giọng mời hợp tác kinh tế.
Trang web Đại Kỷ Nguyên đưa tin ngày 19-6 (giờ địa phương), Viện Nghiên cứu Hudson của Mỹ đã tổ chức hội thảo về Biển Đông. Ba chuyên gia đầu ngành tham dự hội thảo.
Chuyên gia Paul Giarra, Chủ tịch Công ty Tư vấn Global Strategies & Transformation, nhận định về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc không chỉ gây xung đột với các nước trong khu vực mà còn làm đảo lộn trật tự quốc tế trên biển và vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển.
Ông đề nghị Mỹ cần hành động để buộc Trung Quốc dừng vi phạm pháp luật và bồi thường hậu quả gây ra ở Biển Đông. Ông cho rằng hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đã vượt quá giới hạn cuối cùng, tương đương với hành vi tuyên chiến, vậy nên Mỹ cần áp dụng biện pháp cứng rắn hơn.
Chuyên gia Patrick Cronin, Chủ nhiệm Ban An toàn châu Á thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới, ghi nhận hành động bồi đắp đảo của Trung Quốc tại Biển Đông chính là nguyên nhân gây căng thẳng leo thang.
Đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm. (Ảnh: THX)
Ông cho rằng các nước trong khu vực cần đối phó bằng nhiều phương án như kiện lên tòa án quốc tế, tập trận chung; Mỹ cần cứng rắn về quân sự và kinh tế để khiến Trung Quốc phải dừng hành vi vi phạm và phải bồi thường.
Chuyên gia Michael Frodl, người sáng lập Công ty Tư vấn C-LEVEL Maritime Risks, phân tích để có thể xây dựng một kết cấu mới một cách lành mạnh và ổn định ở châu Á, nhân tố đạo đức sẽ phát huy tác dụng chính.
Video đang HOT
Ông đề nghị: “Biển Đông là khu vực cần được bảo vệ trường kỳ, bắt buộc phải xây dựng cơ chế pháp luật kiện toàn, coi trọng phát triển kinh tế, hoàn thiện thể chế chính trị. Khi cần thiết, Mỹ cần áp dụng biện pháp quân sự nhất định”.
Trong khi đó, Tân Hoa xã (Trung Quốc) ngày 21-6 đã đăng bài viết khẳng định trong Đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung ở Washington sắp tới, đàm phán về hiệp định đầu tư song phương sẽ giữ vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự.
Bài viết cho rằng hai bên có thể tận dụng cơ hội này để ký kết hiệp định trước khi Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1-2017.
Trong cuộc tiếp xúc trước đó ở Bắc Kinh, hai bên đã trao đổi danh sách xác định các lĩnh vực đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài để từ đó hai bên có thể tiếp tục đàm phán.
Sau khi hai bên ký kết, hiệp định đầu tư song phương phải được hai phần ba số nghị sĩ Thượng viện bỏ phiếu tán thành.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Adam Posen, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Peterson về kinh tế quốc tế (Mỹ), lạc quan cho rằng Thượng viện Mỹ sẽ thông qua hiệp định đầu tư song phương mặc dù Trung-Mỹ căng thẳng về an ninh mạng và vấn đề Biển Đông.
Ông Yukon Huang thuộc Chương trình châu Á của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, nguyên Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc, nhận định hiệp định này rất quan trọng bởi đây là thỏa thuận duy nhất điều chỉnh các vấn đề kinh tế quốc tế Mỹ-Trung Quốc trong tương lai.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng thông báo Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí tổ chức Đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung lần thứ bảy tại Washington trong hai ngày 23 và 24-6. Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì là các đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia cuộc đối thoại cùng với Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew. ***** Đừng mong duy trì hòa bình chỉ dựa vào nhân nhượng. Nếu Mỹ vẽ một vạch đỏ và đối phương vượt qua vạch đó mà không có hành động nào, khi đó Mỹ sẽ mất uy tín còn Trung Quốc càng được thể ngang ngược. Chuyên gia Patrick Cronin (Trung tâm An ninh Mỹ mới)
Theo Bảo Như – Hoàng Duy
Pháp luật TPHCM
Không nước nào công nhận chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông
Hoạt động cải tạo các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Sáng 18/6, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề "An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột" đã được khai mạc tại khách sạn Radisson Slavyaskaya ở Moscow.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 được tổ chức tại thủ đô Moscow của Nga thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, các nhà khoa học Nga, đại diện chính quyền, các bộ ngành và báo chí Nga, quốc tế.
Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học D.Mosyakov (ngồi giữa) phát biểu khai mạc hội thảo
Trong số gần 60 người tham dự hội thảo có sự hiện diện của Phó Chủ tịch Hạ viện N.Levichev, lãnh đạo một số Vụ của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Ủy ban đối ngoại của Hạ viện, nhiều lãnh đạo của các Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín của Nga và đặc biệt có sự góp mặt của gần 10 chuyên gia quốc tế nổi tiếng về vấn đề Biển Đông đến từ các nước Mỹ, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Dmitri Mosyakov - Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học- Viện Hàn lâm Khoa học Nga (đơn vị chủ trì hội thảo) cho biết, chủ đề và các nội dung thảo luận tại hội thảo hôm nay rất quan trọng và cấp thiết, khi mà tình hình ở Biển Đông vẫn căng thẳng và không ổn định, xuất hiện các nguy cơ đối đầu quân sự và có thể biến thành một trong những điểm nóng tiếp theo trên thế giới.
Giáo sư Mosyakov nhấn mạnh tính chất của cuộc hội thảo này đã thu hút nhiều nhà khoa học và mong rằng sẽ có những kiến nghị cho cuộc xung đột hiện nay ở Biển Đông.
Tiến sỹ Ian Storey - chuyên viên nghiên cứu cao cấp - Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore
Giáo sư Mosyakov phát biểu: "Việc tiếp tục tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua diễn đàn này, các nhà khoa học đến từ các nước không trực tiếp liên quan đến tranh chấp sẽ có những đánh giá khách quan và có những kiến nghị phù hợp để các bên có thể tiếp nhận; giúp các nước có thể đi đến nhượng bộ nhất định, mà các bên có thể chấp nhận được và góp phần làm giảm căng thẳng hiện nay tại Đông Nam Á".
Trong phát biểu khai mạc, Giáo sư Mosyakov cũng nhận định, chính sách của Trung Quốc là một trong những nhân tố gây ra căng thẳng trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với 80 % diện tích Biển Đông.
Tuy nhiên, tuyên bố này của Trung Quốc không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Hơn nữa, hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí, gây ra phản ứng của các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Giáo sư Mosyakov nhấn mạnh, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận đã đạt được.
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 tại Moscow
Theo chương trình, hội thảo được chia làm 4 phiên thảo luận, bao gồm: Tình hình tại Biển Đông từ quan điểm địa chính trị hiện nay; Tình hình tại Biển Đông và nguy cơ quân sự hóa, chạy đua vũ trang trong khu vực; Các khía cạnh pháp lí và chính sách của các lực lượng bên ngoài khu vực trong xung đột ở Biển Đông; Cách thức giải quyết các vấn đề tranh chấp hiện nay, triển vọng hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á./.
Theo Đoan Hải/VOV- Moscow
Tổ chức hội thảo quốc tế về biển Đông tại Nga - "Tại Moscow, Liên bang Nga ngày 18-6 sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lần thứ II với chủ đề "An ninh và hợp tác ở biển Đông: Những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột". Hội thảo do Viện Phương Đông học - Viện Hàn lâm Khoa học Nga tổ chức" - VOV ngày 16-6 cho biết như trên....