Trung Quốc phá đường dây buôn ma túy gần biên giới với Việt Nam
Tân Hoa xã đưa tin ngày 30/3, cảnh sát Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, cho biết đã bắt giữ 23 nghi phạm buôn bán ma túy.
Cảnh sát Trung Quốc dẫn độ một tội phạm kinh tế từ nước ngoài về nước (Ảnh minh họa: ChinaDaily)
Theo thông báo, một chiến dịch truy quét do cảnh sát tại các thành phố Sùng Tả, Bằng Tường, Phòng Thành Cảng phối hợp triển khai hôm 23/3 vừa qua đã thu giữ 24 kg heroin cùng hơn 400.000 nhân dân tệ (65.000 USD) và 6 chiếc xe.
Video đang HOT
Trước đó, cơ quan chức năng Trung Quốc đã theo dõi một băng nhóm vận chuyển ma túy từ Sùng Tả, giáp giới Việt Nam, tới các thành phố khác ở Quảng Tây và tới các tỉnh Quảng Đông và Hải Nam. Dựa trên thông tin chỉ điểm, cảnh sát đã bắt giữ 9 nghi phạm hôm 23/3 tại biên giới Trung-Việt, trong khi 14 đối tượng khác bị vây bắt trong các cuộc truy quét. Đa số các đối tượng này là người cùng gia đình.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Bế mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2015
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 29/3, sau 4 ngày làm việc, Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2015 (BFA) đã bế mạc tại tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.
Toàn cảnh Diễn đàn (Ảnh: THX/TTXVN)
Diễn đàn với chủ đề "Tương lai mới cho châu Á: Hướng tới một cộng đồng cùng chung vận mệnh", đã có sự tham dự của gần 2.800 chính trị gia, doanh nhân và học giả cùng với các nhà báo đến từ 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khai mạc ngày 26/3, BFA 2015 tập trung vào 6 lĩnh vực gồm kinh tế vĩ mô, hợp tác khu vực, chuyển đổi ngành nghề sản xuất, sáng tạo kỹ thuật, an ninh chính trị và an sinh xã hội. Vấn đề thu hút sự quan tâm nhất của dư luận tại diễn đàn năm nay là sự ủng hộ của các nước đối với sáng kiến thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và sáng kiến kết nối cơ sở hạ tầng khu vực do Trung Quốc khởi xướng.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, học giả cho rằng cục diện kinh tế thế giới đang có những thay đổi mới. Kinh tế châu Á đóng góp hơn 50% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng. Tăng cường kết nối tại khu vực có tỷ lệ dân số cao nhất thế giới sẽ đem lại động lực phát triển mới và tạo bước tiến triển mới trong tiến trình nhất thể hoá kinh tế châu Á. Theo dự báo, mỗi năm phát triển hạ tầng cơ sở tại khu vực châu Á cần 800 tỷ USD và trong 10 năm tới sẽ cần đến 8.000 tỷ USD, điều này đã hấp dẫn các nước phương Tây tham gia vào AIIB. Tính đến ngày 29/3, đã có 40 quốc gia là thành viên của AIIB, trong đó có nhiều nước phương Tây như Anh, Pháp, Ý, Đức...
Ông Diêm Học Thông, Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế, Đại học Thanh Hoa cho rằng các nước ngoài khu vực khi tham gia vào AIIB không những góp phần phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực châu Á mà còn thúc đẩy tăng trưởng mới cho chính các quốc gia, khu vực đó.
Bà Mari Pangestu , nguyên Bộ trưởng Công thương Indonesia khẳng định ngoài sự kiện Cộng đồng ASEAN (AC) sẽ được thành lập vào cuối năm nay, việc tham gia vào AIIB sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á có cơ hội tiếp nhận nguồn vốn đầu tư cho các dự án về giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo ...Tuy nhiên, cơ chế hoạt động và hiệu quả của AIIB cần tiếp tục thảo luận và thực tế chứng minh.
Sau bốn ngày làm việc, BFA 2015 đã khép lại nhưng các vấn đề được thảo luận tại đây cần phải được hiện thực hoá bằng những hành động, nhằm hướng tới kết nối châu Á trong giai đoạn mới.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Diễn đàn Bác Ngao 2015 hướng tới tương lai mới cho châu Á Với chủ đề: "Tương lai mới cho châu Á: Hướng tới cộng đồng chung vận mệnh", sáng 28/3, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2015 đã chính thức khai mạc tại Bác Ngao, thị trấn duyên hải thuộc tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình tuyên bố khai mạc BFA 2015 Trong khuôn khổ...