Trung Quốc ở Biển Đông – tâm điểm chỉ trích tại các kỳ Đối thoại Shangri-la

Theo dõi VGT trên

Hoạt động bồi đắp trái phép cùng những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông luôn là chủ đề nóng tại các kỳ Đối thoại Shangri-la gần đây.

Trung Quốc ở Biển Đông - tâm điểm chỉ trích tại các kỳ Đối thoại Shangri-la - Hình 1

Hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Ảnh: CSIS

Trung Quốc năm ngoái lần đầu tiên cử một đô đốc dự diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á Đối thoại Shangri-la. Tại đây, trưởng đoàn Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã phát biểu rằng: “Chúng tôi hy vọng các nước liên quan sẽ làm việc cùng nhau trên cùng quan điểm để xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác”.

Nhà phân tích Graeme Dobell từ Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) khi ấy đã diễn giải lại câu này một cách châm biếm là: “Chúng tôi chắc chắc sẽ tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo. Hàng núi cát tiếp tục được hút và bồi đắp. Quý vị hãy quen dần với chuyện đó đi. Hãy chấp nhận thực tế mới và những sự đã rồi của chúng tôi”.

Với kết luận của Đô đốc Tôn “chúng tôi hy vọng tất cả các nước trên thế giới giữ tinh thần đôi bên cùng có lợi, hợp tác để tất cả cùng thắng, sẽ củng cố đối thoại và tham vấn, có những nỗ lực kiên định để bảo vệ hòa bình và ổn định”, ông Dobell cho rằng “đôi bên cùng thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng cả hai lần, còn tất cả cùng thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng tất”.

Ông Tôn nói “tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, và chưa bao giờ có vấn đề về tự do hàng hải”. Trung Quốc tiến hành xây dựng trên một số đá và rạn san hô ở Biển Đông “chủ yếu nhằm cải thiện chức năng của những nơi này và điều kiện sống, làm việc của nhân viên đóng ở đó”.

Ông đồng thời bao biện rằng “ngoài việc đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cần thiết, những cơ sở này thiên về mục đích thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc” như cứu hộ, cứu nạn, quan trắc khí tượng.

Trung Quốc còn nhấn mạnh “đã kiềm chế rất nhiều” trong tranh chấp Biển Đông và “đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới”.

Dù vậy, những phát ngôn từ phía Trung Quốc lại mâu thuẫn với các tuyên bố mà Mỹ cùng một số quốc gia khác đưa ra liên quan đến hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Phản đối

Trung Quốc ở Biển Đông - tâm điểm chỉ trích tại các kỳ Đối thoại Shangri-la - Hình 2

Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth hồi tháng 5 năm ngoái thực hiện một đợt tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông. Ảnh: US Navy

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã dùng bài phát biểu của mình tại hội nghị để khắc họa Trung Quốc như một mối đe dọa đối với cân bằng khu vực. Ông đặc biệt lưu ý đến hoạt động cải tạo, bồi đắp không ngừng, quy mô lớn của Trung Quốc ở các bãi đá ngầm trên Biển Đông.

Video đang HOT

Carter cho biết Mỹ “quan ngại sâu sắc” về quy mô cải tạo đất và khả năng Trung Quốc quân sự hóa các đảo đang bồi đắp trái phép. Những động thái này chỉ làm “gia tăng tính toán sai lầm hoặc xung đột”.

Theo ông, “Trung Quốc đang lạc bước với những quy tắc và chuẩn mực quốc tế vốn tăng cường kiến trúc an ninh của châu Á – Thái Bình Dương và sự đồng thuận trong khu vực về việc sử dụng ngoại giao, phản đối bắt nạt”.

Bộ trưởng Carter khẳng định hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc là “chưa từng có”. Ông nhấn mạnh “Mỹ có mọi quyền tham gia và quan tâm” về tình hình khu vực. Washington sẽ “tiếp tục bay, điều tàu thuyền và hoạt động ở mọi nơi luật quốc tế cho phép”.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews cũng phát đi tín hiệu mạnh mẽ thể hiện rằng nước này sẵn sàng tham gia với Mỹ cùng các quốc gia khác để chống lại những hoạt động cải tạo đảo phi pháp cũng như quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, theo Sydney Morning Herald.

Theo ông Andrews, các nước trong khu vực sẽ đáp trả nếu Bắc Kinh không chịu thay đổi.

“Giống như các định luật Newton, những khía cạnh của an ninh quốc tế cũng thường đặc trưng bởi một hành động và cách phản ứng tương ứng với hành động đó”, ông Andrews nói. “Khi ra quyết định, các nước cũng như các lãnh đạo phải luôn lưu tâm đến hệ quả của hành động và khả năng những hành động này dẫn tới sự leo thang hay tính toán sai lầm”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani thì cho rằng các dự án cải tạo đất ở Biển Đông có nguy cơ đẩy khu vực vào tình trạng mất ổn định và kêu gọi các nước, bao gồm cả Trung Quốc, hành xử có trách nhiệm.

“Nếu chúng ta không giám sát những tình huống trái pháp luật, trật tự sẽ nhanh chóng bị biến thành mất trật tự, hòa bình và ổn định sẽ sụp đổ”,Reuters dẫn lời ông Nakatani nói tại Diễn đàn An ninh châu Á Shangri-la 2015.

Năm 2014, trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-la 13, bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi ấy là ông Chuck Hagel cũng chỉ trích gay gắt Trung Quốc “hành động đơn phương, gây bất ổn” để khẳng định chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Ông lần lượt chỉ ra những động thái gây hấn của Trung Quốc, như ngăn chặn Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough, tìm cách kiểm soát bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cải tạo đất trên bãi Gạc Ma và đặc biệt là triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Ông Hagel cảnh báo Washington sẽ không ngồi yên nếu các quy tắc cơ bản của trật tự quốc tế bị thách thức.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ ý định về việc đóng một vai trò lớn và tích cực hơn nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực, đồng thời cam kết ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á bảo vệ lãnh thổ.

Trung Quốc ở Biển Đông - tâm điểm chỉ trích tại các kỳ Đối thoại Shangri-la - Hình 3

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe với bài phát biểu mở đầu cuộc khẩu chiến tại Đối thoại Shangri-la năm 2014. Ảnh: AFP

Ông Abe nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Dù không chỉ đích danh nước nào nhưng giới chuyên gia đánh giá bài phát biểu của ông nhắm tới Trung Quốc khi ông liên tục dùng ngôn từ để thể hiện thái độ lên án cách hành xử của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh thổ khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia thì cho rằng hành động gây căng thẳng của Trung Quốc chắc chắn không mang lại lợi ích và tiềm ẩn nguy cơ bất ổn.

Vào ngày cuối cùng của diễn đàn, tướng Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc lúc bấy giờ, đã đáp trả Nhật Bản và Mỹ, cáo buộc hai nước này “khiêu khích”.

Ông Vương giận dữ cáo buộc ông Abe và ông Hagel “tận dụng cơ hội phát biểu trước tại diễn đàn để khiêu khích và thách thức Trung Quốc”. Ông này cũng cho rằng đại diện từ Mỹ và Nhật thông đồng với nhau để công kích Trung Quốc. Hành động này là “không thể tưởng tượng được”.

“Trung Quốc chưa bao giờ gây rối trước, chúng tôi chỉ đáp trả khiêu khích từ các bên khác”, ông Vương cô găng bao biện cho hành vi hung hăng của nước này trên vùng biển khu vực, điều mà Mỹ và Nhật cùng lên án.

Năm nay, vấn đề Biển Đông tiếp tục trở thành điểm nóng tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 15 diễn ra ở Singapore từ ngày 3 – 5/6.

Theo ông Tim Huxley, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), trụ sở ở London, đơn vị tổ chức hội nghị, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên các thực thể nước này chiếm phi pháp ở Biển Đông và tốc độ quân sự hóa tại một số bãi đá.

Mỹ cùng đồng minh và đối tác an ninh tại khu vực phản đối chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc.

“Hiện tồn tại rất nhiều đồn đoán về các bước đi tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là trong bối cảnh Tòa trọng tài The Hague sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, thách thức quan điểm cũng như hoạt động mà Trung Quốc thực hiện tại đây”, ông Huxley chia sẻ trước thềm hội nghị.

Vũ Hoàng

Theo VNE

Những vấn đề nóng tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á

Các chủ đề như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hoạt động quân sự của Triều Tiên hay làn sóng Hồi giáo cực đoan được dự đoán sẽ nóng tại Đối thoại Shangri-la năm nay.

Những vấn đề nóng tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á - Hình 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-la năm ngoái. Ảnh: US Department of Defense

Diễn đàn an ninh thường niên lớn nhất châu Á Đối thoại Shangri-la hôm nay khai mạc ở Singapore. Ít nhất 20 bộ trưởng từ các nước sẽ tham dự sự kiện. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng có mặt, AFP dẫn lời ông Tim Huxley, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), trụ sở ở London, đơn vị tổ chức hội nghị, nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lần vào vùng biển nhiều nước ASEAN, bao gồm Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam. Điều này vấp phải sự phản đối của các láng giềng Đông Nam Á, đồng thời cũng xung đột với những định hướng của Mỹ tại khu vực. Washington đã điều tàu tuần tra tiếp cận gần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải tại tuyến giao thương nhộn nhịp và quan trọng bậc nhất thế giới này.

Giới chuyên gia nhận định vấn đề Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục đốt nóng Đối thoại Shangri-la năm nay.

"Hiện tồn tại rất nhiều đồn đoán về các bước đi tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là trong bối cảnh Tòa trọng tài The Hague sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, thách thức quan điểm cũng như hoạt động mà Trung Quốc thực hiện tại đây", ông Huxley chia sẻ trước thềm hội nghị.

Căng thẳng ở Biển Đông được dự báo sẽ tăng chi tiêu quân sự của châu Á - Thái Bình Dương lên khoảng 25% từ năm 2015 - 2020, lên mức 533 tỷ USD, theo một nghiên cứu do tạp chí quốc phòng IHS Jane's đăng tải.

"Đến năm 2020, lực hấp dẫn chi tiêu quốc phòng dường như sẽ tiếp tục rời khỏi các nền kinh tế phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ, chuyển sang các thị trường mới nổi, đặc biệt là châu Á", ông Paul Burton, giám đốc IHS Jane's, đánh giá.

Ông Zhou Bu, giảng viên danh dự tại Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, trước khi Đối thoại Shangri-la diễn ra đã viết trên một tờ báo địa phương rằng những mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến nhiều người tin vào việc "một cuộc đối đầu giữa hai gã khổng lồ là không thể tránh khỏi".

Nhưng theo ông, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc "rất linh hoạt, phần vì mỗi bền đều không đủ khả năng để giải quyết những hậu quả của một cuộc xung đột hay đối đầu".

Bên cạnh đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng là một mối quan tâm khác sẽ được đưa ra bàn thảo sâu tại diễn đàn ở Singapore, theoAFP.

Bình Nhưỡng gần đây liên tục thực hiện các vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa gây lo ngại. Hồi tháng một, nước này tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch. Sau đó một tháng, Triều Tiên lại phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh vào quỹ đạo. Triều Tiên còn không ngừng đưa ra các tuyên bố mạnh miệng, đe dọa tấn công Mỹ hay Hàn Quốc.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 1/6 lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, kêu gọi chính quyền các nước trên thế giới tăng cường nỗ lực để áp đặt trừng phạt lên Bình Nhưỡng.

Ông Huxley còn thêm rằng các nước trong khu vực hiện cũng lo lắng về "chủ nghĩa khủng bố jihad", đặc biệt là những tổ chức hay cá nhân có mối liên hệ với Nhà nước Hồi giáo (IS).

IS hồi tháng 4 cảnh báo Malaysia, Philippines và Indonesia nằm trong số những mục tiêu tấn công tiếp theo. Người đứng đầu bộ phận đặc biệt chống khủng bố thuộc cơ quan cảnh sát liên bang Malaysia (SB-CTD), khi ấy cho biết thông tin trên có thể sẽ làm tăng các mối đe dọa khủng bố vào Malaysia nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Ngoài ra, diễn đàn cũng sẽ đóng vai trò là nơi để những quan chức quân sự từ các nước có các cuộc thảo luận riêng nơi hậu trường.

Vũ Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng

14:27:43 18/11/2024
Nhờ thế mạnh hàng hóa giá rẻ thu hút người tiêu dùng, Temu thừa thắng xông lên chinh phục thêm nhiều thị trường. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Đông Nam Á, trang mua sắm trực tuyến này gặp phải nhiều rào cản.

Mỹ ghi nhận ca tử vong liên quan đến vi khuẩn E.Coli từ cà rốt

14:25:09 18/11/2024
Trước đó, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết Grimmway Farms đã ban hành lệnh thu hồi tự nguyện đối với các mặt hàng cà rốt, vốn cũng đã được vận chuyển đến nhiều cửa hàng ở Canada và Puerto Rico.

Triều Tiên kêu gọi tăng cường lực lượng hạt nhân không giới hạn

14:23:08 18/11/2024
Lãnh đạo Triều Tiên cũng kêu gọi các quan chức quân sự tập trung vào hoàn tất công tác chuẩn bị chiến tranh. Ông nhấn mạnh Bình Nhưỡng nên tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân để hoàn thành sứ mệnh ngăn chặn chiến tranh.

Người dân Australia phản đối kế hoạch lưu trữ chất thải hạt nhân

14:20:56 18/11/2024
Ngoài ra, còn có những lo ngại về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc lưu trữ chất thải hạt nhân gần khu dân cư và các tuyến đường thủy như sông Port làm dấy lên lo ngại về nguy cơ rò rỉ phóng xạ.

Các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga

14:19:04 18/11/2024
Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp. Các khối lượng nhỏ hơn tiếp tục được cung cấp cho Italy và Serbia.

Jordan và Qatar cảnh báo về thảm họa nhân đạo tại Gaza và Liban

14:17:39 18/11/2024
Hai quan chức cấp cao bày tỏ sự đoàn kết với Liban và kêu gọi ngừng bắn lập tức và lâu dài, đồng thời thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

IS đánh bom tại miền Bắc Iraq, nhiều binh sĩ thiệt mạng

14:13:39 18/11/2024
Chúng thường thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào lực lượng chính phủ và dân thường, đặc biệt là ở những khu vực hẻo lánh như miền Bắc Iraq.

Goldman Sachs dự báo giá vàng trong năm 2025

14:11:12 18/11/2024
Hiện tại, giá vàng giao ngay đang là 2.589 USD/ounce, giảm nhẹ so với đỉnh 2.790 USD/ounce hồi tháng trước. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của vàng vẫn rất sáng sủa.

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Hamas lựa chọn cơ cấu mới cho giới chóp bu

12:47:11 18/11/2024
Cấu trúc lãnh đạo tập thể có thể là một chiến lược phòng thủ cho Hamas, bởi việc có 5 người đứng đầu sẽ giảm nguy cơ hơn viễn cảnh một thủ lĩnh duy nhất ngay lập tức nằm trong tầm ngắm của Israel.

Có thể bạn quan tâm

Team Quang Linh: fan 'trở mặt',vào livestream chê lố lăng, 'xuống nước' vì tiền?

Tin nổi bật

14:41:17 18/11/2024
Thời gian gần đây, Quang Linh Vlogs thường xuyên xuất hiện với những hình ảnh độc lạ. Điển hình, anh chàng đu trend cosplay bà thím G-Dragon, hay bắt sóng style tài lộc quá lớn khiến dân tình bàn tán xôn xao.

Lừa đầu tư bảo hiểm rồi chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

14:39:10 18/11/2024
Do muốn kiếm thêm tiền chơi chứng khoán, Dung đã đưa ra thông tin giả kêu gọi người đầu tư vào gói bảo hiểm đầu tư linh hoạt của Công ty Prudential Việt Nam.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?