Trung Quốc ồ ạt mua dừa, nhà máy ngưng hoạt động
Dừa khô nguyên liệu được thương lái Trung Quốc gom mạnh khiến các nhà máy chế biến tại miền Tây phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.
Giá dừa khô nguyên liệu tại Bến Tre cao nhất từ đầu năm đến nay. Ảnh: Cửu Long
Giá dừa khô tại vườn Bến Tre và các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long… hiện ở mức 70.000-100.000 đồng một chục (12 trái); tăng 35.000-40.000 đồng so với 3 tháng trước và cao nhất từ đầu năm đến nay. Các thương lái địa phương đang ráo riết đến tận vườn thu mua, bán lại cho các chủ vựa người Trung Quốc chở về nước bằng xe container với giá 130.000-150.000 đồng một chục (loại tốt). Dừa nhỏ, loại thường được bán cho các lò bánh kẹo ở địa phương.
Việc thương lái Trung Quốc đồng loạt gom dừa nguyên liệu, đẩy giá lên cao khiến các nhà máy chế biến cơm dừa (cùi dừa) nạo sấy trong nước đói nguyên liệu, hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa.
Video đang HOT
Bà Huỳnh Thị Cẩm Châu – Phó giám đốc Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre) cho biết 2 tháng nay, dây chuyền chế biến dừa xuất khẩu đã ngưng hoạt động, khiến 300 công nhân phải tạm nghỉ. “Chúng tôi có giá mua dừa nguyên liệu cao nhất ở địa phương nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với thương lái Trung Quốc. Nếu mua bằng họ mà không nâng được giá xuất khẩu được sẽ thua lỗ lớn”, bà Châu nói.
Các thương lái cho hay khoảng 3 tháng nay, các thương nhân Trung Quốc tại Bến Tre tăng lượng thu mua dừa khô loại tốt gấp 2-3 lần so với trước. Cộng với tình trạng nguồn dừa nguyên liệu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ đợt thiên tai hạn mặn lịch sử vừa qua nên giá càng tăng cao.
Đồng bằng sông Cửu Long có 130.000 ha dừa (chiếm gần 80% diện tích dừa cả nước), chủ yếu tập trung ở gồm Bến Tre (gần 70.000 ha), Trà Vinh (19.000 ha), Tiền Giang (15.000 ha), Vĩnh Long (8.000 ha). Do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, phù sa từ các hệ thống sông ngòi nên dừa ở miền Tây có chất lượng tốt, hàm lượng dầu cao.
Theo VnExpress
Thương lái Trung Quốc kinh doanh trái phép ở Bình Thuận
Ông Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Bí thư Thường Trực Tỉnh ủy Bình Thuận, vừa chỉ đạo sở, ngành trong tỉnh kiểm tra, giải quyết triệt để tình trạng thương lái Trung Quốc kinh doanh trái phép, núp bóng doanh nghiệp Việt Nam.
Chăm sóc cây thanh long sắp tới kỳ thu hoạch. (Ảnh: Trường Giang/TTXVN)
Từ đầu năm 2016 đến nay, trên thị trường thanh long Bình Thuận xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc kinh doanh trái pháp luật, núp bóng dưới doanh nghiệp Việt Nam gây bức xúc trong nhân dân.
Trước tình trạng trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành (gọi tắt là Tổ 2241) để kiểm tra và xử lý sai phạm của thương lái người Trung Quốc núp bóng kinh doanh thanh long trái phép.
Trong sáu tháng đầu năm, Tổ 2241 đã tham mưu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xử phạt tổng cộng 410 triệu đồng đối với 17 người Trung Quốc có hành vi nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam nhưng không được cơ quan có thẩm quyền cho phép; xử phạt 50 triệu đồng đối với 2 đối tượng người Trung Quốc có hành vi kinh doanh trái phép trên lãnh thổ Việt Nam, tịch thu 12 tấn thanh long đã đóng gói.
Bên cạnh đó, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh (PA72) đã áp dụng biện pháp rút ngắn thời gian lưu trú tại Việt Nam đối với các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính lần đầu; kiến nghị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an áp dụng biện pháp cấm nhập cảnh có thời hạn đối với các đối tượng tái phạm.
Bình Thuận hiện có hơn 26.000ha thanh long, chiếm khoảng 80% diện tích và sản lượng thanh long của cả nước. Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, trên địa bàn hiện có 232 tổ chức, cá nhân, kinh doanh thanh long; trong đó có 53 doanh nghiệp và 179 hộ kinh doanh, cơ sở thu mua, đóng gói... Hoạt động mua bán thanh long do doanh nghiệp, cơ sở thu mua đóng gói thực hiện thông qua các kênh phân phối lớn.
Hiện nay, chỉ có khoảng 15-20% sản lượng thanh long được cung cấp cho thị trường nội địa, còn lại tập trung xuất khẩu. Số lượng thanh long chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 70%.
Theo Vietnam
Thương lái Trung Quốc gian manh, người dân nuôi cá tra điêu đứng Thương lái Trung Quốc luôn tìm mọi cách để nâng giá mua cá tra lên cao khiến nhiều hộ nuôi mất cảnh giác và từ chối các doanh nghiệp trong nước mà sản xuất theo yêu cầu của họ. Từ đó nhiều hộ nuôi đã sập bẫy. Tại thị trường đồng bằng sông Cửu Long, diễn biến thu mua cá tra nguyên liệu...