Trung Quốc “nóng mặt” đáp trả báo cáo của Anh
Trung Quốc đã chỉ trích báo cáo của Anh về Hong Kong liên quan tới vấn đề nội bộ tại đặc khu hành chính này.
Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây chỉ trích luật an ninh quốc gia Hong Kong (Ảnh minh họa: SCMP).
Trong lời mở đầu của Báo cáo 6 tháng, từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2020, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cáo buộc luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hong Kong vào tháng 6 năm ngoái được sử dụng để trấn áp phe đối lập chính trị.
Báo cáo cho rằng luật này đã vi phạm rõ ràng Tuyên bố chung Anh – Trung năm 1984, trong đó bảo đảm quyền tự do sâu rộng của Hong Kong.
Báo cáo chỉ trích việc Bắc Kinh điều chỉnh hệ thống bầu cử ở Hong Kong, các quyết định truy tố của cơ quan tư pháp và luật an ninh gây tranh cãi.
Video đang HOT
“Do đó, chúng tôi tuyên bố rằng Trung Quốc đang trong tình trạng không tuân thủ Tuyên bố chung”, Ngoại trưởng Anh nói, đồng thời cho biết luật an ninh quốc gia Hong Kong không được sử dụng để nhắm vào một nhóm nhỏ tội phạm như Bắc Kinh tuyên bố.
“Thay vào đó, luật này đang được sử dụng để hạn chế đáng kể không gian thể hiện các quan điểm chính trị khác biệt và ngăn chặn quyền tự do ngôn luận cũng như tranh luận chính trị hợp pháp”, ông Raab nói trong tuyên bố hôm 10/6.
Luật an ninh quốc gia mới đã hình sự hóa 4 loại tội phạm gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các đối tượng bên ngoài để gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây khác cho rằng đạo luật này làm suy yếu cơ chế “một quốc gia, hai chế độ” dành cho Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong đã đáp trả báo cáo của Anh, cho rằng đây là nhận định “không chính xác”, “sai sự thật” và là “tiêu chuẩn kép”.
“Bất kỳ ai khách quan cũng sẽ thấy rằng kể từ khi thực thi luật an ninh quốc gia Hong Kong, sự ổn định, vốn quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh, đã được khôi phục và an ninh quốc gia được bảo vệ”, người phát ngôn của chính quyền Hong Kong cho biết.
Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc ở Anh tuyên bố Bắc Kinh bày tỏ quan ngại nghiêm trọng và phản đối mạnh mẽ việc Anh can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, cũng như vi phạm nghiêm trọng các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế bằng cách công bố báo cáo 6 tháng về Hong Kong.
“Anh không có chủ quyền, quyền tài phán hoặc quyền “giám sát” đối với Hong Kong. Chính phủ Trung Quốc quản lý Hong Kong theo hiến pháp Trung Quốc và Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hong Kong, không phải theo Tuyên bố chung Anh – Trung. Không quốc gia bên ngoài nào có quyền lấy Tuyên bố chung làm cái cớ để can thiệp vào công việc của Hong Kong, vốn là công việc nội bộ của Trung Quốc”, người phát ngôn nói.
Theo người phát ngôn, cáo buộc cho rằng chính quyền Trung Quốc “trấn áp các quyền và sự tự do” của người dân Hong Kong đã gây ra sự nhầm lẫn giữa đúng và sai. Người phát ngôn nói thêm rằng kể từ khi nối lại thực thi chủ quyền đối với Hong Kong, Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ cơ chế “một quốc gia, hai chế độ”, “người Hong Kong quản lý Hong Kong” với mức độ tự chủ cao, và người dân Hong Kong đã được hưởng các quyền và tự do chưa từng có.
Anh nói Trung Quốc vi phạm tuyên bố chung về Hong Kong
Bộ Ngoại giao Anh nói rằng Trung Quốc không còn tuân thủ tuyên bố chung về Hong Kong sau khi Bắc Kinh công bố những thay đổi với hệ thống bầu cử của đặc khu.
"London đánh giá Bắc Kinh đang trong tình trạng liên tục không tuân thủ Tuyên bố chung Anh - Trung", Bộ Ngoại giao Anh hôm nay ra tuyên bố.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói rằng việc Bắc Kinh "áp đặt những thay đổi triệt để nhằm hạn chế người tham gia vào hệ thống bầu cử của Hong Kong" là "vi phạm rõ ràng" thỏa thuận. "Đây là một phần của mô hình được thiết kế nhằm quấy rối và bóp nghẹt mọi tiếng nói chỉ trích các chính sách của Trung Quốc và là lần vi phạm tuyên bố chung thứ ba trong vòng chưa đầy 9 tháng".
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại London tháng 11/2020. Ảnh: Reuters .
Tuyên bố Anh - Trung được ký kết trước khi Anh bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997 và được thiết kế để xoa dịu những lo ngại về tương lai của thành phố dưới sự quản lý của Bắc Kinh. Tuyên bố đảm bảo đặc khu được hưởng mức độ tự chủ cao và quyền tự do ngôn luận.
Quốc hội Trung Quốc hôm 11/3 phê chuẩn thay đổi hệ thống bầu cử Hong Kong, mở đường để Bắc Kinh có thể sàng lọc ứng viên với tiêu chí "yêu nước" trong tiến trình bầu cử ở đặc khu.
Ông Raab cho rằng động thái mới nhất là "minh chứng cho thấy Bắc Kinh ngày càng nói một đằng làm một lẻo". "Anh sẽ tiếp tục ủng hộ người dân Hong Kong. Trung Quốc phải hành động phù hợp với các nghĩa vụ pháp lý và tôn trọng các quyền và tự do cơ bản ở Hong Kong", Rabb nói.
Trong khi đó, Trung Quốc hôm 12/3 nói kế hoạch cải cách bầu cử Hong Kong cùng luật an ninh quốc gia mới là "liên hoàn quyền" dập tắt bất ổn tại đặc khu, nhấn mạnh "sự hỗn loạn trong những năm gần đây ở Hong Kong cho thấy hệ thống bầu cử của thành phố có những sơ hở và thiếu sót rõ ràng". Bắc Kinh cũng khẳng định vấn đề ở Hong Kong là chuyện nội bộ và cáo buộc các thế lực bên ngoài đang âm mưu gây rối ở đặc khu.
Đại sứ Myanmar tại Anh kêu gọi trả tự do cho Suu Kyi Đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn được Ngoại trưởng Anh ca ngợi khi kêu gọi chính quyền quân sự phóng thích bà Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử. "Chúng tôi yêu cầu thả Cố vấn Nhà nước Daw Aung San Suu Kyi và Tổng thống U Win Myint", ông Zwar Minn hôm 8/3 viết trên tài khoản Facebook của đại sứ...