Trung Quốc nói Mỹ ‘lộng quyền’ vì đe dọa công ty chip SMIC
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Washington đang “ lộng quyền trắng trợn” và khẳng định Bắc Kinh “kiên quyết phản đối” những hành động như vậy.
Ngành công nghiệp bán dẫn trở thành một trong những mối quan tâm chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Theo CNBC, Trung Quốc phản đối chính phủ Mỹ vì làm dấy lên những hạn chế tiềm tàng về xuất khẩu đối với SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất ở đại lục.
Cuối tuần qua, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đang xem xét đưa SMIC vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, tức sẽ khiến công ty này gặp khó khăn trong việc mua các bộ phận công nghệ được sản xuất tại Mỹ, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng quá trình sản xuất.
Triệu Lập Kiên, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Trong thời gian qua, Mỹ đã khái quát hóa khái niệm an ninh quốc gia, sử dụng quyền lực nhà nước của họ để áp đặt mọi loại hạn chế đối với các công ty Trung Quốc”. Ông nhấn mạnh điều này không chỉ phá vỡ các quy tắc thương mại quốc tế, chuỗi công nghiệp toàn cầu, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, mà còn phá hỏng lợi ích quốc gia và hình ảnh của chính Mỹ.
Giới quan chức Mỹ từ lâu cáo buộc các công ty công nghệ Trung Quốc liên quan đến rủi ro an ninh quốc gia. Sau khi Huawei bị đưa vào Danh sách đen, hoạt động kinh doanh quốc tế của gã khổng lồ viễn thông này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đang buộc ByteDance phải tách TikTok ra và bán lại cho doanh nghiệp Mỹ.
Chính quyền Mỹ đưa thông tin rằng đang lo ngại SMIC hỗ trợ hoạt động quân sự của Trung Quốc. Hậu quả là cổ phiếu của SMIC giảm hơn 23% trong ngày 7.9. SMIC đã phủ nhận, gọi những tuyên bố đó là không đúng sự thật.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói họ đang làm việc với các đơn vị liên ngành để đánh giá thông tin sẵn có, từ đó xác định xem hoạt động của SMIC có đủ điều kiện để bị đưa vào Danh sách đen hay không. Cơ quan này tin rằng quyết định đó sẽ giúp đảm bảo việc tất cả hàng hóa xuất khẩu cho SMIC được xem xét toàn diện.
Video đang HOT
Hi vọng lớn nhất của ngành công nghệ Trung Quốc
Chỉ trong hơn 1 tháng, công ty gia công chip lớn nhất Trung Quốc đã gọi vốn hơn 10 tỷ USD. Công ty này tham vọng sẽ lấp khoảng trống mà TSMC bỏ lại sau lệnh cấm của Mỹ với Huawei.
SMIC, công ty gia công chip lớn nhất Trung Quốc vào ngày 7/8 đã công bố kế hoạch tăng chi phí vốn lên 6,7 tỷ USD trong năm nay. Đây sẽ là lần thứ hai công ty này tăng vốn chỉ trong vài tháng.
Vào đầu năm, SMIC đặt mức chi phí vốn chỉ 3,1 tỷ USD, và sau đó vào tháng 5 tăng lên 4,3 tỷ USD. Việc tăng mức chi phí vốn liên tục cho thấy quyết tâm đầu tư để giành lấy thị phần trong ngành chip của công ty này.
SMIC là công ty gia công chip lớn nhất Trung Quốc.
Không ngại mất hợp đồng với Huawei
Trước đó, vào tháng 5, khi TSMC thông báo sẽ dừng nhận các hợp đồng mới từ Huawei để tuân thủ các quy định của Mỹ. Huawei đã tích cực tìm kiếm các đối tác có thể thay thế TSMC. Tuy nhiên, họ lại không mấy hi vọng vào đối tác trong nước là SMIC.
Nguyên nhân đầu tiên là SMIC hiện vẫn đang đi sau TSMC khá xa về công nghệ sản xuất chip, khi mới khai trương dây chuyền thương mại 14 nm FinFET vào năm 2019, trong khi TSMC đã sản xuất chip với tiến trình 5 nm.
Nguyên nhân thứ hai, theo giải thích của lãnh đạo SMIC, công ty này hướng tới thị trường quốc tế và cũng sẽ phải tuân thủ quy định của Mỹ.
"Chúng tôi không nói tới một khách hàng cụ thể, nhưng chúng tôi sẽ hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế và chắc chắn sẽ không vi phạm. Chúng tôi vẫn còn những khách hàng khác đang chờ để hợp tác, nên sự ảnh hưởng là không đáng kể", đồng CEO Liang Meng-Song của SMIC trả lời trong một cuộc họp với nhà đầu tư khi được hỏi về Huawei.
"Chúng tôi sẽ cố gắng tìm và đa dạng hóa khách hàng của mình để có thể theo đuổi những công nghệ sản xuất chip hiện đại nhất", ông Liang nói thêm.
SMIC, với sự đầu tư mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc, đang tìm kiếm những cơ hội mới ngoài Huawei.
Trước đó, Huawei là khách hàng quan trọng của SMIC. Huawei đóng góp khoảng 10% doanh thu của công ty sản xuất chip này. Huawei từng mua chip của SMIC để trữ linh kiện từ tháng 5 góp phần giúp lợi nhuận của công ty này tăng tới 644%.
Tuy nhiên, SMIC cũng sử dụng rất nhiều công nghệ của Mỹ, như các thiết bị sản xuất từ Applied Materials hay Lam Research. Theo quy định được Bộ Thương mại Mỹ ban hành vào ngày 15/5, bất kỳ công ty bán dẫn nào sử dụng công nghệ của Mỹ đều phải xin giấy phép đặc biệt mới được bán hàng cho Huawei.
"Chúng tôi cho rằng tự tăng trưởng vừa qua có thể đến từ sự hối hả tích lũy chip càng nhanh càng tốt của Huawei trước khi lệnh cấm của Mỹ khiến họ không mua được linh kiện", Mark Li, nhà phân tích của Bernstein Research nhận định.
Hi vọng lớn nhất của Trung Quốc để tự chủ bán dẫn
SMIC được thành lập năm 2000, đến nay họ đã trở thành công ty gia công bán dẫn lớn nhất Trung Quốc. Theo Android Central, SMIC là đối tác được Qualcomm lựa chọn để gia công dòng chip Snapdragon 410 và 412.
Về mặt công nghệ, SMIC chưa thể cạnh tranh với TSMC hay Samsung Foundry, những công ty đã hoàn thiện tiến trình 5 nm và 7 nm. Theo nhận định của Android Central, SMIC đi sau TSMC khoảng 4 năm.
Sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán STAR ở Thượng Hải, cổ phiếu SMIC đã tăng mạnh chỉ trong hơn 1 tháng.
Dù vậy, SMIC lại có lợi thế mà hai công ty còn lại không có là sự trợ giúp từ chính phủ. Sau khi TSMC công bố vào tháng 5 sẽ dừng nhận đơn đặt hàng từ Huawei, chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức công bố đầu tư 2,2 tỷ USD cho SMIC để mở một nhà máy mới.
Trung Quốc cần một công ty có thể bắt kịp công nghệ bán dẫn nhằm tự chủ về mặt sản xuất, và SMIC là hi vọng lớn nhất của nước này. Nhờ sự đầu tư từ chính phủ, SMIC có thể đạt mục tiêu sản xuất ở tiến trình 7 nm vào quý IV/2021.
Cũng trong ngày 7/8, SMIC cho biết công ty này sẽ kết hợp với Khu khai phát kinh tế kỹ thuật Bắc Kinh, một trung tâm phát triển kinh tế nhà nước của Trung Quốc, để thiết lập một liên doanh công nghệ trị giá tới 7,6 tỷ USD.
Trong tương lai, có thể SMIC sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các khách hàng Trung Quốc nếu nhìn vào nguồn doanh thu trong quý vừa qua. Doanh thu từ thị trường nội địa đã tăng từ 56,9% vào cùng kỳ năm ngoái lên 66,1% vào quý II. Tuy nhiên, doanh thu từ thị trường Mỹ cũng bị sụt giảm từ mức 27,5% năm ngoái xuống còn 21,6%.
Nếu doanh thu từ thị trường Mỹ tiếp tục sụt giảm và SMIC đủ lực để sở hữu công nghệ sản xuất chip riêng thì đây là niềm hy vọng lớn của ngành công nghệ Trung Quốc.
Trung Quốc đầu tư 2,2 tỷ USD cho công ty sản xuất chip trong nước để 'cứu' Huawei Khoản đầu tư này được tiết lộ ngay sau khi Mỹ công bố những hạn chế mới đối với công ty công nghệ Huawei SMIC - tập đoàn sản xuất chip đến từ Trung Quốc Tập đoàn sản xuất chip SIMC vừa nhận được một khoản đầu tư khổng lồ lên đến 2,2 tỷ USD từ nhà nước Trung Quốc. Khoản đầu tư...