Trung Quốc nói Mỹ chính trị hóa thương vụ tên lửa với Thổ Nhĩ Kỳ
Trung Quốc đã tìm cách xóa bỏ lo ngại của Mỹ về việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định cùng hợp tác sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa với công ty Trung Quốc, khi tuyên bố trong ngày 8.10 rằng Washington và các nước khác đang chính trị hóa một cách không cần thiết một phi vụ thương mại thuần túy.
Logo của CPMIEC, tập đoàn quốc phòng Trung Quốc được Thổ Nhĩ Kỳ chọn để cùng sản xuất một hệ thống phòng thủ tên lửa – Ảnh: Reuters
Cả Mỹ và NATO đã cùng bày tỏ lo ngại về thương vụ trị giá 3,4 tỉ USD này, cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa nói trên sẽ không tương thích với hệ thống của các đồng minh khác của Thổ Nhĩ Kỳ, một trong 28 thành viên của NATO.
Một số quan chức NATO cho rằng việc tích hợp một hệ thống Trung Quốc vào hệ thống phòng thủ của NATO sẽ làm phát sinh những quan ngại về an ninh điện tử và việc NATO phải trao đổi thông số kỹ thuật với công ty Trung Quốc.
Tuy nhiên, Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trấn an rằng không có gì phải lo ngại, đặc biệt là khi Bắc Kinh có những quy định rất nghiêm ngặt về xuất khẩu vũ khí để đảm bảo rằng việc buôn bán này không ảnh hưởng đến hòa bình khu vực hoặc thế giới.
Video đang HOT
“Sự hợp tác giữa công ty Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là hợp tác quân sự giữa hai quốc gia”, Reuters dẫn lời bà Hoa phát biểu tại Bắc Kinh.
“Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên liên quan sẽ có thể nhìn nhận một cách khách quan và lý trí về sự hợp tác này, và cũng đừng nên chính trị hóa sự cạnh tranh thương mại đơn thuần”, Phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết nhiều khả năng sẽ thông qua thương vụ nói trên, mặc dù đến giờ nước này vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Hồi tháng 9, Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cơ quan này đánh giá cao hệ thống tên lửa FD-2000 của Tập đoàn CPMIEC (Trung Quốc) hơn là hệ thống của các hãng Nga, Mỹ và châu Âu, được cho là đắt tiền hơn.
Mỹ đã ban hành lệnh cấm vận đối với CPMIEC vào tháng 2 vì cho rằng tập đoàn này đã vi phạm Thỏa thuận không phổ biến vũ khí với Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên.
Thổ Nhĩ Kỳ thì nói rằng quyết định lựa chọn công ty Trung Quốc của nước này không hề có động cơ chính trị.
Thành viên NATO này cũng cho biết thêm rằng đề nghị của phía Trung Quốc đáp ứng được các yêu cầu về giá cả, cũng như yêu cầu phải thiết lập phần lớn các công đoạn sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo TNO
TQ "phản pháo" Mỹ về tranh chấp Biển Đông
Sau khi bị Mỹ cảnh báo không được sử dụng vũ lực ở Biển Đông, Trung Quốc đã lên tiếng đòi Mỹ đứng trung lập trong tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.
Ngày 12/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng yêu cầu Mỹ "tôn trọng thực tế giữ lời hứa không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông."
Bên cạnh đó, bà Hoa Xuân Oánh vẫn khăng khăng đòi các quốc gia có liên quan đến tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc "giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương với Trung Quốc", và khẳng định đó là điều mà "Trung Quốc ủng hộ và đang thực hiện".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Đàm phán song phương là một đòn hiểm mà Trung Quốc muốn áp đặt với các quốc gia láng giềng trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ, bởi đây là hình thức đàm phán mà Trung Quốc phát huy được ưu thế vượt trội của mình so với từng quốc gia riêng lẻ có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh được coi là "đòn phản pháo" đối với quan điểm mà Mỹ nêu ra gần đây về giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Trước đó, trong một cuộc gặp với 2 quan chức cấp cao Trung Quốc tại Washington trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung, Tổng thống Mỹ Obama đã cảnh báo Trung Quốc không được sử dụng biện pháp "hăm dọa hay ép buộc" trong giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng và kêu gọi giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình.
Gần đây Mỹ đã liên tục có những động thái nhằm hiện thực hóa chiến lược chuyển trọng tâm của mình sang châu Á như tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản thông qua diễn tập đổ bộ chống chiếm đảo "Đột kích Bình minh" hay phối hợp với Philippines xây dựng thêm căn cứ hải quân ở vịnh Subic.
Theo Khampha
Mỹ: Kho tên lửa TQ phong phú nhất thế giới Báo cáo tình báo của Mỹ cho biết Trung Quốc đang ngày càng gia tăng kho tên lửa đạn đạo của mình, trong đó có tên lửa chuyên dùng cho xung đột do tranh chấp lãnh thổ. Một báo cáo tình báo của Lầu Năm Góc công bố gần đây cho thấy quân đội Trung Quốc đang sở hữu "chương trình tên lửa...