Trung Quốc nới lỏng chính sách một con
Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ nới lỏng thêm chính sách kiềm chế gia tăng dân số, dự kiến những thay đổi này sẽ được áp dụng vào đầu năm sau.
Những thay đổi bao gồm việc cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh thêm con thứ hai nếu ít nhất một người là con một. Hiện tại, nếu muốn sinh con thứ hai, cả hai vợ chồng đều phải là con một.
Chính phủ Trung Quốc đã đệ trình một dự thảo luật lên Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc trong kì họp 2 tháng/lần, dự luật này nhằm thay đổi chính sách kế hoạch hóa gia đình đã được áp dụng từ lâu. Nếu được thông qua, luật kế hoạch hoá giá đình sẽ có hiệu lực ở một số tỉnh từ quý I/2014. Hiện tại, chính quyền các cấp đang đánh giá những vấn đề có thể gặp phải khi ban hành chính sách mới.
Hiện Trung Quốc chỉ cho phép sinh hai con, nếu cả 2 vợ chồng đều là con một
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chính sách một con dù có nhiều ưu điểm song lại mang đến hệ lụy làm tăng tỉ lệ nạo phá thai và các vấn đề liên quan.
Nhiều lời chỉ trích còn đến từ việc chính sách này bất công với người già, những người chỉ dựa vào con cái khi họ đã về hưu và làm giảm lực lượng lao động của quốc gia.
Bộ trưởng phụ trách Ủy ban y tế và kế hoạch hóa gia đình quốc gia, bà Lý Bân phát biểu trước quốc hội: “Giờ là lúc thích hợp để thay đổi. Tỉ suất sinh tương đối ổn định, lực lượng lao động vẫn ở mức lớn và gánh nặng phụ cấp người già còn nhẹ”.
Bà Lý Bân cũng nói thêm sự ra tăng dân số khi thay đổi chính sách là có thể dự báo trước và nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nguồn lượng thực, giáo dục, sức khoẻ hay nguồn lao động.
Quốc hội Trung Quốc nói chính quyền ở các cấp địa phương sẽ cải thiện chính sách kế hoạch hoá gia đình sau khi đánh giá tình hình dân số địa phương.
Theo Xinhua, nguồn lương thực dự trữ và dịch vụ công của Trung Quốc có thể phục vụ nhu cầu của 1.43 tỉ người vào năm 2020 và 2.5 tỉ người vào năm 2033. Kể cả khi thay đổi chính sách, dân số Trung Quốc cũng sẽ không vượt quá 1.38 tỉ người vào năm 2015.
Theo ANTD
36 năm đi dạy, nhận phụ cấp thâm niên 1,2 triệu đồng
Cô Đinh Thị Hoa (58 tuổi, ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) có 36 năm đứng trên bục giảng. Tháng 5/2011, cô được hưởng phụ cấp thâm niên tháng đầu tiên cũng là tháng cuối cùng trong sự nghiệp giảng dạy của mình là 1,2 triệu đồng.
Như vậy tính ra mỗi năm đi dạy cô Hoa được Nhà nước phụ cấp thêm 30.000 đồng. Ngoài ra, hiện cô Hoa cũng được hưởng lương hưu mỗi tháng 3 triệu đồng.
Trong suốt cuộc trò chuyện, cô Hoa không giấu được niềm tự hào về khoảng thời gian đứng lớp từ lúc đất nước mới giải phóng đến tận năm 2011. Cô nhớ như in khoảng thời gian đầy gian khó, đó là những năm trước đổi mới. Khi ấy lương giáo viên ba cọc ba đồng, xoay xở giỏi cỡ nào cũng lâm cảnh thiếu trước hụt sau nhưng cô vẫn gắng bám trụ với nghề. Quay mặt đi, cô tâm sự: "Mấy chục ngàn đồng hay mười mấy triệu đồng với cô chẳng là gì nhưng đó là niềm an ủi, sự quan tâm của Nhà nước đối với cán bộ ba mươi mấy năm công tác tận tụy. Khi mình có từng ấy năm giảng dạy rồi khi về hưu lại nhận phụ cấp mỗi năm mấy chục ngàn đồng sao mà không buồn cho được".
Thầy Phan Văn Nhẫn, chồng cô Hoa, kể ngày cô đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang để hỏi rõ khoản tiền phụ cấp, lúc về cô rất buồn. "Thầy thấy cô bước ra nhưng không chịu về. Cô ngồi phía trước một hồi lâu, không nói gì. Thầy hối mấy lần cô mới chịu về", thầy Nhẫn bùi ngùi kể. Cô Hoa tiếp lời: "Chắc hẳn cô không phải là trường hợp duy nhất của ngành giáo dục nhận phụ cấp thâm niên như thế. Những giáo viên nào bắt đầu công tác từ tháng 5/1975, nếu không có gì thay đổi sẽ nghỉ hưu vào cùng thời điểm như cô và cũng sẽ nhận được tiền phụ cấp thâm niên như thế".
Cô Đinh Thị Hoa.
Bà Cao Quỳnh Thanh Thủy, trưởng Phòng chế độ chính sách thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang, khẳng định việc tính phụ cấp thâm niên cho cô Hoa là hoàn toàn đúng. Hiện tại có hai văn bản pháp luật điều chỉnh về việc chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Cụ thể nghị định 54 của Chính phủ - quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, chế độ phụ cấp được tính (cộng dồn với lương chính thức) từ ngày 1/5/2011. Do cô Hoa nghỉ hưu vào ngày 1/6/2011 nên cô sẽ nhận được phụ cấp thâm niên của tháng 5/2011 và cũng là tháng... cuối cùng.
Văn bản pháp luật thứ hai là quyết định số 52 - quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, điều kiện là thời gian nghỉ hưu được tính từ ngày 1/1/1994 đến 31/5/2011. Nếu áp dụng quyết định này, giáo viên sẽ được trợ cấp một lần. Như trường hợp của cô Hoa, mức lĩnh vào khoảng 13 triệu đồng nhưng do cô nghỉ hưu vào ngày 1/6 nên không áp dụng nghị định này. "Chúng tôi chỉ thực thi theo văn bản luật. Giáo viên rơi vào điều khoản áp dụng của văn bản nào thì áp dụng theo văn bản đó. Cô Hoa nghỉ hưu ngày 1/6 thì không thể áp dụng của ngày 31/5 được" - bà Thủy cho biết.
Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập như nhà giáo giảng dạy đủ năm năm (60 tháng) được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Còn từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hằng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 1/5/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2011.
Còn theo quyết định số 52/2013/QĐ-TTg, ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chế độ trợ cấp với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu như nhà giáo sẽ được hưởng chế độ trợ cấp khi đủ ba điều kiện: có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành tại các cơ sở giáo dục công lập từ đủ năm năm trở lên. Nghỉ hưu trong thời gian từ 1/1/1994 đến 31/5/2011 thì được hưởng trợ cấp chi trả một lần và bằng 10% mức lương hưu hằng tháng nhân với số năm trực tiếp giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập đã được tính hưởng chế độ hưu trí. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2013.
Theo Tuổi Trẻ
Quan hệ đồng tính: Ai là vợ, ai là chồng? Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính. Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc...