Trung Quốc nổi giận khi Mỹ phê chuẩn bán tàu hộ vệ cho Đài Loan
Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố cho phép bán 2 tàu hộ vệ hải quân cho Đài Loan, phía Trung Quốc đã nổi giận và phản đối kịch liệt.
Hôm 11/3, Trung Quốc thể hiện sự tức giận của mình trước việc Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ đã cho phép bán hai tàu hộ vệ của hải quân Mỹ cho Đài Loan với mức giá 190 triệu USD.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: AP.
Việc mua bán này chỉ còn chờ sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.
Trung Quốc coi hòn đảo Đài Loan chỉ là một tỉnh của mình và họ sẵn sàng dùng vũ lực để thiết lập quyền kiểm soát đối với vùng lãnh thổ này.
Video đang HOT
Các lực lượng Trung Hoa Quốc dân đảng đã rời bỏ đại lục để chạy ra Đài Loan vào năm 1949 – thời điểm kết thúc Nội chiến Trung Quốc.
Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan luôn vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Bắc Kinh, mặc dù việc bán vũ khí đó thường không gây tổn hại lâu dài cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ hay thậm chí cả quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối với Mỹ.
Ông Hồng phát biểu tại một cuộc họp báo thường nhật: “Phía Trung Quốc đã đưa ra vấn đề này với Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu phía Mỹ giải trình rõ”.
Kế hoạch bán vũ khí này xuất hiện giữa lúc thế giới quan ngại về hành động của Trung Quốc triển khai tên lửa và chiến đấu cơ trên một số hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer nói về động thái mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa
Trung Quốc cũng đã tuyên bố năm 2016 họ tăng chi tiêu quốc phòng lên thêm 7-8% so với năm trước./.
Trung Hiếu Theo Reuters
Theo_VOV
Trung Quốc nổi giận lôi đình với láng giềng
Bắc Kinh hôm qua (10/3) cáo buộc Tokyo can thiệp vào tình hình Biển Đông sau khi Manila cho biết nước này sẽ thuê 5 chiếc máy bay của Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong khu vực.
Ảnh minh hoạ
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ Tư (9/3) thông báo, Manila sẽ thuê 5 chiếc máy bay huấn luyện TC-90 từ Nhật Bản để "giúp lực lượng hải quân thực hiện các cuộc tuần tra trong lãnh thổ của chúng ta", ám chỉ đến Biển Đông.
Phản ứng trước thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay, Bắc Kinh "kiên quyết phản đối những sự thách thức nhằm vào chủ quyền, an ninh" của họ đồng thời tuyên bố "sẽ luôn cảnh giác cao độ".
"Nhật Bản không phải là bên có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi phía Nhật Bản thận trọng trong lời nói cũng như hành động, tránh làm phương hại đến hoà bình và sự ổn định trong khu vực", ông Hồng Lỗi phát biểu.
Những phát biểu trên của phát ngôn viên Hồng Lỗi được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi vừa tuyên bố "có ít cơ sở để lạc quan" về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đồng thời, ông Wang cáo buộc nền kinh tế lớn thứ ba thế giới một đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, đang hành xử "hai mặt".
"Một mặt chính phủ và giới lãnh đạo Nhật Bản liên tục nói rằng họ muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhưng mặt khác họ lại luôn gây rắc rối cho Trung Quốc ở mọi nơi. Đây thực sự là một kiểu hành xử của "người hai mặt"", Ngoại trưởng Wang hôm 8/3 đã đưa ra cáo buộc như vậy bên lề cuộc họp Quốc hội hàng năm của Trung Quốc.
Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông chiến lược. Biển Đông đang là nơi chứng kiến các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 nước Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Ngoài tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc còn có cuộc tranh chấp nóng bỏng với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga trao tay Trung Quốc bao nhiêu vũ khí tối tân? Nga cung cấp vũ khí cho Trung Quốc, Trong giai đoạn 20082015, Nga được cho là đã cung cấp cho Trung Quốc hơn 200 các loại vũ khí tối tân dành cho hải quân. Theo số liệu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Thụy Điển (SIPRI), giai đoạn 2008-2015, Trung Quốc đã tiếp nhận từ Nga 20 hệ thống...