Trung Quốc “nổi đóa” khi Úc đòi điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19
Trung Quốc đã chỉ trích việc Úc hối thúc một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19, mô tả động thái này là “có ý đồ chính trị”.
Tờ ABC News hôm 26/4 đưa tin, ông Cảnh Sảng, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã phát biểu trước các phóng viên rằng động thái của Úc “sẽ phá vỡ sự hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu Covid-19″ và đi ngược lại nguyện vọng chung của thế giới.
Người phát ngôn này cũng kêu gọi chính phủ Úc nên tập trung vào phúc lợi của người dân nước này và vấn đề an ninh y tế cộng đồng trên toàn cầu.
“Hiện tại, đại dịch Covid-19 vẫn lan rộng trên khắp thế giới. Nhiệm vụ cấp bách nhất là đặt sức khỏe và cuộc sống của người dân lên hàng đầu và phối hợp cùng nhau đánh bại dịch bệnh.
Tại thời điểm quan trọng như vậy, sự nghi ngờ và buộc tội với động cơ chính trị là rất thiếu trách nhiệm.
Chúng tôi cho rằng Úc nên tập trung lo cho phúc lợi của người dân và vấn đề an ninh y tế cộng đồng, phối hợp và chung tay chống lại dịch bệnh”, ông Cảnh Sảng phát biểu.
Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Getty
Tuần trước, Thủ tướng Úc, Scott Morrison, đã tuyên bố trước lãnh đạo các nước Mỹ, Đức và Pháp, nhằm tìm cách xây dựng một liên minh quốc tế để trao cho Tổ chức Y tế thế giới WHO hoặc một tổ chức khác quyền hạn tương đương với thanh tra vũ khí để tránh một cuộc khủng hoảng dịch bệnh khác trong tương lai.
Úc đã tăng cường áp lực lên Trung Quốc về cách xử lý đại dịch của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc, càng trở nên căng thẳng khi các bộ trưởng Úc lên tiếng ủng hộ việc điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Úc, Marise Payne, kêu gọi Trung Quốc minh bạch trong nghiên cứu nguồn gốc lây lan của dịch Covid-19, bao gồm cả việc đối phó dịch bệnh của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Tuần trước, Trung Quốc bày tỏ thái độ không hài lòng khi cáo buộc Bộ trưởng Nội vụ Úc, Peter Dutton, đứng về phía Mỹ.
Trước Úc, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 tuyên bố chính phủ nước này đang xác định liệu virus SARS-CoV-2 có phải xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không. Trong khi đó, Trung Quốc nói Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không tìm thấy bằng chứng SARS-CoV-2 là sản phẩm do con người tạo ra, bác bỏ cáo buộc liên quan đến phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Nguyễn Thái
Virus SARS-CoV-2 có thể đã âm thầm tồn tại ở người từ hàng thập kỷ
Chủng virus Corona gây dịch Covid-19 có thể đã âm thầm lây nhiễm ở người suốt nhiều năm, thậm chí là hàng thập kỷ cho đến khi bất ngờ bùng phát thành đại dịch toàn cầu.
Theo SCMP, các nhà nghiên cứu từ Mỹ, Anh, Úc công bố nghiên cứu dựa trên các thông tin tổng hợp về Covid-19 trên khắp thế giới.
Nhóm nghiên cứu nhận định SARS-CoV-2 có thể đã lây nhiễm từ động vật sang người rất lâu trước khi các nhà khoa học phát hiện ca nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Kết quả bùng phát dịch bệnh có thể là do SARS-CoV-2 đột biến từ những ổ dịch nhỏ, lặp đi lặp lại ở người.
Nghiên cứu được công bố tên tạp chí Nature Medicine vào ngày 17.3. Nghiên cứu do Kristian Andersen từ Viện nghiên cứu Scripps ở California, Andrew Rambaut từ Đại học Edinburgh ở Scotland, Ian Lipkin từ Đại học Columbia ở New York, Edward Holmes từ Đại học Sydney và Robert Garry từ Đại học Tulane ở New Orleans, thực hiện.
Tiến sĩ Francis Collins, giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nhận định: "Nghiên cứu chỉ ra khả năng virus không ngừng biến đổi sau nhiều năm, đạt đến mức nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người", Collins nói.
Đây được coi là hướng nghiên cứu mới vì từ trước đến nay, các nhà khoa học chỉ tập trung vào giả thuyết SARS-CoV-2 lây truyền từ vật trung gian như dơi hoặc tê tê sang người.
Nghiên cứu mới đặt giả thuyết SARS-CoV-2 đã tồn tại ở người từ trước đây rất lâu.
Vấn đề nằm ở chỗ SARS-CoV-2 có gene đột biến chưa từng thấy ở các chủng virus Cororna khác. Cả hai chủng virus Corona tồn tại trong cơ thể dơi và tê tê có những khác biệt nhất định với SARS-CoV-2.
Đột biến của SARS-CoV-2 nằm ở chỗ virus này có thể liên kết với enzyme trong cơ thể người, từ đó tạo sự kết hợp giữa lớp vỏ virus và màng tế bào người.
Những virus có khả năng tương tự như HIV và Ebola đều cực kỳ nguy hiểm. Nhóm nghiên cứu tin rằng virus có đột biến trên một cách tự nhiên khi lây nhiễm âm thầm trên người.
"Sự thích nghi và đột biến của virus là điều kiện cần thiết để đại dịch bùng phát như hiện nay", nhóm nghiên cứu cho biết.
Nhóm nghiên cứu nói ngay cả máy tính mạnh mẽ nhất cũng không tạo ra được mô hình lây nhiễm một cách hiệu quả và thuần thục như SARS-CoV-2.
Nhóm nghiên cứu một lần nữa củng cố giả thuyết rằng SARS-CoV-2 không có nguồn gốc nhân tạo. "Virus Corona nhân tạo không bao giờ có đột biến theo hướng này", các nhà nghiên cứu nói.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học phương Tây củng cố nhận định của một số chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc.
Chuyên gia Chung Nam Sơn từng nhắc đến việc SARS-CoV-2 không có nguồn gốc từ chợ hải sản ở Vũ Hán. "Virus bùng phát ở Vũ Hán không có nghĩa là nó có nguồn gốc tại đây", ông Chung nói.
Các bác sĩ ở Trung Quốc, Anh, Italia từng nhắc đến khả năng có một loại virus gây viêm phổi đã xuất hiện từ trước SARS-CoV-2 nhiều tháng, thậm chí cả năm.
Virus khi đó chưa được chú ý đến vì không lây nhiễm nhanh và nguy hiểm như SARS-CoV-2. Tìm hiểu lại các tình trạng bệnh lý ở các bệnh nhân này có thể hé lộ nguồn gốc của SARS-CoV-2, một bác sĩ Trung Quốc giấu tên nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Rơi máy bay, ba người thiệt mạng Tối 1/12, một máy bay cỡ nhỏ đã gặp nạn ở sườn phía Bắc của sân bay quốc tế San Antonio, bang Texas, Mỹ, khiến 3 người thiệt mạng. Kênh NBC Chicago cho biết máy bay này có hành trình từ Sugar Land, thành phố Houston tới Boerne, thành phố San Antonio, song đã phải chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay quốc...