Trung Quốc nổi bật trong cuộc “khẩu chiến” Trump-Clinton
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton đã nhắc đến “Trung Quốc” 12 lần trong cuộc “ khẩu chiến” đầu tiên vào sáng ngày 27.9 (giờ Việt Nam).
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton xuất hiện trong cuộc “khẩu chiến” sáng ngày 27.9 (giờ Việt Nam).
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc đang ngày nổi bật hơn trong ba cuộc tranh luận của ứng viên Tổng thống Mỹ gần nhất.
Trong cuộc tranh luận lần này, ông Trump đã sớm nhắc đến Trung Quốc khi nói rằng đây là quốc gia khiến nền kinh tế Mỹ gặp trục trặc.
“Hãy nhìn những gì Trung Quốc đang làm đối với nước Mỹ, họ giảm giá trị đồng nội tệ, thu hút công ăn việc làm. Nhưng chính phủ Mỹ không ai dám đứng lên, dám làm gì Trung Quốc. Trung Quốc đang cưỡi lên lưng chúng ta, khiến chúng ta mất đi nhiều công ăn việc làm. Họ sử dụng nước Mỹ để xây dựng quốc gia của chính họ…”, ông Trump nói.
Nếu trong các cuộc tranh luận tổng thống ở kỳ bầu cử trước đây, tần suất sử dụng “Trung Quốc” chỉ giới hạn ở thương mại và các khoản nợ thì bây giờ, Trung Quốc đã xuất hiện cả ở lĩnh vực khác như an ninh mạng, khủng bố và mối đe dọa hạt nhân.
Năm 2012, cuộc tranh luận giữa ông Obama và Mitt Romney chỉ xuất hiện tên “Trung Quốc” ba lần, đều từ ứng viên Romney. Ông Obama thậm chí còn không nhắc đến Trung Quốc.
Năm 2008, trong cuộc tranh luận giữa ông Obama và John McCain, Trung Quốc xuất hiện trong 5 lần khi ứng viên đề cập tới vấn đề chủ nợ và hợp tác trừng phạt Iran.
Trong phiên tranh luận lần này, ông Trump và bà Clinton đã nhắc đến Trung Quốc 12 lần trong các chủ đề thương mại, internet, Iran, Triều Tiên và cả cơ sở hạ tầng Mỹ.
Video đang HOT
Bà Clinton được cho là chiếm ưu thế trong phiên tranh luận đầu tiên.
So với ông Trump, bà Clinton nhắc đến Trung Quốc trong 3 lần. Đó là lời cam kết cứng rắn trước mối đe dọa an ninh mạng nhằm vào Mỹ, “Dù là Nga, Trung Quốc, Iran hay bất kỳ nước nào, Mỹ có năng lực lớn mạnh hơn nhiều. Và nước Mỹ sẽ không ngồi yên nhìn các cơ quan mang danh nhà nước đi khai thác thông tin của chúng ta, dù là ngành công hay tư nhân”.
Đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu bà Clinton nói: “Donald Trump nghĩ rằng biến đổi khí hậu là trò bịp bợm của Trung Quốc”. Ông Trump ngay sau đó thanh minh rằng mình không nói như vậy.
Không phải tất cả các chủ đề nhắc đến Trung Quốc đều tiêu cực. Ông Trump ca ngợi hệ thống sân bay Trung Quốc so với những rắc rối trong cơ sở hạ tầng Mỹ. “Nếu như bạn hạ cánh ở Laguardia, Newark, L.A.X rồi sau đó đến Dubai, Qatar và Trung Quốc, bạn sẽ thấy những sân bay đáng kinh ngạc. Chúng ta đang trở thành quốc gia trong thế giới thứ ba”.
Các nhà phân tích nhận định, những lời chỉ trích Trung Quốc nặng nề trong phiên tranh luận không nhất thiết chuyển thành chính sách nếu ông Trump trở thành tổng thống. “Ông Trump chưa thông qua chính sách với Trung Quốc một cách chi tiết. Ông ấy sử dụng Trung Quốc để làm ví dụ minh họa cho mối quan ngại về vấn đề của Mỹ với thế giới”, Paul Haenle, giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua về chính sách toàn cầu ở Bắc Kinh nhận định.
Ông Yuan Zheng, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng việc Trung Quốc bị chỉ trích trong phiên tranh luận của ứng viên Tổng thống Mỹ là điều không bất ngờ.
Người Trung Quốc theo dõi phiên tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ.
Thay vào đó, điều này thể hiện sự tương tác chặt chẽ giữa hai nước trong những năm qua. Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác thương mại thứ hai lớn nhất của nhau, ông Yuan nói. Ngoài ra, bà Clinton có thể chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hơn trong các phiên điều trần tới nếu dư luận Mỹ mong muốn lập trường cứng rắn hơn.
Việc Trung Quốc xuất hiện thường xuyên hơn trong phiên tranh luận của ứng viên Tổng thống Mỹ cũng cho thấy thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt với tân tổng thống Mỹ, dù đó là ai, chuyên gia Zhang Yuquan, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu nhận định. “Donald Trump trở thành tổng thống sẽ thể hiện lập trường cứng rắn hơn về thương mại với Trung Quốc. Trong khi đó, bà Clinton nắm quyền cũng tăng cường mối quan hệ với đồng minh châu Á như Philippines và Nhật Bản để ngăn tham vọng Trung Quốc”.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng trao đổi sôi nổi về phiên tranh luận sáng ngày 27.9 (giờ Việt Nam). Một số người tỏ ra tức giận vì ứng viên Tổng thống Mỹ bình luận tiêu cưc về Trung Quốc. Những người khác cảm thấy đây là điều tốt vì Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong cuộc bầu cử được cả thế giới quan tâm.
“Trung Quốc ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ. Tôi cảm thấy tự hào”, một người sử dụng Weibo có tên Yuhanxuange bình luận. “Điều đó thể hiện sức mạnh Trung Quốc không thể bị phớt lờ”, một người khác nói.
Theo Danviet
Báo Trung Quốc khẩu chiến với đại sứ Singapore về vấn đề Biển Đông
Đại sứ Singapore tại Trung Quốc bác bỏ tính xác thực của một bài báo trên Global Times, trong khi tổng biên tập báo này đáp trả rằng ông không hiểu rõ sự tình xảy ra.
Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh. Ảnh: Straits Times
Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh hôm qua viết rằng báo Trung Quốc Global Times đã đưa thông tin sai và vô căn cứ về hành động và lời nói của Singapore, liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Phong trào không liên kết (NAM) tại Venezuela ngày 18/9.
Trong bài báo hôm 21/9, Global Times viết rằng tại hội nghị, Singapore đã yêu cầu bổ sung nội dung về phán quyết của tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines vào tài liệu chỉ dẫn sự phát triển của nhóm trong ba năm tới, theo Straits Times.
Singapore cố gắng tăng cường phần nội dung về Biển Đông, Global Times viết.
Trích dẫn nguồn tin giấu tên, báo Trung Quốc viết rằng "người đại diện Singapore đã nổi nóng và đưa ra nhận xét mỉa mai" đối với các nước phản đối việc cập nhật nội dung về Biển Đông.
"Người đại diện thậm chí còn dùng lời lẽ xúc phạm trong quá trình tranh luận, và công kích đại diện của các quốc gia có lập trường công bằng", bài báo có đoạn.
Ông Loh, người mô tả bài báo là "vô trách nhiệm" và "đầy dẫy những sự bịa đặt và cáo buộc vô căn cứ không hề đúng sự thật", cho biết Singapore thất vọng khi bài báo này được đăng.
Trong thư của mình, đại sứ Singapore cho biết đề nghị cập nhật các đoạn văn về Đông Nam Á không được thực hiện ở phút chót và cũng không phải do yêu cầu của bất kỳ quốc gia ASEAN đơn lẻ nào. Lào, chủ tịch ASEAN, đã chuyển tải quan điểm chung của nhóm thông qua một lá thư đến Iran, cựu chủ tịch NAM, vào tháng 7.
Tuy nhiên, Venezuela, chủ tịch NAM hiện tại, đã từ chối yêu cầu của ASEAN về việc cập nhật các đoạn văn liên quan đến khu vực.
Đây là hành động trái với truyền thống của NAM, vốn luôn cho phép cập nhật thường xuyên mà không cần sự can thiệp của các nước NAM không thuộc khu vực hoặc các nước bên ngoài, ông Loh viết.
"Các đoạn văn về Đông Nam Á, trong đó có đề cập đến Biển Đông, đã là một phần của tài liệu từ năm 1992, và được cập nhật thường xuyên dựa trên lập trường chung của các nước ASEAN", ông nói thêm.
Trong cuộc họp, Lào đã thay mặt tất cả 10 nước ASEAN để phản đối Venezuela "về quyết định không thích đáng khi từ chối yêu cầu cập nhật của ASEAN", ông nhấn mạnh.
Tổng biên tập Global Times Hồ Tích Tiến. Ảnh: SCMP
Theo SCMP, vài giờ sau khi lá thư của đại sứ Singapore được đăng, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Global Times, nhấn mạnh rằng nguồn trích dẫn trong bài báo là "nghiêm túc và đáng tin cậy".
"Là một đại sứ tại Trung Quốc, anh có lẽ không thể tham dự cuộc họp ở Venezuela và cũng không phải là nhân chứng", ông Hồ Tích Tiến nói. "Tôi nghĩ rằng Singapore nên cảm thấy xấu hổ khi anh cố gắng bới móc lỗi sai của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước mình".
Khi được yêu cầu bình luận về cuộc khẩu chiến trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói rằng một "quốc gia đơn lẻ" đã yêu cầu đưa vấn đề Biển Đông vào tài liệu chính thức của Hội nghị thượng đỉnh NAM.
NAM được thành lập vào năm 1961 bởi một nhóm các nước mới độc lập không muốn đứng về phe nào trong Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Các nước thành viên họp ba năm một lần.
Phương Vũ
Theo VNE
Nhà Clinton phân vai và bắt đầu khẩu chiến Donald Trump Cựu Tổng thống Bill Clinton có cơ hội tái xuất chính trường nếu vợ đắc cử. Ông Bill có khả năng sẽ là Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay được xem chỉ còn là màn đấu tay đôi giữa ông Donald Trump và bà Hillary Clinton. Trong lúc cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang khẳng định khả năng trở thành...