Trung Quốc nhìn Nga chuyển 3 chiến đấu cơ cho Myanmar
Việc Myanmar mua vũ máy bay Yak130, hệ thống phòng không của Nga cho thấy vũ khí TQ không còn là ưu tiên mua sắm của Naypydaw.
Vũ khí Trung Quốc không còn là ưu tiên
Thương vụ vũ khí mới nhất giữa Nga và Myanmar là máy bay Yak-130. Trang Sputnik ngày 26/4 dẫn các nguồn tin hợp tác quốc phòng cho biết công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport và nhà sản xuất máy bay Irkut của Nga có kế hoạch chuyển giao ba máy bay Yak-130 cho Myanmar trước cuối năm 2016.
Đây là 3 chiếc đầu tiên trong bản hợp đồng đã không được cả Nga và Myanmar công khai về số lượng cụ thể. Bản hợp đồng được ký kết từ ngày 22/6/2015 giữa công ty hàng không Irkut và Không quân Myanmar mang số hiệu P/1510411150511.
Như vậy, Myanmar đã chính thức trở thành khách hàng thứ 4 của loại máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến nhất của Nga sau Algeria, Belarus và Bangladesh.
Dù công khai về thương vụ Yak-130 nhưng nguồn tin không tiết lộ về số lượng, trong khi đó, hợp đồng chuyển giao 36 máy bay Yak-130 cho Syria đã bị đóng băng vì chiến sự leo thang ở quốc gia này.
Hồi giữa năm 2015, một số nguồn tin cho biết, Nga đang tìm kiếm khách hàng mới cho 36 chiếc Yak-130 của Syria. Điều đó làm dấy lên những hoài nghi Myanmar có thể là chủ nhân mới của lô 36 máy bay này. Ngoài ra, Irkut cũng đã ký hợp đồng đào tạo và cung cấp thiết bị mô phỏng huấn luyện cho Myanmar trị giá 2 triệu USD.
Được biết, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nga và Myanmar không phải đến khi thương vụ máy bay Yak-130 mới được biết đến mà nó đã được vun đắp từ thời Liên Xô cũ. Trong biên chế của quân đội Myanmar hiện nay chủ yếu là vũ khí có nguồn gốc Liên Xô và Trung Quốc, tuy nhiên phần lớn trong số đó đã trở nên cũ kỹ.
Video đang HOT
Máy bay Yak-130.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ quân sự giữa hai nước tiếp tục được cải thiện. Myanmar cũng đã đặt nhiều đơn hàng mua máy bay chiến đấu và trang thiết bị quân sự của Nga.
Để tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng giữa 2 nước, giới chức lãnh đạo quân đội Myanmar cũng từng tới thăm viếng Nga, còn theo chiều ngược lại, cả Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga cũng đã lần lượt sang thăm Naypidaw.
Sợ mất lòng Trung Quốc
Sẽ không có gì đáng bàn về việc Myanmar tăng cường mua sắm và hợp tác quốc phòng với Nga nếu trước đó vũ khí Trung Quốc không phải là nguồn cung chính cho quốc gia Đông Nam Á này kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Và mối quan hệ này đã khiến Trung Quốc không vui.
Và để khẳng định mối thâm tình, hồi cuối tháng 11/2015, lãnh đạo Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi nói rằng: “Quan hệ giữa Myanmar với các nước láng giềng luôn nhạy cảm hơn so với các quốc gia ở xa hơn. Chúng tôi sẽ dành sự chú ý đặc biệt để các mối quan hệ của mình được suôn sẻ, hiệu quả và minh bạch”.
Bà Aung San Suu Kyi khẳng định thêm rằng Myanmar – Trung Quốc luôn có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, không gì có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Và có thể đây chính là lý do khiến Myanmar phải “đi đêm” để mua thêm vũ khí của Nga. Cụ thể, hồi đầu năm 2016, trang blog quân sự Myanmar đã đăng tải hình ảnh chụp tại một cầu cảng ở nước này cho thấy có sự xuất hiện của khung gầm cơ sở MZKT-6922 chuyên dùng làm nền tảng cho hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga.
Điều này làm dấy lên đồn đoán cho rằng Quân đội Myanmar có thể đã nhập khẩu một hệ thống vũ khí nào đó từ Nga. Do phần nóc xe được phủ kín bạt nên rất khó nhận diện được liệu khung gầm này mang theo hệ thống vũ khí nào.
Theo các tài liệu Nga, hiện khung gầm cơ sở MZKT-6922 được dùng làm nền tảng đặt các biến thể cải tiến của hệ thống tên lửa phòng không Tor, Buk, 9K33-1T Osa-1T và T38 Stiletto. Cụ thể, MZKT-6922 được dùng làm khung gầm cho hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2E được thiết kế để tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, bom thông minh…
Ngoài ra, khung gầm MZKT-6922 cũng được dùng trên biến thể của hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2E. Các thành phần khí tài hệ thống Buk-M2E dùng khung gầm MZKT-6922. Hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm cao đến 30km, tầm xa 70km, xác suất hạ mục tiêu rất cao.
MZKT-6922 cũng được dùng làm khung gầm cơ sở cho hệ thống tên lửa phòng không 9K33-1T Osa-1T – biến thể nâng cấp của hệ thống 9K33 Osa do Liên Xô sản xuất, được thực hiện bởi công ty Tetraedr của Belarus. Hệ thống được trang bị loại đạn tên lửa 9M33M3-1 với tầm bắn 20km, bổ sung kênh ngắm bắn camera ngày/đêm OES-1T.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Nga bàn giao máy bay huấn luyện Yak-130 cho Myanmar vào cuối năm 2016
Theo một nguồn tin quân sự, tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboroexport và nhà sản xuất Irkut có kế hoạch bàn giao 3 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 cho Myanmar vào cuối năm nay.
Vào tuần trước, trưởng phòng hợp tác quốc tế của công ty công nghệ quốc gia Rostec Nga, ông Viktor Kladov nói với hãng tin RIA Novosti rằng, Myanmar và các nước Mỹ Latin, Bắc Mỹ đang để ý đến mẫu máy bay huấn luyện Yak-130 mới của Nga.
Máy bay huấn luyện Yak-130
Đến nay, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin quân sự khẳng định rằng, kế hoạch bàn giao một lô 3 chiếc Yak-130 cho Myanmar sẽ được thực hiện ngay cuối năm 2016. Ngoài ra, các chuyên gia Nga cũng sẽ hỗ trợ thành lập một trung tâm huấn luyện bay chuyên dụng ở Mynamar trước cuối năm 2017.
Bộ Quốc phòng Myanmar đã kí hợp đồng mua Yak-130 vào tháng 6-2015, 3 năm sau khi quốc gia Đông Nam Á này bày tỏ sự thích thú mới mẫu máy bay huấn luyện mới này. Hiện tại, công ty Irkut đang tiếp tục tiếp thị chiếc Yak-130 ra thị trường Đông Nam Á với kế hoạch cho phi công của nhiều nước bay thử nghiệm để làm quen với chiếc máy bay này.
Yak-130 là máy bay huấn luyện chiến đấu có các tính năng mô phỏng gần giống với các chiến đấu cơ 4 bao gồm Su-30, MiG-29, Eurofighter Typhoon, Rafale. Yak-130 có nhiều đặc tính nổi bật như buồng lái được trang bị các thiết bị cảnh báo kĩ thuật số và có khả năng vận hành bay giống với các mẫu máy bay tấn công hiện đại khác. Mặc dù, mẫu máy bay này nhỏ nhắn tuy nhiên lại có thể mang được 3 tấn vũ khí bao gồm bom KAB-500, tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa dẫn đường bằng laze Kh-25 và các hệ thống súng máy có sức công phá lớn.
Theo_An ninh thủ đô
Tiếp tục xuất hiện đoàn xe chở hệ thống phòng không S-300 ở Tehran Một đoàn xe quân sự chất đầy một số bộ phận của hệ thống phòng không S-300 vừa mới xuất hiện ở thủ đô của Iran. Theo phóng viên của hãng tin Alalam, một đoàn xe quân sự chất đầy một số bộ phận của hệ thống phòng không S-300 rõ ràng đã xuất hiện trên các con đường cao tốc ở thủ...