Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của Nga tăng kỷ lục
Lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng kỷ lục trong tháng 4, trong khi xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ những tháng đầu của dịch COVID-19.
Container hàng được xếp tại cảng ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 6/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trang mạng Bloomberg đưa tin các công ty Trung Quốc đã mua lượng hàng hóa trị giá 8,9 tỷ USD từ Nga vào tháng 4, tăng gần 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích cho rằng trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trên toàn thế giới không đổi, sự gia tăng kỷ lục về nhập khẩu hàng hóa Nga cho thấy mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moskva đang trở nên ngày càng khăng khít.
Video đang HOT
Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường hạn chế trừng phạt Nga ngay cả khi Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G-7) cùng các quốc gia châu Âu đang gấp rút tìm cách để ngừng mua dầu khí của Moskva.
Dữ liệu chính thức chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đã bán 3,8 tỷ USD hàng hóa cho Nga trong tháng 4, ít hơn một chút so với tháng 3. Tuy nhiên, con số này đã giảm 7,7% so với một năm trước đó và là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 – thời điểm mà nền thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát ban đầu của dịch COVID-19.
Theo dữ liệu từ cơ quan hải quan, các sản phẩm hàng đầu mà Trung Quốc xuất khẩu sang Nga trong tháng 3 bao gồm điện thoại thông minh, vi xử lý và máy xử lý dữ liệu di động khác. Bảng phân tích chi tiết cho tháng 4 sẽ được công bố vào cuối tháng này.
Nga cấm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu
Phóng viên TTXVN tại Moskva cho biết ngày 8/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về một loạt các biện pháp về cấm xuất - nhập khẩu nhiều loại hàng hóa và nguyên liệu thô nhằm đảm bảo an ninh nội địa.
Sắc lệnh có hiệu lực ngay khi ban hành cho đến ngày 31/12/2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, các cơ quan chức năng Nga sẽ có hai ngày hoàn thiện và công bố danh mục hàng hóa và nguyên liệu thô thuộc diện cấm xuất - nhập khẩu căn cứ theo sắc lệnh trên.
Việc Tổng thống Putin ban hành sắc lệnh trên nhằm đáp trả việc Mỹ và nhiều nước áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và mới đây nhất, ngày 8/3, Washington thông báo cấm nhập khẩu dầu từ Moskva, trong khi London tuyên bố đến cuối năm nay sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của nước này.
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Birichevsky nêu rõ các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga có thể gây ra thiệt hại to lớn cho công dân của chính các nước thành viên. Ông cho rằng các biện pháp của EU dẫn đến hậu quả là phá vỡ chuỗi thương mại và sản xuất hiện có cũng như gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng tại EU. Theo quan chức Nga, các biện pháp hạn chế còn đặc biệt phản tác dụng trong điều kiện kinh tế toàn cầu bất ổn sau hơn hai năm đại dịch COVID-19 hoành hành.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, nước này đã hứng chịu các biện pháp trừng phạt trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, năng lượng, thể thao.... từ nhiều nước, các tổ chức quốc tế, nhiều tập đoàn và nhãn hàng.
Trong lĩnh vực thể thao, ngày 8/3, bộ trưởng 37 nước đã ký một tuyên bố chung kêu gọi các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga và Belarus. Tuyên bố được đưa ra sau một hội nghị trực tuyến do Bộ trưởng Văn hóa Nadine Dorries và Bộ trưởng Thể thao Anh Nigel Huddleston triệu tập hôm 3/3. Đại diện các nước Pháp, Đức, Nhật Bản, Australia, Canada và Mỹ đều đã ký vào tuyên bố chung này, yêu cầu loại Nga và Belarus khỏi danh sách các nước được quyền đăng ký, đăng cai hay được trao các giải thưởng liên quan đến sự kiện thể thao quốc tế.
Trước đó, Tòa án Trọng tài thể thao cho biết Liên đoàn Bóng đá Nga đã đệ đơn kháng cáo chống lại quyết định cấm các đội tuyển và câu lạc bộ quốc gia Nga tham gia thi đấu trong các sự kiện của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA).
"Hòn đá tảng" ngáng đường giấc mơ đường sắt Á-Âu của Trung Quốc Tình hình chiến sự ở Ukraine có thể ngáng đường giấc mơ về một hệ thống đường sắt xuyên Á-Âu, nằm trong chiến lược sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) đầy tham vọng của Trung Quốc. Các chuyến tàu hướng đến Nga thường đi qua trung tâm đường sắt của Kazakhstan ở gần biên giới với Trung Quốc (Ảnh: Astanatimes). Theo...