Trung Quốc ngang ngược, Nhật sẽ ra đòn bẻ gãy càng cua
Trong bàn cờ cục diện châu Á Thái Bình Dương mà người Mỹ đang tích cực xây dựng ở thời điểm hiện tại để chuẩn bị cho sự xoay trục của mình trong tương lai, quốc gia được coi là ẩn số lớn nhất không ai khác ngoài Nhật Bản.
Việc thành lập một hệ thống các quốc gia trong khu vực tạo thành một vành đai vây quanh Trung Quốc chỉ có giá trị về mặt chiến lược và danh nghĩa, cần thiết cho những cuộc hội nghị hay đàm phán quốc tế để có thể gây sức ép với Trung Quốc. Còn để nó thực sự hoạt động hiệu quả, thì Mỹ cần một số ít những đồng minh có thể phản ứng nhanh với bất cứ động thái bất ngờ nào của Trung Quốc trong khu vực. Ứng cử viên nặng ký nhất cho vị trí đó phải là Nhật Bản. Và để làm được điều này, người Nhật cần tái hiện lại chiến lược Đại Đông Á hơn bao giờ hết.
Nhắc đến khái niệm Đại Đông Á, thế giới nhớ ngay tới một khái niệm đặc trưng mang tính biểu tượng đối với Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Chủ thuyết của người Nhật khi đó là tạo dựng một hệ thống Đại Đông Á thống nhất bao gồm các quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương dưới sự lãnh đạo của Nhật Bản để chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây và giành lại độc lập cho các nước trong khu vực. Chủ thuyết này ban đầu được hướng tới như một học thuyết chính trị và kinh tế, đã dần chuyển sang một học thuyết quân sự khi chủ nghĩa quân phiệt lên nắm quyền ở Nhật Bản.
Học thuyết này trở thành một chiến lược, trong đó Nhật Bản cần đánh chiếm tất cả các quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, từ Triều Tiên và Trung Quốc ở phía Bắc, các nước Đông Nam Á cho tới các nước châu Đại Dương như Australia và New Zealand. Nắm được tiềm lực tài nguyên và nhân lực ở các quốc gia này, Nhật Bản sẽ đủ sức đối đầu với bất cứ cường quốc phương Tây nào.
Thế chiến hai kết thúc với thất bại của Nhật Bản đã chính thức chôn vùi chiến lược Đại Đông Á này. Trong quá trình xây dựng lại đất nước và nền kinh tế sau cuộc chiến, Nhật Bản dường như đã quên chiến lược đầy tham vọng này. Trong hơn nửa thế kỷ sau khi thế chiến hai kết thúc, người Nhật hướng về Âu Mỹ nhiều hơn, khi đây là thị trường chủ đạo cho những hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Nhật. Những sản phẩm công nghệ cao đắt tiền của Nhật chỉ có thể được tiêu thụ ở thị trường phương Tây vốn có thu nhập cao hơn là các quốc gia châu Á khi đó vẫn còn rất nghèo nàn.
Khi các quốc gia châu Á bắt đầu trỗi dậy trong những năm 80, với Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và hai gã to xác là Trung Quốc và Ấn Độ, thì sự quan tâm của người Nhật tới châu Á mới bắt đầu thay đổi. Hàng hóa và đầu tư của Nhật đổ về các thị trường châu Á nhiều hơn, và khi châu Á Thái Bình Dương chính thức trở thành trung tâm kinh tế năng động nhất thế giới thì Nhật Bản bắt đầu phải tính đến việc thay đổi chiến lược của mình.
Theo đó, chỉ trong khoảng hai thập kỷ tới, châu Á Thái Bình Dương sẽ gần như trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới cũng như trung tâm chính trị đáng chú ý nhất toàn cầu với sự trỗi dậy của hai gã khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ. Gần như chắc chắn Nhật Bản sẽ bị cuốn vào cơn bão này và Tokyo cần có sự chuẩn bị. Mối uy hiếp lớn nhất với Nhật Bản trong tương lai gần như chắc chắn sẽ là Trung Quốc, và để đối phó với Trung Quốc thì những sự chuẩn bị về quốc phòng an ninh thôi là chưa đủ.
Nhật Bản cần cạnh tranh ảnh hưởng và kinh tế với Trung Quốc ngay tại châu Á Thái Bình Dương nữa. Chiến lược Đại Đông Á vì thế bắt đầu được nhắc lại, khi người Nhật cần xác định một trọng điểm trong việc tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc về kinh tế và chính trị. Nếu như trong thế chiến hai, Nhật Bản muốn thống lĩnh toàn bộ Đại Đông Á dưới quyền lãnh đạo của mình, thì giờ đây mục tiêu đặt ra là Nhật Bản cần đóng vai trò quan trọng nhất trong khu vực kinh tế rộng lớn và đa dạng này.
Video đang HOT
Để làm được điều này, Nhật Bản cần một đối tác chủ chốt, và đối tượng được Tokyo nhắm tới là Australia, cường quốc và cũng là đồng minh của Mỹ trong khu vực. Những cuộc hội đàm về một liên minh ba bên Mỹ – Nhật – Australia đã được bắt đầu từ năm 2006, Australia cũng bắt đầu thương thảo một hợp đồng mua tàu ngầm quân sự của Nhật Bản và một thỏa thuận cho phép hai nước tập trận chung có thể sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Một thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nước cũng chính thức có hiệu lực bắt đầu từ năm nay.
Nhật Bản không hề giấu diếm việc tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng kinh tế cũng như chính trị quốc phòng với Australia – nơi Trung Quốc cũng đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng về kinh tế của mình. Trong chiến lược Đại Đông Á, thì Nhật Bản và Australia là hai cường quốc lớn nhất ở hai đầu Nam Bắc, một khi hai đầu này nối kết lại với nhau, các quốc gia Đông Nam Á sẽ dần bị hút vào tuyến đường kết nối kinh tế giữa hai cường quốc này.
Chiến lược Đại Đông Á của Nhật Bản, vì thế đang là cái gai trong mắt Trung Quốc. Trong chiến lược trỗi dậy của mình, Trung Quốc cũng coi khu vực châu Á Thái Bình Dương là nền tảng quan trọng nhất. Để vươn tầm ảnh hưởng ra thế giới, Trung Quốc cần đặt một nền tảng vững chắc ảnh hưởng của mình ở châu Á Thái Bình Dương. Nếu như bị Nhật Bản tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị ở khu vực này, Trung Quốc sẽ mãi chỉ là một con ngáo ộp ngay trên sân nhà.
Các đối tác ở Âu Mỹ hay châu Phi của Trung Quốc là những đối tác ở quá xa và nước xa không thể cứu được lửa gần, khi mà phần lớn sự thịnh vượng của kinh tế Trung Quốc là mối quan hệ kinh tế thương mại với các quốc gia trong khu vực. Bị bẻ gãy ảnh hưởng kinh tế ở các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ chỉ là một con cua bị bẻ mất một nửa số càng của mình.
Trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng sống còn ở châu Á Thái Bình Dương này, thì Nhật Bản đang có lợi thế hơn. Tầm nhìn vĩ mô của người Nhật chỉ tập trung vào khu vực Đại Đông Á này, trong khi tầm nhìn và tham vọng của Trung Quốc lại dàn trải ra ở tầm thế giới khi Bắc Kinh luôn đặt mục tiêu trở thành siêu cường tầm cỡ toàn cầu. Sự dàn trải nguồn lực này sẽ khiến Trung Quốc gặp bất lợi trong việc cạnh tranh các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn với Nhật Bản vốn có mức độ tập trung nguồn lực lớn hơn.
Nhàn Đàm (theo The Diplomat)
Theo Biz Live
Mỹ khiến Trung Quốc "điên đảo" ở Biển Đông
Mỹ đang liên tiếp có những hành động khiến Trung Quốc "điên đảo" ở Biển Đông. Điều này cho thấy rõ lập trường cứng rắn, quyết liệt của Mỹ trong việc ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter
Kể từ năm ngoái đến nay, người ta thấy Mỹ bắt đầu có những lời nói và hành động công khai thách thức tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nếu như trước năm 2014, Mỹ vẫn còn giữ thái độ có phần thận trọng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tránh công khai đối đầu với Trung Quốc thì trong vòng hơn một năm trở lại đây, mọi việc đã trở nên khác đi.
Năm ngoái, giới chức Mỹ liên tục có những phát biểu mạnh mẽ nhất, cứng rắn nhất từ trước đến nay trong việc phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như tham vọng của Trung Quốc trong việc nhăm nhe giành quyền thống trị khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Trong một hội nghị an ninh, quốc phòng hồi tháng 5 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã đưa ra những phát biểu nghiêm khắc nhất từ trước đến nay, khiến người ta liên tưởng đến việc Mỹ đã sẵn sàng "tuyên chiến" với Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ trưởng Hagel công khai cảnh báo, Mỹ "sẽ không nhìn đi nơi khác" khi các nước như Trung Quốc cố tìm cách giới hạn sự tự do hàng hải hay phớt lờ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.
Chính quyền và học giả Mỹ năm ngoái còn lần đầu tiên bày tỏ lập trường rõ ràng, công khai phản bác yêu sách "đường lưỡi bò", phản đối các hành động gây căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực Biển Đông; ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Tiếp đó, Washington gần đây thông báo, nước này đang lên kế hoạch để đưa tàu chiến và máy bay do thám vào khu vực nằm trong phạm vi 12 hải lý so với các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Từ đâu năm nay, Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay tuần tra săn ngầm tối tân nhất P-8A Poseidon ra Biển Đông. Mọi nhất cử nhất động của Trung Quốc ở Biển Đông hiện giờ sẽ không thể thoát khỏi "tầm ngắm" của những chiếc máy bay siêu tinh vi P-8A Poseidon.
Mới đây nhất vừa xảy ra cuộc chạm trán nóng bỏng giữa máy bay do thám tối tân P-8A Poseidon của Mỹ với Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Máy bay quân sự của Mỹ đã bay trên bầu trời các khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông. Hành động này của Mỹ đã khiến Hải quân Trung Quốc "nổi điên", sùng sục lên tiếng đòi máy bay Mỹ tránh xa khu vực. Hải quân Mỹ đã cho công bố đoạn video được quay từ máy bay do thám tối tân P-8 Poseidon của nước này, trong đó cho thấy quân đội Trung Quốc liên tiếp 8 lần cảnh báo, đòi máy bay Mỹ rút ra khỏi khu vực Biển Đông. Đáp lại, phi công Mỹ tuyên bố, họ đang bay trên vùng không phận quốc tế.
Những ngày qua, giới chức và báo chí Trung Quốc không ngừng lên tiếng chỉ trích và cảnh báo Mỹ, nói rằng hành động của máy bay quân sự Mỹ là "vô cùng nguy hiểm". Bắc Kinh tiếp tục đòi Mỹ tránh xa Biển Đông.
Mỹ đẩy sự thách thức lên cao, Trung Quốc "điên đảo"?
Đáp lại những phát biểu đầy tức giận và sôi sục của phía Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 27/5 đã đẩy sự thách thức lên cao thêm một nấc khi quyết liệt và mạnh mẽ bảo vệ quyền của Mỹ trong việc được tự do bay trên bầu trời các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Bộ trưởng Carter thản nhiên tuyên bố: "Không nên có bất kỳ sai lầm nào trong vấn đề này, Mỹ sẽ bay, sẽ lướt trên mặt biển và sẽ hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".
Ông chủ Lầu Năm Góc cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các nước ngừng ngay lập tức những hoạt động xây dựng đảo ở Biển Đông, kêu gọi các bên ngừng quân sự hóa cuộc tranh chấp và tìm kiếm một giải pháp hòa bình.
"Các hành động của Trung Quốc đang khiến các nước trong khu vực kết hợp với nhau theo những cách thức mới. Họ đang yêu cầu nhiều hơn về sự can thiệp của Mỹ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ đáp ứng lời kêu gọi đó", Bộ trưởng Quốc phòng Carter cho biết trong một buổi lễ quân sự ở Hawaii, trước thềm chuyến đi của ông đến Châu Á để tham dự một diễn đàn an ninh quan trọng trong khu vực.Theo lời ông Carter, những nỗ lực xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc "là những bước đi không phù hợp với sự đồng thuận trong khu vực và rằng máy bay quân sự Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động theo sự cho phép của luật quốc tế".
"Chúng tôi sẽ vẫn là một cường quốc an ninh chủ chốt ở Châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới", ông Carter tuyên bố.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn lên tiếng khẳng định, cam kết của Washington trong việc bảo vệ đồng minh Philippines là "cứng như sắt". Philippines đang là nước có tranh chấp quyết liệt nhất ở Biển Đông với Trung Quốc.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn và được cho là còn chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc có nhiều hành động quyết liệt và hung hăng nhằm thực hiện giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Đặc biệt, gần đây, Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trên 6 bãi san hô mà nước này chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Vấn đề Biển Đông chi phối Đối thoại Shangri-La 2015 Đối thoại Shangri-La 2015 sẽ thảo luận về những vấn đề cấp bách, đặc biệt là vấn đề Biển Đông và nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực. Đối thoại Shangri-La 2015 khai mạc vào ngày 29/5 và sẽ kéo dài ba ngày. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) - cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La,...