Trung Quốc ngang ngược biến ‘nhà chòi’ Châu Viên làm ‘thành phố nổi’
Đá Châu Viên là rạn san hô nằm trong cụm Trường Sa, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Cuối 2013, Trung Quốc tập trung tàu thuyền chở vật liệu, phương tiện cơ giới hiện đại xây dựng phi pháp, cải tạo biến đá Châu Viên thành đảo nhân tạo lớn nhất trong số 7 bãi đá của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép từ năm 1988-1989.
Toàn cảnh bãi Châu Viên bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1988 và đang tập trung xây dựng, cải tạo trái phép. Hình chụp ngày 26.5.2015 – Ảnh: Đình Vinh
Đây là bãi đá dài gần 6km theo trục Đông – Tây, diện tích khoảng 8 km2 và trừ một số tảng san hô nổi lên khoảng 1m so với mặt biển thì đa phần, bãi đá bị chìm dưới nước. Đá Châu Viên bị Trung Quốc cưỡng chiếm cuối tháng 2.1988.
Hồi ức người giữ Châu Viên
Trong tài liệu truyền thống của Lữ đoàn 146, BTL Vùng 4 Hải quân (Đoàn Trường Sa) có nói rõ: Phương án đóng giữ bãi Châu Viên đã được chuẩn bị từ những năm 1980.
Ngay cuối năm 1987, Quân chủng Hải quân đã thành lập Đoàn Công tác khảo sát bãi Châu Viên, do Đại tá Lê Văn Thư, Tư lệnh trưởng Vùng 4 Hải quân (nay là BTL Vùng 4 Hải quân) làm Trưởng đoàn và Trung tá Lê Xuân Bạ, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hải quan làm Phó đoàn, cùng các cơ quan Vùng 4 Hải quân.
Sau thời gian dài đi trên tàu HQ-851, thực hiện khảo sát Châu Viên, ngày 7.12.1987, Đoàn tập kết tại đảo Đá Lát, chuẩn bị sẵn sàng cho lực lượng Lữ đoàn 146 đổ bộ đóng giữ Châu Viên từ ngày 13.2.1988 và nếu cần sẽ cho tàu HQ-851 ủi lên bãi giữ đảo.
Bãi Châu Viên, nhìn từ xa gần 20km – Ảnh: Văn Tùng
Tuy nhiên, theo lời kể của Đại tá Nguyễn Văn Dân (70 tuổi, ngụ xã Bình Minh, Tĩnh Gia, Thanh Hoá), người có gần 20 năm (1975 – 1994) gắn bó với quần đảo Trường Sa với chức vụ Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, thì việc đóng giữ Châu Viên rất chi tiết.
Thực hiện chiến dịch CQ-88, tháng 2.1988, Đại tá Nguyễn Văn Dân (khi đó là Trung tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân) làm Phó trưởng đoàn công tác đi tàu HQ-614, ra tiếp tục đóng giữ các đảo, bãi ngầm ở hướng Đá Đông, Châu Viên, Đá Lát…
Video đang HOT
Tàu cá bọc sắt Trung Quốc bảo vệ vòng ngoài bãi Châu Viên – Ảnh: M.T.H
Sáng 18.2.1988, tàu HQ-614 hạ xuồng đưa 9 cán bộ chiến sĩ lên Châu Viên, mang theo 1 quốc kỳ, 2 khẩu AK, dụng cụ xà beng để cắm cờ và thăm dò độ sâu, chuẩn bị làm nhà.
Cắm được cờ, nhưng gió mùa đông bắc thổi mạnh, lại thêm nước lớn, tàu bị trôi neo nên mặc dù trời tối, tàu HQ-614 phải nổ máy chạy quanh bãi, tìm cách đưa 9 anh em ra. 7 người ra trước, còn 2 anh em ở lại giữ cờ. Nhưng nước triều dâng lên, ngập đến cổ nên phải đưa nốt ra.
Vừa lúc đó, 1 tàu chiến Trung Quốc chạy tới uy hiếp.
Nửa đêm 18.2.1988, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương ra lệnh, sáng mai (19.2) bằng mọi giá phải lên Châu Viên. Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía tàu HQ-614 đe dọa nổ súng, khiến mình không lên được Châu Viên và Trung Quốc đã thả bia làm dấu của họ lên bãi!” – Đại tá Dân trầm ngâm nhớ lại và cho biết: “Châu Viên là đảo nhỏ, không chú ý giữ bằng Đá Đông, Đá Tây, Đá Lớn, Tốc Tan… có diện tích 20-30km. Lực lượng mình mỏng, phải tập trung vào các đảo lớn!”…
Các công trình đang được xây dựng kiên cố trên bãi – Ảnh: M.T.H
Đại tá Nguyễn Văn Dân kể tiếp: “Sáng 19.2.1988, tàu Trung Quốc ngăn cản ta lên Châu Viên và lăm le chiếm Đá Đông. Chúng tôi cấp tốc về Đá Đông làm căn nhà cao chân ở mỏm Đông, kéo cờ khẳng định chủ quyền. Tàu Trung Quốc cũng định đổ bộ lên mỏm Tây của Đá Đông, nhưng HQ-614 lao lên trước, khiến tàu chiến Trung Quốc cay cú lồng lộn quần đi quần lại phía ngoài!” và trầm ngâm: “Lúc đó mình mà không bình tĩnh, mắc mưu của Trung Quốc, cứ chần chừ dập dình với 2 cái tàu của nó ở Châu Viên thì sẽ không lên được Đá Đông và nếu mất Đá Đông sẽ rất nguy hiểm bởi Đá Đông quan trọng hơn Châu Viên, vừa dài vừa có hồ trong đó, tàu thuyền vào đậu bình thường!”…
Từ nhà chòi chuyển sang “thành phố nổi”
Nhìn trên bản đồ, bãi Châu Viên nằm giữa Quần đảo Trường Sa, cách bãi Chữ Thập của Việt Nam (cũng bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ đầu năm 1988) gần 75km và nằm 3 phía còn lại là các đảo của Việt Nam (phía Tây là đảo Trường Sa Đông, phía Nam là đảo An Bang, phía Đông là Phan Vinh, phía Đông Nam là Thuyền Chài, và gần nhất là Đá Đông ở phía Tây Nam, chỉ 18,5km).
HÌnh ảnh Châu Viên nhìn qua ống nhòm chuyên dụng – Ảnh: M.T.H
Ngay sau khi cưỡng chiếm bãi Châu Viên của Việt Nam, phía Trung Quốc cho xây nhà chòi tròn và cho binh lính canh giữ.
Đầu những năm 90, hình thể nhà chòi được thay thế bằng hình thể giống nhà cao chân có sân bãi rộng dựng trên các cột sắt cắm xuống bãi san hô. Sau đó, phía Trung Quốc tập trung xây dựng cấu trúc nhà bê tông 3 tầng, 2 phía đầu nhà hình trụ tròn, phía trên hình trụ và sân tầng 2 làm trận địa phòng không…
Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, ra đa phòng không và nhất là cột thu phát sóng điện thoại di động, trên bãi đá Châu Viên.
Tháp chỉ huy bay hình trụ tròn, cao nhất – Ảnh: M.T.H
Từ cuối 2013, Trung Quốc tập trung tàu thuyền chở vật liệu xây dựng, xe máy – phương tiện cơ giới hiện đại từ đất liền ra xây dựng, bơm hút san hô trái phép để cải tạo biến đá Châu Viên thành đảo nhân tạo lớn nhất trong số 7 bãi đá của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm trái phép từ năm 1988-1989.
Nhiều cần cẩu chuyên dụng đang hoạt động – Ảnh: M.T.H
Hiện tại, việc xây dựng trái phép của Trung Quốc trên bãi Châu Viên của Việt Nam đã sắp hoàn tất. Tại đây, ngoài tòa nhà Trung tâm (Sở Chỉ huy) cao 7 tầng (có đài quan sát nhỏ cao 3 tầng phía trên), giống như ở các bãi đá khác đang xây dựng trái phép ngoài Trường Sa, phía Trung Quốc còn xây đơn nguyên hình trụ cao 8 tầng, giống Trung tâm chỉ huy bay – ra đa phòng không và các công trình cao tầng độc lập khác trên diện rộng.
Chiến sĩ trực gác trên đảo chìm Đá Đông A – điểm gần nhất bãi Châu Viên – Ảnh: M.T.H
Một số ngư dân chuyên đánh bắt thủy sản tại quần đảo Trường Sa cho biết: Do tập trung xây dựng trái phép bãi đá thành đảo nhân tạo lớn, nên phía Trung Quốc tập trung nhiều loại tàu để bảo vệ, cảnh giới không cho tàu thuyền các nước khác tiếp cận gần. Đặc biệt, nếu vượt quá vành đai bảo vệ 10km, tàu Trung Quốc sẽ lao ra đâm ủi…
Mai Thanh Hải
Theo Thanhnien
"Vũ khí đáng ngờ" của Trung Quốc ở Biển Đông là 2 khẩu pháo
Trung Quốc đã đưa 2 khẩu pháo tới một trong những hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên Biển Đông khiến Mỹ nghi ngờ tuyên bố của Bắc Kinh về việc các đảo này chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Những hình ảnh được máy bay do thám của Mỹ ghi lại cho thấy Trung Quốc đã đưa vũ khí tới một trong những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép trên Biển Đông. Giới chức Mỹ nhận định khả năng Bắc Kinh đang cải tạo các rạn san hô này để phục vụ mục đích quân sự.
Theo đó, máy bay của quân đội Mỹ đã phát hiện 2 khẩu pháo được Trung Quốc đưa tới một trong số những hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép hồi tháng trước. Những khẩu pháo này không đe dọa tới sự an toàn của các máy bay hay tàu thuyền Mỹ. Song giới chức Mỹ khẳng định sự xuất hiện của 2 khẩu pháo sẽ khiến các quốc gia láng giềng có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông nghi ngờ tuyên bố ban đầu của Bắc Kinh về việc những hòn đảo nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích "dân sự".
Trung Quốc đang cải tạo trái phép tại bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Không mang tính đe dọa quân sự nhưng lại mang biểu tượng sức mạnh", một quan chức Mỹ chia sẻ với tờ The Wall Street Journal (WSJ).
Theo WSJ, không đe dọa quân đội Mỹ, song phạm vi tấn công của hai khẩu súng của Trung Quốc có thể vươn tới một hòn đảo thuộc chủ quyển của Việt Nam trên Biển Đông.
Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về sự xuất hiện của hai khẩu pháo nhưng ông này vẫn một mực khẳng định các công trình xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới."Tôi cần nhấn mạnh rằng quần đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ Trung Quốc và Trung Quốc có quyền triển khai tới các đảo và rạn san hô những phương tiện cần thiết để phòng thủ quân sự. Tuy nhiên, những phương tiện đưa tới các đảo và rạn san hô chỉ phục vụ mục đich dân sự", phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc Zhu Haiquan biện minh cho những hành động trái phép của nước này.
MINH THU (lược dịch)
Theo Infonet
Trung Quốc biện bạch về việc xây dựng trái phép 2 hải đăng tại Trường Sa Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26/5 đã lên tiếng biện bạch cho hoạt động xây dựng trái phép 2 ngọn hải đăng tại đá Gạc Ma và đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Lễ khởi công 2 ngọn hải đăng trái phép ở Trường Sa. (Ảnh: Nhân dân Nhật báo) Nhân dân Nhật báo dẫn lời phát ngôn...