Trung Quốc ngán áp lực của Mỹ tại diễn đàn an ninh ARF
WantChinaTima dẫn lời một chuyên gia ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này cần phải chiến đấu “ chống lại” áp lực từ Mỹ và Philippines trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sắp tới tại Myanmar.
Diễn đàn an ninh ARF diễn ra từ ngày 09 đến 10-8 tại thủ đô của Naypyidaw của Myanmar, với sự tham dự không chỉ của 10 nước thành viên ASEAN, mà còn có sự góp mặt của quan chức 17 quốc gia trên thế giới. Được biết, căng thẳng trên biển Đông và chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ là vấn đề chính của các buổi thảo luận.
Shi Yinhong, một chuyên gia ngoại giao tại Đại học Renmin của Trung Quốc, nói với tờ Global Times rằng: “Mỹ đang tiếp cận diễn đàn của các nước ASEAN với “một chiếc áo choàng đạo đức”, nhưng thực tế rõ ràng nước này đang tập trung những nỗ lực để chống lại Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc phải đứng lên chiến đấu”.
Ý kiến của ông Shi được đưa ra sau khi có báo cáo cho rằng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có ý định thông qua diễn đàn, đề xuất một biện pháp “đóng băng tự nguyện” vào các hành động làm trầm trọng thêm căng thẳng trên biển Đông. Trung Quốc đã ngay lập tức phản đối đề nghị này, bao gồm các việc tuân thủ Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC), và thời gian tạm dừng việc đào đắp đất và xây dựng trái phép các công trình trên đá Gạc Ma và các bãi đá khác của quần đảo Trường Sa.
Hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Video đang HOT
Theo đó, đề nghị của ông Kerry cũng nhận được sự ủng hộ của Philippines, nước này nói rằng sẽ đề xuất việc thực hiện các quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Trong khi Washington chưa bao giờ phản đối việc thăm dò dầu khí lâu dài của Việt Nam và Philippines ở biển Đông, thì Trung Quốc tiếp tục duy trì một lập trường độc đoán trong các tranh chấp lãnh thổ biển đảo trong khu vực, khoảng 90% tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4/8 cho rằng Bắc Kinh có thể làm bất cứ điều gì họ muốn trên các hòn đảo của riêng mình. “Những gì Bắc Kinh làm hay không làm là tùy thuộc vào chính phủ Trung Quốc”, Yi Xianliang, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Ông Yi nói thêm rằng việc đóng băng có thể làm suy yếu những nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN để đạt được một sự đồng thuận về quy tắc ứng xử trên biển Đông và cho rằng Mỹ nên đứng ngoài vấn đề không trực tiếp liên quan đến nó. “Mỹ nên tin tưởng vào chúng tôi – những người châu Á. Châu Á sẽ sử dụng các biện pháp và trí tuệ để giải quyết vấn đề của chúng tôi”, ông Yi nói.
Theo An Ninh Thủ Đô
Chính phủ Ukraine yêu cầu dân chúng không tiếp xúc với nhà báo Nga
Khi căng thẳng giữa Kiev và Moscow ngày càng gay gắt, cơ quan giám sát truyền thông Ukraine đã đưa ra lời kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc và cung cấp thông tin cho các nhà báo Nga, vì cho rằng truyền thông Nga đang phản ánh thông tin một cách dối trá và sai lệch.
"Mỗi ngày, hành động dùng thông tin để khiêu khích của các nhà báo Nga đang trở nên trơ tráo hơn, mục tiêu của họ là làm mất uy tín của lực lượng quân đội và các nhà chức trách Ukraine", Ủy ban Khoa học và Xã hội Ukraine cho biết trong một tuyên bố hôm 30/7.
"Các lĩnh vực thông tin Nga đang tràn đầy sự dối trá", tuyên bố nói. "Chính vì vậy, chúng tôi đang yêu cầu công dân Ukraine không cung cấp cho phương tiện truyền thông Nga các ý kiến, thông tin hay trả lời phỏng vấn, bởi tất cả những điều này có thể được sử dụng để chống lại đất nước và chống lại chính người dân Ukraine".
Chính phủ Ukraine yêu cầu dân chúng không tiếp xúc với nhà báo Nga
Ukraine cũng nói thêm nước này có lý do chính đáng để đưa ra lời tuyên bố này. Theo đó, kênh truyền hình nhà nước Nga, Channel One ở Ukraine đã bị đình chỉ trong tháng 7, khi phát sóng một đoạn phim quay cảnh tra tấn một cậu bé 3 tuổi được cho là của quân đội Ukraine ở miền đông nước này.
Ukraine lên tiếng cáo buộc kênh Rossia của Nga sử dụng cảnh quay trong một báo cáo từ năm 2012 về một cuộc đấu súng ở phía bắc Kavkaz để minh họa cho một bản tin về bạo lực chống lại dân thường ủng hộ Nga ở Ukraine. Khi việc này bị phát hiện, đại diện của Rossia, ông Dmitry Kiselyov lên tiếng nhận lỗi và coi nó chỉ là một sự sơ xuất.
Trong tuần này, Bộ Văn hóa Ukraine cho biết, họ đã cấm phát sóng 2 bộ phim của Nga, vì cho rằng Nga đã thể hiện sự khinh thường, miệt thị đối với Ukraine và xuyên tạc sự thật lịch sử nhằm có lợi cho Nga.
Trước những gì được mô tả như cuộc chiến tranh thông tin giữa hai nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ, dường như Ukraine đã phải chịu nhiều thiệt hại về mặt tự do ngôn luận của dân chúng. Ngoài việc Ukraine hạn chế quyền tự do báo chí khi từ chối cho các nhà báo Nga nhập cảnh vào đất nước, hai phe trong cuộc xung đột còn phạm tội giam giữ, đe dọa hàng chục phóng viên Nga và phương Tây làm việc ở miền đông.
Trước đó, các cuộc biểu tình hòa bình và ủng hộ dân chủ trong "Cách mạng Cam" năm 2004 đã giúp Ukraine nâng cao quyền tự do báo chí của mình. Điều này đã được tổ chức Freedom House công nhận.
Tuy nhiên, một loạt các cuộc tấn công chống lại các nhà báo Nga và phương Tây của cả hai phe trong cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến nước này một lần nữa trở thành quốc gia "không có tự do báo chí". Việc Tổng thống Petro Poroshenko xử lý cuộc xung đột đang diễn ra giữa quân nổi dậy thân Nga và lực lượng chính phủ ở miền đông Ukraine cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhóm nhân quyền quốc tế.
Trong một bức thư ngỏ lên Tổng thống Poroshenko, giám đốc của tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) ở châu Âu và Trung Á, ông Hugh Williamson nói rằng, trong khi chính phủ Kiev thực hiện các hoạt động quân sự mang tên "chống khủng bố", thì nước này cũng có nghĩa vụ không bao giờ được "tấn công trực tiếp" vào quyền tự do ngôn luận của dân chúng.
Theo An Ninh Thu Đô
Ông Obama "qua mặt" Quốc hội Mỹ trong các quyết định can thiệp quân sự tại Iraq Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể không cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ khi đưa ra bất cứ quyết định nào về can thiệp quân sự ở Iraq, nhằm chống lại các mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng ở nước này, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi cho biết. "Tôi cho rằng, Tổng thống...